Mẹ cần lưu ý về bệnh viêm ruột thừa ở trẻ

Với trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ thường có nỗi lo khi bé bị đau bụng. Bởi không biết bé nhà mình liệu có bị viêm ruột thừa hay không? Bởi bé vẫn còn có những chức năng sinh lý chưa được hoàn thiện. Đây là căn bệnh cấp tính, nguy hiểm, cần cấp cứu ngoại khoa kịp thời. Bởi vậy, phụ huynh cần hết sức lưu ý.

– Chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ

– Sữa nào giúp bé tăng cân

Thực đơn cho bé táo bón

  1. Ruột thừa là gì?

Ruột thừa là một thành phần bên trong cơ thể, nhỏ như ngón tay cái nằm ở phía dưới bên phải của bụng , dài từ 3-13 cm, do phần đầu của manh tràng bị thoái hóa. Nếu ruột thừa bị nhiễm trùng mà không được cắt bỏ, nó có thể vỡ và truyền vi khuẩn đi, gây nhiễm trùng khắp vùng bụng gây nên viêm phúc mạc làm nhiễm khuẩn huyết, suy đa cơ quan và cuối cùng là tử vong nếu không được điều trị kịp thời

be-khoc

  1. Các triệu chứng của viêm ruột thừa

Dấu hiệu đặc trưng của căn bệnh này là đau vùng bụng dưới bên phải, sốt nhẹ, đau xung quanh vùng rốn, nôn mửa, bị tiêu chảy hoặc táo bón…

Khi bị viêm ruột thừa, môi bé thường khô. Hầu hết các bé đều sốt nhẹ, từ 38-38,5 độ C nhưng có bé thì không, chỉ khi nào đoạn ruột thừa bị hoại tử vỡ ra mới sốt. Bé xuất hiện tình trạng chán ăn, mệt mỏi, bụng trướng do ruột bị kích thích kèm theo nôn ói.

Các triệu chứng này có thể xuất hiện không đầy đủ với các trẻ khác nhau. Do đó, nếu bé bị bị đau bụng, sau 1-2 giờ không giảm kèm theo đi lỏng, nôn hoặc sốt cần đưa bé tới ngay các cơ sở y tế để khám và chẩn đoán bệnh. Lưu ý, không tự ý cho bé dùng thuốc giảm đau vì thuốc có thể làm mất các triệu chứng của bệnh khiến quá trình khám và chẩn đoán trở nên khó khăn.

  1. Những bệnh phụ huynh thường hay nhầm với viêm ruột thừa

Ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa, viêm đường hô hấp là những căn bệnh thường bị nhầm lẫn với nhau do chúng đều có cùng một số triệu chứng. Ví dụ như: sốt nhẹ, đau bụng âm ỉ, buồn nôn, ói mửa, đi lỏng. Ngoài ra nếu trẻ sốt, quấy khóc , cả người xanh tái, mệt mỏi thì cũng có thể là do bé bị viêm đường hô hấp, sốt do virut hoặc thủy đậu ở giai đoạn đầu.

Việc khám và chẩn đoán bệnh viêm ruột thừa ở trẻ thường khó khăn hơn với viêm ruột thừa ở người lớn do dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Do đó, các phụ huynh cần hết sức lưu ý những dấu hiệu của bệnh này và các biểu hiện bất thường của bé. Cho bé dùng những loại men vi sinh có chứa Prebiotics và Probiotic, đồng thời sản xuất theo công nghệ Lab 2 Pro để tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé giúp bé khỏe mạnh hơn.

Hy vọng bài viết đã phần nào giúp các mẹ nắm rõ hơn về bệnh viêm ruột thừa. Chúc bé yêu của các mẹ luôn khỏe mạnh!

Để liên tục được tư vấn và theo dõi các thông tin dinh dưỡng cho con trẻ liên quan đến sữa, trẻ biếng ăn,bé bị tiêu chảy, Bé bị táo bón,… hãy gọi theo số 0439.959.969 – 1900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải:bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN