Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ

Tiêu chảy cấp là căn bệnh mà trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường gặp. Nó sẽ trở nên nguy hiểm nếu trẻ bị tiêu chảy kéo dài mà không dứt. Có nhiều lý do như đường ruột bị nhiễm trùng hoặc bé bị dị ứng với thức ăn, sữa.

Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ:

Do chế độ ăn

Khi trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ, ăn sữa nhân tạo thì nguy cơ tiêu chảy ở trẻ là rất cao. Vì do bạn không vệ sinh sạch sẽ dụng cụ pha sữa và bình sữa, do thay đổi sữa quá đột ngột, và do sức đề kháng của bú bình cũng kém hơn so với trẻ bú mẹ, nên dễ mắc bệnh, đặc biệt là những bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hoá và hô hấp.

Trẻ không dung nạp Lactoza hoặc dị ứng với đạm sữa động vật hoặc thức ăn bị ô nhiễm do nấu, không chín hoặc nấu để lâu bị ô nhiễm, hoặc thức ăn đã bị ôi thiu trước khi chế biến. Cũng có thể do nước uống bị nhiễm bẩn do nguồn nước bị ô nhiễm, uống nước chưa đun sôi. Bạn không rửa tay sạch cho con sau khi trẻ đi vệ sinh, hoặc bản thân không rửa tay trước khi chế biến thức ăn cho trẻ cũng là nguyên nhân gây ra bé bị tiêu chảy.

Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ

Ảnh minh họa

Chế độ ăn và chất lượng thực phẩm nấu ăn có thể gây ra tiêu chảy ở bé ngày lễ tết.

Nhiễm virus

Một số loại virus như rotovirus, adenovirus, calisivirus, astrovirus có thể gây tiêu chảy ở bé với các biểu hiện kèm theo, bao gồm: nôn (trớ), đau bụng, sốt, rùng mình, đau nhức cơ thể.

Nhiễm khuẩn

Một số loại vi khuẩn là salmolenna, shigella, staphylococcus, campylobacter hoặc E.coli có khả năng gây tiêu chảy ở bé. Nếu bị nhiễm khuẩn, nguy cơ mắc tiêu chảy nặng ở bé là khá cao, với một số dấu hiệu kèm theo là chuột rút, đi tiểu ra máu và sốt (bé có thể bị trớ hoặc không).

Vi khuẩn E.coli thường được tìm thấy trong nguồn thức ăn chưa chín hoặc bị nhiễm khuẩn. Đây được xem là loại vi khuẩn nguy hiểm số 1 vì nó có khả năng khiến bé mắc tiêu chảy nặng.

Nhiễm ký sinh trùng

Giardiasis là một loại ký sinh trùng cực nhỏ cư trú trong ruột. Triệu chứng khi bé mắc tiêu chảy do nhiễm ký sinh trùng bao gồm: đi tiểu phân lỏng, phân có chất nhầy, người bé như sưng lên. Loài ký sinh trùng có khả năng sinh sôi nảy nở trong ruột và bé cần được điều trị bởi một loại thuốc đặc biệt, theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc kháng sinh

Nếu bé bị tiêu chảy sau khi dùng kháng sinh thì kháng sinh được coi là yếu tố gây bệnh, do nó đồng thời tiêu diệt cả những loại vi khuẩn có lợi trong ruột. Trường hợp này, bạn nên trao đổi với bác sĩ về đơn thuốc đã sử dụng trước đó.

Quá nhiều nước hoa quả

Đặc biệt là loại nước quả chứa nhiều sorbitol và fructose. Quá nhiều nước hoa quả cũng có thể khiến dạ dày của bé “bị ốm” và gây nên tình trạng đi tiêu lỏng. Các chuyên gia khuyến cáo, bạn không nên cho bé sử dụng nước quả trước tuổi ăn dặm, với bé bước vào tuổi ăn dặm, lượng nước quả tối đa khoảng 100-150ml mỗi ngày.

Việc pha sữa không đúng cách cũng có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy; vì thế, bạn nên đảm bảo cân đối tỷ lệ nước khi pha sữa cho bé bằng bình.

Dị ứng thức ăn

Dấu hiệu cần đưa bé đi khám là bé khó thở, môi và mặt bị sưng lên. Tình trạng dị ứng thức ăn có thể gây nên chứng tiêu chảy nhẹ hoặc nặng, kéo dài trong vài giờ đồng hồ. Dấu hiệu thường thấy là bé đi tiêu phân lỏng, liên tục, phân có thể lẫn máu; bé bị đau bụng. Trường hợp dị ứng nặng, bé có thể nổi ban, khó thở.

Dị ứng protein có trong sữa là một trong những dấu hiệu dị ứng thức ăn cơ bản ở bé. Chỉ nên dùng sữa bò khi bé được một tuổi; tuy nhiên, một số loại sữa hộp có nguyên liệu chính là sữa bò hoặc những sản phẩm từ sữa bò như phômai, sữa chua… cũng có thể khiến bé bị dị ứng.

Một số trường hợp, bé bú mẹ cũng có khả năng bị dị ứng do người mẹ tiêu thụ nhiều sữa bò và các sản phẩm từ sữa bò. Một số thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ gây dị ứng cao là trứng, các loại hạt, đậu nành, bột mỳ, cá hoặc động vật có vỏ.

Không dung nạp được thức ăn

Không giống dị ứng thức ăn, hiện tượng không dung nạp được thức ăn là kết quả của hệ tiêu hóa không thích nghi được với một (hoặc một số) loại thức ăn nào đó. Nó còn có tên khác là chứng nhạy cảm với thức ăn.

Một số trường hợp, bé không có khả năng dung nạp được lactose. Điều này có nghĩa là cơ thể của bé không sản xuất đủ lactase – một enzyme cần thiết để tiêu hóa lactose (chất đường có trong sữa bò và các sản phẩm từ sữa). Lượng lactose không được tiêu hóa sẽ định cư trong ruột và gây nên chứng tiêu chảy, đau bụng. Triệu chứng này thường xuất hiện 1-2 giờ đồng hồ sau khi bé tiêu thụ một sản phẩm sữa.

Nếu bé bị tiêu chảy, kèm nôn (trớ) trong khi bạn nghi bé đã ăn nhầm những thứ không phải thức ăn như thuốc, hóa chất, thực vật… thì bạn nên đưa bé đi khám. Trường hợp nặng, bé có thể khó thở hoặc hôn mê, dấu hiệu khác là bé mệt mỏi, co giật.

Giải pháp khắc phục

Khi trẻ bị tiêu chảy do bất kỳ nguyên nhân nào, cần phải áp dụng đồng thời các bước sau:

  • Bù nước và điện giải cho bé trong thời gian bị tiêu chảy,
  • Áp dụng chế độ dinh dưỡng loãng hơn, mềm hơn và dễ tiêu hóa hơn.
  • Tìm nguyên nhân gây tiêu chảy và tìm cách khắc phục, nếu không tìm ra hoặc không biết cách khắc phục, hãy đến bác sĩ khám và điều trị.
  • Bổ sung men vi sinh càng sớm càng tốt và duy trì ít nhất cho đến khi hệ tiêu hóa của bé thực sự khỏe mạnh.

Độc giả có thể gọi 1900 1259 – 0439 960 886 để được các chuyên gia tư vấn (miễn phí).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN