Giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa non yếu

Rối loạn tiêu hóa

Giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa non yếu

Từ thống kê của Viện Dinh Dưỡng Quốc gia qua theo dõi trên 19.388 trẻ có đến 47,2% trong số đó có biểu hiện rối loạn tiêu hóa ( nôn chớ, táo bón, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, phân sống…) (2) nên việc phụ huynh có hiểu biết nhất định về “ bụng xinh” của bé để từ đó giảm tải gánh nặng cho hệ tiêu hóa non yếu là điều vô cùng cần thiết.

bao-ve-he-tieu-hoa-non-yeu-cua-tre

Ảnh minh họa

Mọi hoạt động đều diễn ra trong bụng

Ăn chỉ là động tác đưa thức ăn ( sữa, cháo, bột ) vào hệ tiêu hóa qua đường miệng. Trong hệ tiêu hóa, thức ăn được phân chia thành những phân tử chất nhỏ xíu hấp thu qua thành ruột non vào máu – trở thành nguyên liệu cho sự phát triển cơ thể bé. Ruột già không có men tiêu hóa nhưng có các vi khuẩn có lợi giúp lên men thức ăn còn chưa được tiêu hóa ở ruột non và có thể hấp thu thêm một phần chất dinh dưỡng nữa vào máu.

Như vậy, để thức ăn tiêu hóa tốt thì thức ăn cần được hấp thu cả ở ruột non lẫn ruột già, hệ tiêu hóa của bé cần phải được phát triển đầy đủ, ống tiêu hóa nguyên vẹn, không bệnh tật hay tổn thương.

Vi sinh vật có lợi cho “ bụng xinh” vận hành trơn chu

Bác sĩ Hoàng Lê Phúc – Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho rằng, sai lầm của các bà mẹ nuôi con trong lứa tuổi 6 tháng đến 3 tuổi là khi chuyển từ sữa mẹ sang ăn dặm, nôn nóng muốn cho con mình ăn được nhiều để mau lớn, nên cho bé ăn bột, ăn cơm sớm (vì nhiều người nghĩ rằng ăn cơm cho trẻ mau cứng cáp) mà không biết rằng điều này khiến hệ tiêu hóa mệt mỏi và đòi “ đình công” – giảm tiết men, giảm nhu động ruột, dễ khiến trẻ bị đầy bụng, đầy hơi, khó tiêu.Vậy nên việc điều chỉnh thức ăn phù hợp với lứa tuổi là điều quan trọng nhất. (1)

Tiếp đó là việc bổ sung các vi sinh vật có lợi trong thành ruột (còn gọi là các probiotics) để duy trì môi trường cân bằng, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại, mà còn giúp tiêu hóa thức ăn, tăng sức đề kháng. Probiotics có thể bổ sung qua các thực phẩm như sữa, sữa chua, hay hàm lượng cao hơn là trong men vi sinh. Để củng cố sự phát triển khỏe mạnh của probiotics cần có sự hiện diện của prebiotics ( là chất xơ hòa tan), đó là nguồn thức ăn hữu ích cho probiotics sinh trưởng, đồng thời giúp hấp thụ nước trong phân của trẻ, tránh táo bón hiệu quả.

Việc bổ sung men vi sinh bằng thực phẩm tuy là phương pháp khá phổ biến, nhưng những vi khuẩn có lợi này sẽ dễ dàng bị tiêu hủy bởi axit trong dạ dày trước khi đến được ruột. Bởi vậy để di chuyển lượng vi sinh vật có lợi này “ hạ cánh” an toàn tại ruột và sinh sôi phát triển thì nó cần có lớp phủ kép bao lấy vi khuẩn có lợi (công nghệ bào chế Duolac TM) để khắc phục những trở ngại này. Phụ huynh quan tâm đến “ bụng xinh” của bé có thể gọi điện theo số điện thoại 0439.959.969 – 1900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư: bslethihai@bekhoemevui.vnđể được tư vấn, giải đáp.

(1)   http://www.phununet.com/WikiPhununet/ChiTietWiki.aspx?m=0&StoreID=10435

(2)   http://nld.com.vn/suc-khoe/ti-le-tre-co-bieu-hien-roi-loan-tieu-hoa-con-cao-20120515100228330.htm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN