Thực đơn cho bé 1 tuổi để đủ dinh dưỡng
Khi bé bước vào giai đoạn 1 tuổi cũng là lúc các mẹ cho bé bắt đầu thực hiện chế độ ăn dặm. Ở giai đoạn này có thể nói thực đơn dinh dưỡng cho bé ăn dặm là điều rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện về thể chất và trí não cho bé. Chính vì thế các mẹ cần phải xây dựng một thực đơn cho bé hàng ngày khoa học nhất để giúp bé “mau ăn, chóng lớn, đủ tiêu chuẩn”
Dưới đây là một số điều sơ lược về sự phát triển của cơ thể bé 1 tuổi để có thể vạch ra được thực đơn hàng ngày cho bé.
Về vận động, thể chất
Trong giai đoạn này, bé đã đã có thể nói, có thể nâng đầu thực hiện thành thạo khi nằm sấp hay ngửa, và cứng cáp hơn nhiều có thể biết tự vịn đứng, một số bé có thể đã có những bước đầu đi lẫm chẫm rồi.
Ở giai đoạn này, bé trai thường có cân nặng tầm 10 – 12kg còn bé gái có thể thấp và nhẹ cân hơn một chút giao động khoảng từ 9 – 12kg. Thường đối với một số bé hiếu động thì cân nặng có thể sẽ nhẹ hơn khoảng 200-300gr so với bé ít vận động, do bé phải tiêu hao nhiều năng lượng hơn.
Về mặt cảm xúc xã hội
Lúc bé bắt đầu vào 1 tuổi cũng là lúc các bậc bố mẹ vui mừng vì thường được nghe những từ phát âm ngộ nghĩnh từ bé nhà bạn. Thường sẽ là những từ đơn giản như “ma ma”, “ba ba” và bé cũng bắt đầu hình thành những tư duy về hành động nhỏ như tìm vật bố mẹ dấu, biết nũng nịu, vẫy tay, giận hờn hay bắt chước cử chỉ của người khác. Nhiều bé còn có thể tự biết chải đầu, nhặt đồ chơi và có thể dần hiểu được những gì bố mẹ nói với chúng.
Đây là giai đoạn bé bắt đầu chấm dứt thời kỳ bú sữa mẹ, do đó nguồn dinh dưỡng của trẻ từ lúc này sẽ là những thực phẩm mà mẹ cho bé ăn như thịt, cá, rau, củ quả …
Trọng lượng của bé trong giai đoạn 1 tuổi chủ yếu là do khối lượng cơ và xương vì rất ít mỡ thừa, do đó các mẹ cần phải xây dựng một thực đơn hàng ngày cho bé phù hợp, khoa học đủ dinh dưỡng để con có cơ hội phát triển một cách hoàn thiện nhất.
Dưới đây là những nguồn dinh dưỡng mà các mẹ nên nhớ để bổ sung cho bé ở giai đoạn này:
+ Các mẹ lưu ý cần phải đảm bảo cho bé đủ ít nhất là 3 bữa chính/ngày với những món quen thuộc như cháo, súp, mì hoặc cơm …
+ Ngoài ra cần phải bổ sung thêm các chất đạm như thịt, trứng, cá, tôm, cua để cung cấp đủ chất
+ Bên canh đó không thể bỏ qua những loại thực phẩm chứa chất béo mà các mẹ cần bổ sung vào khẩu phần ăn của bé, có thể kể đến như dầu ăn, mỡ động vật …
+ Bổ sung thêm rau xanh và hoa quả: Các bà mẹ lưu ý nên lựa chọn những loại rau có màu xanh thẩm và thay đổi thường xuyên các loại hoa quả. Đây cũng là một trong những nguồn cấp dinh dưỡng cần thiết đối với bé.
+ Sữa – một điều mẹ không được quên dành cho bé: Mỗi ngày bé nên uống từ 600 – 800ml sữa/ngày, các mẹ có thể pha chế từ sữa mẹ, sữa công thức, sữa tươi, sữa chua hoặc phô mai tùy theo điều kiện từ gia đình.
Để bé hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng từ thức ăn các mẹ nên cho bé uống thêm men vi sinh. Ngoài công dụng tăng cường lợi khuẩn để hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng khi đưa vào cơ thể thì nó còn giúp cho hệ tiêu hóa khỏe hơn, tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Trong men vi sinh có hai thành phần rất quan trọng là Probiotics có vai trò rất quan trọng giúp giảm các bệnh về đường tiêu hóa và Prebiotic là chất xơ hòa tan, nhờ có thành phần này mà tạo ra được môi trường thuận lợi cho lợi khuẩn phát triển.
Men vi sinh được điều chế từ công nghệ bao kép mới Lab2Pro tiên tiến, an toàn và hiện đại nhất hiện nay.
Các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra chỉ tiêu năng lượng hàng ngày của bé như sau:
+ 50-100g rau xanh
+ 30-140g dầu hoặc mỡ.
+ 100 – 150g gạo
+ 100 – 120g chất đạm
Các mẹ nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé để phát triển thật tốt trong giai đoạn này.
Để liên tục được tư vấn và theo dõi các thông tin dinh dưỡng cho con trẻ liên quan đến sữa, trẻ lười ăn,bé bị tiêu chảy, Bé bị táo bón,… hãy gọi theo số 0439.959.969 – 1900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải:bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.