XUA TAN NỖI LO TRẺ BIẾNG ĂN CHẬM LỚN CHỈ BẰNG NHỮNG MẸO NÀY!

Nhiều bậc cha mẹ khi thấy con có biểu hiện biếng ăn, chậm lớn liền “cuống cuồng” tìm cách ép bé ăn nhưng mãi chẳng có hiệu quả. Nếu bạn đang gặp tình trạng trên, hãy bình tĩnh áp dụng ngay các “típ” khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn chậm lớn ngay dưới đây nhé!

trẻ biếng ăn chậm lớn

1. Trẻ biếng ăn chậm lớn do đâu?

Xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ biếng ăn chậm lớn sẽ giúp ba mẹ tìm ra được những phương pháp khắc phục hiệu quả nhất. Dưới đây là một số nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ thường gặp:

1.1. Rối loạn tiêu hóa

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này có thể là do sử dụng thực phẩm không đảm bảo, chế độ ăn uống không phù hợp, trẻ điều trị bằng thuốc kháng sinh kéo dài dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và gây các triệu chứng như khó tiêu, đầy bụng, táo bón, tiêu chảy, nôn trớ, biếng ăn…

1.2. Tâm lý sợ hãi

Trẻ không tập trung ăn uống, ăn chậm bị bố mẹ giục ăn nhanh, ba mẹ ép ăn món bé không thích hoặc đút bé ăn quá nhiều khiến bé trở nên sợ hãi, khóc lóc, la hét, giãy giụa,… mỗi khi thấy đồ ăn hoặc đến bữa ăn.

1.3. Cách chăm sóc của cha mẹ

-Thực đơn nhàm chán, ít thay đổi. Trẻ phải ăn một món trong nhiều ngày, cách chế biến đơn điệu, không kích thích được vị giác của trẻ khiến trẻ có cảm giác nhàm chán.

-Kết hợp quá nhiều món rau hoặc các loại thịt cá rồi xay nhuyễn cho trẻ ăn.

-Chỉ cho trẻ ăn nước thịt, nước rau, không cho ăn phần xác hay ăn trực tiếp dẫn đến tình trạng thiếu chất dinh dưỡng.

-Pha sữa vào bột hoặc cháo khiến mùi vị món ăn bị thay đổi.

-Mẹ cho bé ăn không đúng bữa, ăn vặt ngay sát bữa chính khiến bé thấy no bụng và không còn muốn ăn nữa.

-Cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn. Thời gian chuyển tiếp chế độ ăn không phù hợp, ví dụ cho bé chuyển sang ăn cơm quá sớm trong khi răng trẻ chưa đủ để nhai cơm.

1.4. Do bé bị ốm

Khi trẻ bị bệnh, đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp (ho, sổ mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi…) hoặc bé mọc răng khiến cơ thể yếu, mệt mỏi nên bé thường quấy khóc và không muốn ăn.

1.5. Thiếu vi chất dinh dưỡng

Trẻ biếng ăn có thể là do thiếu chất như kẽm, sắt, lysin, taurin và các vitamin nhóm B… dẫn tới giảm bài tiết men tiêu hóa, giảm hấp thu dưỡng chất, mất cảm giác thèm ăn, ngon miệng.

1.6. Biếng ăn sinh lý

Trong giai đoạn biết lẫy, lật, đứng, ngồi, tập đi,… nhiều bé cũng có dấu hiệu biếng ăn trong 1 – 2 tuần.

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ biếng ăn chậm lớn

Để biết con có biếng ăn hay không, ba mẹ hãy chú ý quan sát các biểu hiện của bé dưới đây:

-Quấy nhiễu trong giờ ăn: Bé có biểu hiện quấy khóc, lắc đầu nguây nguẩy, ngậm chặt miệng không cho mẹ đút cháo, chạy trốn, phun thức ăn…

-Bé ăn chậm, ngậm cháo không chịu nhai nuốt khiến bữa ăn kéo dài trên 30 phút, thậm chí bé ăn cả tiếng không hết khẩu phần.

-Bé chỉ ăn một vài loại thức ăn nhất định và không chịu ăn món mới. Khi thay đổi món mới trẻ luôn tỏ ra bất hợp tác, e ngại, ăn ít hơn hẳn.

-Trẻ ăn ít hơn một nửa so với khẩu phần ăn theo tuổi.

-Bé có cân nặng thấp hơn tiêu chuẩn, không tăng cân trong thời gian dài.

Ngoài ra, trẻ biếng ăn còn có biểu hiện bất thường khác như ít vui chơi, thụ động, cơ bắp nhão… Nếu trẻ không tăng cân trong 3 tháng liền thì rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo suy dinh dưỡng. Lúc này, cha mẹ cần đưa bé tới gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể và có biện pháp khắc phục kịp thời.

3. Trẻ biếng ăn chậm lớn có tác hại như thế nào đến sức khỏe?

Tình trạng biếng ăn kéo dài ở trẻ có thể gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thể chất, trí tuệ và nhịp sinh hoạt của trẻ. Cụ thể:

-Trẻ biếng ăn dễ bị thiếu hụt dinh dưỡng nên chậm tăng cân, nhẹ cân, thấp còi hơn so với bạn bè cùng lứa.

-Biếng ăn khiến trẻ bị thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển trí não như DHA, các loại vitamin, taurin, omega-3… gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ của trẻ sau này.

-Sức đề kháng kém, dễ bị mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu hóa. Thời gian bị bệnh cũng kéo dài hơn và dễ chuyển sang mãn tính.

Bên cạnh đó, biếng ăn cũng gây ảnh hưởng tới tâm trạng, cảm xúc của trẻ. Trẻ biếng ăn thường kém vui vẻ, ít hoạt động, khó tập trung và hay quấy khóc hơn.

4. Trẻ biếng ăn chậm lớn phải làm sao?

4.1. Hãy để trẻ tự ăn

Trẻ thường hiếu động và thích tự mình khám phá mọi vật. Vì vậy, khi bé có thể cầm thìa, dĩa mẹ nên để bé tự xúc ăn thay vì bón cho con. Điều này sẽ giúp bé tự lập và nhận thấy sự thú vị của bữa ăn cũng như mùi vị thức ăn. Ngay cả khi bé chưa cầm thìa được, bố mẹ cũng có thể tạo điều kiện cho bé được bốc ăn để khơi gợi sự hứng thú của con.

4.2. Hãy giảm khẩu phần ăn và thức ăn vặt

Với những trẻ có biểu hiện biếng ăn, bạn hãy giảm bớt lượng thức ăn trong bữa để trẻ không bị áp lực. Đồng thời, bạn chỉ nên cho bé ăn từ 2-3 bữa chính và xen kẽ với bữa phụ bằng những loại trái cây, sữa chua, bánh mà bé thích.

4.3. Cho bé ăn khi đói, giảm ăn vặt

Nhiều trường hợp trẻ không muốn ăn là do bé không cảm thấy đói. Nguyên nhân có thể là do bố mẹ cho bé ăn liên tục hoặc ăn vặt trước bữa ăn khiến bé chưa kịp đói. Vì vậy, bạn hãy thử không ép bé ăn mà để bé đói tự nhiên và muốn ăn.

4.4. Cho bé ăn đúng giờ

Mẹ hãy quan sát trẻ để biết con thấy đói vào khoảng thời gian nào, từ đó cho bé ăn vào những khung giờ cố định. Đồng thời, cần sắp xếp thời gian giữa các bữa ăn hợp lý. Bữa phụ không nên ăn sát giờ hoặc cách quá xa với bữa chính.

4.5. Không kéo dài thời gian mỗi bữa ăn

Trẻ biếng ăn thường ngậm thức ăn và không chịu nuốt khiến bữa ăn kéo dài, đồ ăn bị nguội, vữa làm mất đi vị ngon và làm giảm giá trị dinh dưỡng. Vì vậy, ba mẹ nên cho bé ăn trong khoảng 30 phút, nếu bé không ăn hết thì không nên ép con ăn mà hãy đợi khi bé cảm thấy đói.

4.6. Đa dạng trong cách chế biến và trang trí món ăn

Việc cho bé ăn mãi một món, kể cả món ăn ưa thích cũng khiến trẻ cảm thấy chán và không có cảm giác ngon miệng. Chính vì thế, ba mẹ hãy đa dạng thực đơn của trẻ cũng như thay đổi cách chế biến để bé không bị nhàm chán và ăn ngon hơn. Bên cạnh đó, mẹ hãy dành thời gian để “make up” cho món ăn thật bắt mắt sẽ kích thích sự tò mò khiến bé cảm thấy thích thú với bữa ăn.

trẻ chậm lớn biếng ăn

4.7. Hãy để cho bé tự chọn món

Khi trẻ đã có thể lựa chọn, mẹ hãy nói chuyện với bé về các món ăn và đưa một vài món để bé lựa chọn. Điều này sẽ giúp mẹ biết bé thích những món nào, đồng thời giúp bé cảm thấy hứng thú và bớt áp lực khi bị ép ăn.

4.8. Bổ sung lợi khuẩn giúp tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa

Đối với trẻ biếng ăn chậm lớn, ba mẹ cần có biện pháp tác động cả bên trong lẫn bên ngoài. Bên cạnh việc thay đổi chế độ sinh hoạt, cân bằng dinh dưỡng, bạn cần tìm cách kích thích hệ tiêu hóa của trẻ, từ đó, giúp trẻ có cảm giác đói, thèm ăn tự nhiên và ăn ngon miệng hơn. Giải pháp được các chuyên gia khuyên dùng đó là bổ sung thêm các lợi khuẩn từ các chế phẩm men vi sinh.

Trong đó, lợi khuẩn trong men vi sinh (được gọi là probiotics) là những vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Probiotics có tác dụng lên men thức ăn, sản xuất acid lactic để tiêu hóa thức ăn, ức chế vi khuẩn có hại. Từ đó, giúp cân bằng hệ vi sinh và giúp tăng cường miễn dịch đường ruột. Ngoài lợi khuẩn Probiotics, mẹ nên chọn men vi sinh chứa cả chất xơ Prebiotics. Chất xơ này đóng vai trò là thức ăn của lợi khuẩn, tạo môi trường thuận lợi để chúng hoạt động tốt nhất. Nhờ vậy, hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh, thực hiện tốt chức năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, giúp bé ăn ngon tự nhiên và phòng ngừa chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Xem thông tin chi tiết sản phẩm tại đây.

Để đạt hiệu quả tốt nhất các mẹ nên ưu tiên chọn loại men vi sinh được bào chế theo công nghệ bao kép Lab2Pro hiện đại nhất hiện nay. Men vi sinh này được bào chế ở dạng cốm bột, dễ hấp thu, hương vị thơm ngon và đặc biệt an toàn cho trẻ. Bạn có thể cho bé dùng ít nhất từ 3 tháng để đạt được hiệu quả mong muốn. Ngoài ra, cha mẹ có thể lắng nghe ThS.BS Lê Thị Hải, Nguyên giám đốc trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia tư vấn cách giúp trẻ ăn ngon, hấp thu tốt, tăng cân TẠI ĐÂY.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN