Những thực phẩm mẹ nên tránh khi cho bé ăn dặm
Trong giai đoạn đầu ăn dặm, hệ thống tiêu hóa của bé chưa phát triển, hoạt động chưa ổn định, cần có thời gian để thích nghi với nhiều loại thực phẩm mới. Chính vì vậy, mẹ cần phải tránh những thực phẩm dưới đây để quá trình ăn dặm của bé được diễn ra dễ dàng và an toàn hơn.
- Thạch rau câu
Thạch rau câu mềm, mát nhưng lại vô cùng nguy hiểm, đối với bé ăn dặm nghiêm trọng có thể làm cho bé bị tử vong. Thạch vốn trơn lại được làm thành miếng khá to, khi trẻ ăn vào dễ bị trôi tọt vào cuống họng nên bị hóc gây ngạt. Thạch mềm nên khi trôi xuống đường thở rất dễ thay đổi hình dáng và bám chặt lấy đường thở nên rất dễ tử vong ngay lập tức. Chưa kể, khi dùng dụng cụ gắp thạch ra cũng rất dễ gây vỡ vụn, những mảnh vụn này lại tiếp tục rơi sâu xuống đường thở, gây khó khăn cho việc cấp cứu. Để phòng ngừa, tốt nhất mẹ không nên cho trẻ dưới 5 tuổi ăn thạch.
2.Các loại hạt
Có rất nhiều loại hạt ẩn chứa nguy cơ gây nghẹn hoặc hóc, vì vậy mẹ chỉ nên cho bé ăn các loại hạt đã được nghiền khi bé ngoài 5 tuổi, trong giai đoạn bé ăn dặm tuyệt đối không được cho ăn. Ngay cả khi bé không bị nghẹn hay bị hóc, các loại hạt vẫn có thể gây ra một số bệnh dị ứng, nhất là những bé có người thân từng mắc bệnh dị ứng hạt. Các mẹ nên tìm hiểu kĩ trước khi cho bé ăn và nhớ cho với liều lượng phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ khi trẻ đủ tuổi ăn loại thực phẩm này.Có trường hợp bé không dị ứng ngay mà phải đến lần thứ hai mắc phải.
3.Muối
Muối đi vào cơ thể bé sớm có thể làm thận không ổn định, hoạt động quá tải. Trong giai đoạn bé ăn dặm, mẹ không nên cho bé ăn đồ nhiều muối vì có thể bé sẽ quen ăn mặn khi lớn lên, dẫn đến một số bệnh có thể hình thành trong cơ thể về huyết áp hay tim mạch. Chính vì vậy, mẹ nên tránh cho bé ăn dặm các thực phẩm chứa nhiều muối như xúc xích, thịt xông khói và không bao giờ cho muối vào thức ăn của bé trong những ngày đầu thời kì ăn dặm.
- Đồ thủy-hải sản
Các loại hải sản như ngao, sò, ốc, hến, tôm, cua…là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng nhưng rất dễ gây dị ứng đối với trẻ nhỏ, vì vậy mẹ chỉ nên cho bé tập ăn khi bé được tầm 9 tháng tuổi. Nhưng mẹ nên thận trọng trước khi cho bé ăn hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia. Đặc biệt, mẹ cần tìm hiểu xem trong gia đình có ai bị dị ứng với thủy-hải sản hay không, nếu có thì không nên cho bé ăn kể cả với một lượng nhỏ.
- Gan động vật
Là một món ăn ngon chứa nhiều dinh dưỡng, nhưng gan động vật lại chứa khá nhiều độc tố vì nó là cơ quan giải độc và xử lý các chất độc hại trong cơ thể động vật. Khi đi chợ, mẹ nên chọn lá gan động vật khỏe mạnh để đảm bảo sức khỏe cho bé, không được lấy những lá gan có màu sắc khác lạ. Các mẹ lưu ý phải chế biến thật sạch trước khi xào nấu để độc tố được loại bỏ. Theo cách thông thường, mẹ nên dùng dao khứa trên mặt lá gan rồi ngâm vào nước nóng hoặc sữa tươi khoảng 3 lần. Như vậy, lá gan sẽ được đảm bảo hơn
Ngoài những thực phẩm cần tránh, trong thời kỳ ăn dặm các mẹ cần bổ sung cho bé đầy đủ 4 nhóm chất như: : tinh bột, chất đạm (tôm, cua, cá, hải sản), chất xơ (các loại hạt đậu và sản phẩm từ đậu), vitamin và khoáng chất. Nếu bé biếng ăn, để kích thích bé ăn và phòng tránh trường hợp bé biếng ăn, bỏ ăn, các mẹ nên cho bé dùng thêm men vi sinh để hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn, giúp bé ăn ngon miệng hơn. Để đạt hiệu quả tốt nhất các mẹ nên tìm mua loại men vi sinh có chứa cả hai thành phần Probiotic – vi khuẩn có lợi cho đường ruột và Prebiotic – chất xơ hòa tan là nguồn thức ăn của các lợi khuẩn.
Để liên tục được tư vấn và theo dõi các thông tin dinh dưỡng cho con trẻ liên quan đến sữa, trẻ lười ăn,bé bị tiêu chảy, Bé bị táo bón,… hãy gọi theo số 0439.959.969 – 1900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải:bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.