Có nên thụt tháo khi trẻ bị táo bón?

Táo bón là tình trạng rất phổ biến khiến trẻ thấy khó chịu và đau khi đi đại tiện. Táo bón có thể nhẹ hoặc nặng, thậm chí có trẻ bị táo bón 5 ngày chưa đi đại tiện. Vì thế, nhiều mẹ đã lựa chọn cách thụt tháo để điều trị táo bón cho trẻ. Vậy có nên thụt tháo khi trẻ bị táo bón? Thụt tháo cho trẻ nhiều có tốt không?

1. Chứng táo bón ở trẻ nhỏ

Táo bón là tình trạng phân di chuyển chậm trong lòng đại tràng, phân bị hấp thu nhiều nước nên khô, cứng hoặc tròn như phân dê. Trẻ có triệu chứng táo bón nếu đi tiêu dưới 2 lần/ ngày đối với trẻ sơ sinh, đi tiêu dưới 3 lần/ tuần đối với trẻ đang bú mẹ và đi tiêu dưới 2 lần/ tuần đối với trẻ lớn.

Trẻ bị táo bón thường phải rặn nhiều dẫn đến đau rát, thậm chí nứt hậu môn, chảy máu hậu môn hoặc sa trực tràng. Điều này khiến trẻ bị ám ảnh, sợ đại tiện, càng làm cho việc đi tiêu của trẻ trở nên khó khăn hơn. Táo bón ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ra nhiều hậu quả như biếng ăn, đầy hơi, chướng bụng, ăn khó tiêu, nôn trớ, trẻ còi cọc, suy dinh dưỡng và chậm lớn.

2. Các biện pháp giúp trẻ cải thiện tình trạng táo bón

Tuỳ theo nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ở trẻ mà có những cách xử trí phù hợp. Nhìn chung, để cải thiện vấn đề trẻ bị táo bón, bố mẹ cần nắm rõ những nguyên tắc như sau:

Cho trẻ uống nhiều nước: Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi cần phải bú mẹ hoàn toàn nên gần như không cần uống nước. Nhưng nếu bé bị táo bón do ảnh hưởng bởi chế độ ăn của mẹ (mẹ ăn ít chất xơ) thì nên cho bé uống 100 – 200 ml nước mỗi ngày. Đối với các trẻ lớn hơn, lượng nước cần bổ sung vào cơ thể trẻ tùy theo lứa tuổi. Trẻ trong độ tuổi ăn dặm từ 6 – 12 tháng nên uống khoảng 200 – 300 ml nước hằng ngày. Trẻ từ 1 – 3 tuổi cần uống từ 500 – 600 ml nước mỗi ngày. Trẻ em trong độ tuổi 3 – 5 tuổi cần 1000ml nước/ ngày. Trẻ em trên 10 tuổi thì cần uống lượng nước như người lớn, từ 1,5 đến 2,2 lít mỗi ngày.

Bên cạnh việc cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng quan trọng trong các bữa ăn hàng ngày thì cha mẹ cần cho trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây. Nên chọn các loại rau có tính nhuận tràng như khoai lang, rau mồng tơi, rau dền. Có thể thái nhỏ rồi luộc, hấp hoặc nấu canh cho trẻ ăn. 

Nếu trẻ bị táo bón do uống sữa bò thì nên pha sữa loãng hơn một chút hoặc pha sữa bằng nước cháo nấu cùng với các loại rau củ quả cho trẻ từ 5 tháng tuổi trở lên.

Bổ sung men vi sinh để cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, như men vi sinh Golden Lab từ kim chi Hàn Quốc. Lượng lợi khuẩn có trong Golden Lab khi vào cơ thể sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng độ nhớt cho khuôn phân, tăng cường nhu động ruột. Từ đó, giúp đẩy phân ra ngoài dễ dàng và tăng tần suất đi tiêu hơn. Golden Lab cũng cải thiện hiệu quả các chứng rối loạn đường tiêu hóa khác như tiêu chảy, đầy bụng, nôn, khó tiêu,.. Hơn nữa, Golden Lab có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên, rất an toàn với trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai, cho con bú nên có thể an tâm dùng.

Nếu việc thay đổi chế độ ăn không thể cải thiện tình trạng táo bón của trẻ, bố mẹ có thể sử dụng một số thuốc có tác dụng nhuận tràng. Tuy nhiên việc dùng thuốc phải tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Thụt tháo là biện pháp điều trị táo bón cuối cùng, cha mẹ chỉ nên làm khi có chỉ định của bác sĩ do nếu thực hiện không đúng cách hoặc lạm dụng có thể gây phản tác dụng.

3. Khi nào thì nên thụt tháo cho trẻ

Như đã đề cập, thụt tháo cho trẻ dường như là biện pháp CUỐI CÙNG áp dụng nếu trẻ bị táo bón nặng không cải thiện dù đã áp dụng tất cả các cách khác. Tuy nhiên, thụt tháo cho trẻ nhiều có tốt không? Thực tế, cha mẹ vẫn có thể thụt tháo cho trẻ khi cần thiết, nhưng bố mẹ nắm rõ những lưu ý sau:

– Chỉ thụt tháo theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

– Thụt tháo bằng cách dùng nước ấm pha với Glycerin hoặc mật ong. Lượng nước thụt tháo khoảng 30 – 40ml đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi và 100 – 250ml đối với trẻ em trên một tuổi.

– Không thụt tháo nhiều lần hoặc không đúng cách có thể làm tổn thương hậu môn của trẻ

– Không được lạm dụng thụt tháo để giải quyết tình trạng táo bón của trẻ vì có thể gây giãn đại tràng sigma và trực tràng, làm trẻ mất phản xạ đại tiện tự nhiên và hình thành thói quen nếu không thụt tháo trẻ sẽ không tự đi đại tiện được.

Đặc biệt, đối với trẻ táo bón nặng, nếu có các dấu hiệu sau thì nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay: tình trạng táo bón kéo dài hơn một tuần mà không cải thiện với việc thay đổi chế độ ăn; ngay từ khi trẻ mới sinh đã có triệu chứng táo bón và chướng bụng; táo bón làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như trẻ ăn kém, gầy sút, nôn ói, suy dinh dưỡng,…

Để được tư vấn kỹ hơn, vui lòng liên hệ tới chuyên gia tư vấn qua hotline 0896.509.509 hoặc tổng đài 1800.55.88.89 (miễn cước) hoặc gửi câu hỏi về hòm thư songkhoe@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN