Táo bón lâu ngày ở người lớn – Những hệ lụy không ngờ!

Táo bón lâu ngày ở người lớn có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe. Vì thế đừng chủ quan trước tình trạng này. Nắm rõ những thông tin về nguyên nhân, tác hại và cách phòng tránh chứng táo bón ở người lớn.

Nguyên nhân dẫn đến táo bón lâu ngày ở người lớn 

Táo bón là một trong những vấn đề tiêu hóa thường gặp cùng với tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng,… Táo bón lâu ngày ở người lớn là khi tình trạng đi tiêu không thường xuyên (ít hơn 3 lần/tuần) hoặc đi ngoài khó khăn trong vào tuần hoặc lâu hơn. 

Ở người lớn, những đối tượng dễ mắc tiêu hóa nhất là phụ nữ mang thai và sau sinh, người lớn tuổi, dân văn phòng, người uống nhiều rượu bia,… Ở người lớn, táo bón chủ yếu đến từ nhóm nguyên nhân thứ phát. Những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến táo bón lâu ngày ở người lớn bao gồm: 

– Do chế độ ăn uống: không bổ sung đủ lượng chất xơ cho cơ thể, ăn ít rau củ, thực phẩm nhiều chất béo, đồ ăn nhanh, uống ít nước,…

– Lười vận động, điển hình hay gặp ở dân văn phòng, phụ nữ mang thai 

– Thói quen nhịn đi đại tiện 

– Tác dụng phụ của thuốc: thuốc an thần, thuốc giảm đau, chống trầm cảm hoặc hạ huyết áp

– Uống nhiều rượu bia

– Bệnh lý: mắc bệnh nứt hậu môn, tắc nghẽn ống tiêu hóa, rối loạn nội tiết, bệnh tuyến giáp,..

– Vấn đề về tâm lý, thường xuyên lo âu, căng thẳng, stress, mất ngủ,…

Táo bón lâu ngày ở người lớn và những hệ lụy khó lường

Nhiều người thường không quá quan tâm đến vấn đề táo bón và nghĩ đây là vấn đề đơn giản, mang tính thời điểm, chỉ cần ăn nhiều rau hơn là sẽ qua nhanh. Tuy nhiên, nếu không để ý và can thiệp kịp thời, táo bón lâu ngày ở người lớn dẫn đến những vấn đề xấu ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. 

Nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ: khi bị táo bón, việc đi ngoài khó khăn khiến người mắc phải nỗ lực rặn nhiều hơn để đưa phân ra ngoài. Điều này có thể làm giãn các tĩnh mạch hậu môn. Các tĩnh mạch này bị tổn thương, sưng, viêm thậm chí bật máu và hình thành búi trĩ.

Chán ăn, ăn không ngon miệng: Phân tích tụ lâu ngày không thoát ra ngoài gây chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu,.. không muốn ăn, ăn không ngon miệng. Biếng ăn lâu dài cũng dẫn tới thiếu hụt dinh dưỡng, sức khỏe yếu, giảm đề kháng. 

– Ứ phân, tắc ruột: Cơ thể không thể tống phân ra ngoài khiến phân tích tụ dồn đọng tại ruột, tạo thành khối tắc lớn, gây đau đớn, nhiễm trùng, nôn mửa,.. 

– Nứt hậu môn: phân cứng, khi rặn làm rách các mô xung quanh hậu môn, tạo nên các vết nứt hậu môn gây ngứa, đau và chảy máu. Điều này khiến việc đi vệ sinh trở nên khó khăn hơn, sợ đi vệ sinh hơn khiến táo bón càng trở nên trầm trọng, tạo nên vòng luẩn quẩn. 

– Biến chứng sa trực tràng: trực tràng là phần cuối của ruột già, kết thúc ở hậu môn. Khi bạn liên tục rặn để tống phân ra ngoài, phân căng ra và trượt ra ngoài cơ thể bạn, gây đau. Đôi khi một phần của trực tràng sa ra ngoài, nhưng đôi khi là toàn bộ.

Không chỉ dừng lại ở những hậu quả trên, táo bón kéo dài ở người lớn có thể làm chức năng vị tràng bị rối loạn, không đào thải được chất cặn bã, tích tụ độc tố gây viêm trực tràng, nguy cơ dẫn đến ung thư đại tràng. 

Làm gì khi bị táo bón lâu ngày ở người lớn? 

Thay đổi chế độ ăn uống và duy trì lối sống khoa học thường được khuyến cáo là phương pháp phòng ngừa và điều trị táo bón đầu tiên. Trong chế độ ăn hàng ngày hãy tăng dần lượng chất xơ bằng cách bổ sung rau củ và các loại quả. Theo Viện Y học, lượng chất xơ đủ mỗi ngày ở phụ nữ là 25gr và ở nam giới là 38gr. Chất xơ giúp làm tăng kích thước phân, làm mềm phân và tăng nhu động ruột. Các loại thực phẩm có nhiều chất xơ có thể kể đến như rau súp lơ, khoai lang, rau mồng tơi, đu đủ, ngũ cốc, sữa chua,…

Bên cạnh đó, nguyên nhân chính gây nên táo bón chính là từ sự mất cân bằng của môi trường đường ruột. Do đó, để giải quyết tận gốc tình trạng này, bạn cần chú trọng cải thiện hệ vi sinh đường ruột, bằng cách bổ sung lợi khuẩn bằng men vi sinh. 

Lượng lợi khuẩn có trong men vi sinh khi vào cơ thể sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng độ nhớt cho khuôn phân, tăng cường nhu động ruột. Từ đó, giúp đẩy phân ra ngoài dễ dàng và tăng tần suất đi tiêu hơn. Tuy nhiên, không phải loại men vi sinh nào cũng cho kết quả như mong muốn. Các chuyên gia khuyên, nên dùng Golden Lab – men vi sinh từ kim chi Hàn Quốc, nhờ tính an toàn và hiệu quả mà nó mang lại. 

Golden Lab là men vi sinh có nguồn gốc từ chính kim chi – món ăn quốc dân của Hàn Quốc xinh đẹp. Với nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, sản phẩm rất an toàn với sức khỏe, cả với trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai. Ứng dụng công nghệ Lab2Pro hiện đại mới, bảo vệ lợi khuẩn sống sót qua dạ dày, đi tới ruột để phát huy tác dụng tối đa

Không chỉ bổ sung lợi khuẩn probiotics, Golden Lab còn bổ sung chất xơ hòa tan prebiotics  giúp cải thiện và ngừa táo bón, đồng thời giúp nuôi dưỡng hệ sinh vật đường ruột khỏe mạnh, cải thiện chức năng tiêu hóa, tăng cường hấp thu và miễn dịch của cơ thể.

Đối với các trường hợp táo bón cấp tính hoặc lâu ngày, có thể dùng kết hợp giữa men vi sinh và các sản phẩm thảo dược giúp cải thiện nhanh táo bón như bộ sản phẩm An Trĩ Vương cũng là lựa chọn tốt cho người bị táo bón, giúp cải thiện nhanh bệnh.

Ngoài ra, đừng quên uống đủ nước. Người trưởng thành nên uống từ 1.5 – 3 lít nước mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh. Dành thêm thời gian mỗi ngày để tập thể dục với những bài tập đơn giản nhẹ nhàng. Vận động giúp lưu thông tuần hoàn máu, đồng thời tăng nhu động ruột và tiêu hóa được tốt hơn. 

Nếu áp dụng những phương pháp trên táo bón vẫn không thuyên giảm thì có thể tham khảo sự giúp đỡ của dược sĩ và bác sĩ. Bạn có thể được kê các loại thuốc nhuận tràng, hoặc can thiệp thụt tháo. 

Để được tư vấn kỹ hơn, vui lòng liên hệ tới chuyên gia tư vấn qua hotline 0896.509.509 hoặc tổng đài 1800.55.88.89 (miễn cước) hoặc gửi câu hỏi về hòm thư songkhoe@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN