Lợi khuẩn Probiotic: Bảo vệ sức khỏe con người

Probiotic bảo vệ sức khỏe con người

Lợi khuẩn Probiotic sau khi được đưa vào cơ thể sẽ có nhiều tác động tích cực đối với hệ tiêu hóa và nhiều hệ cơ quan khác trong cơ thể con người. Vậy cơ chế bảo vệ cơ thể của lợi khuẩn Probiotic là gì?

Xây dựng hệ thống miễn dịch

Probiotic sinh ra acid lactic để sinh tổng hợp ra các chất kháng khuẩn như bacteriocin, acid hữu cơ, hydrogen peroxide. Bacteriocin là một kháng sinh tự nhiên có tác dụng tạo ra các lỗ trên màng tế bào, sau đó enzyme được tiết ra gây trở ngại cho quá trình trao đổi chất của vi khuẩn có hại. Các loại acid hữu cơ như acetic, lactic, propionic ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh nhờ khả năng tác động tới pH nội bào của hại khuẩn thông qua việc hạ thấp pH của môi trường.

Đặc biệt Probiotic kích thích các tế bào biểu mô ruột sản xuất ra các chất kháng khuẩn. Cùng với chất kháng khuẩn mang tên Hydrogen Peroxide ngăn cản sự phát triển của các vi khuẩn có hại trong đường ruột.

Lợi khuẩn Probiotic: Bảo vệ sức khỏe con người

Ảnh minh họa

 

Probiotic xây dựng hệ thống miễn dịch của con người thông qua hệ vi khuẩn có lợi trong cơ thể

Probiotic cạnh tranh vị trí gắn kết

Để cư trú trong ruột, các vi sinh vật cần có khả năng gắn kết trên biểu mô ruột. Probiotic ngăn chặn khả năng bám dính của các vi khuẩn gây bệnh và giảm lượng chất độc do chúng tiết ra. Một số trường hợp, vi khuẩn Probiotic còn có khả năng chiếm cả vị trí gắn kết của vi khuẩn gây bệnh ngay cả khi những vi khuẩn này đã bám chặt trên tế bào biểu mô. Ngoài ra một số chủng Probiotic có khả năng làm giảm độ thẩm thấu vào màng nhầy, hạn chế sự xâm nhập của vi sinh vật có hại, sinh tổng hợp chất nhầy để cô lập bất hoạt vi sinh vật gây bệnh.

Probiotic cạnh tranh nguồn dinh dưỡng

Dù là lợi khuẩn hay vi khuẩn gây bệnh đều cần có nguồn dinh dưỡng để phát triển. Probiotic có khả năng cạnh tranh cac chất dinh dưỡng với các vi sinh vật có hại. Ví dụ như sự phát triển của các lợi khuẩn sử dụng đường đơn (glucose và fructose) sẽ làm giảm sự phát triển của vi khuẩn Clostridium dificile gây tiêu chảy cũng sử dụng đường đơn.

Lợi khuẩn Probiotic

Ảnh minh họa

 

Probiotic ức chế sự phát triển của hại khuẩn nhờ khả năng cạnh tranh nguồn dinh dưỡng và môi trường sống của chúng

Probiotic kích thích hệ miễn dịch

Probiotic được sử dụng như một chất miễn dịch tự nhiên. Nhiều chủng Lactobacillus như L.androphilus. L.plantarium có khả năng hoạt hóa đại thực bào, kích thích hình thành bạch cầu trung tính, kích thích tế bào tua làm tăng khả năng tổng hợp IgA (là loại kháng thể mà cơ thể tạo ra nhằm chống lại tác nhân lạ từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể) và Interferon gamma (là chất do tế bào bạch cầu và tế bào lympho sinh ra, có tác dụng phòng và điều trị các bệnh nhiễm trùng do virut).

Một số tác động khác

Probiotic giúp gắn kết và phân hủy các chất gây ung thư, sản xuất ra những hợp chất kháng ung thư. Hơn nữa Probiotic có tác động chống dị ứng nhờ khả năng kích thích tổng hợp kháng thể IgA ở niêm mạc ruột, tăng cường chức năng của hàng rào vi sinh vật đường ruột thông qua việc phục hồi khu hệ vi sinh vật thông thường.

Ngoài ra, Probiotic có khả năng làm tăng khả năng dung nạp của cơ thể đối với Lactose, giúp giảm đáng kể tình trạng đầy hơi, khó tiêu khi hấp thu những loại thức ăn có chứa nhiều Lactose cũng như làm giảm nồng độ Cholesterol trong huyết thanh.

Với cơ chế hoạt động của mình, các lợi khuẩn Probiotic trong các thực phẩm chứa Probiotic giúp tăng sức đề kháng cũng như hỗ trợ quá trình tiêu hóa ở người lớn và trẻ nhỏ thêm hiệu quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN