Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao, mẹ nên ăn gì thì tốt?

Có thể bạn không biết rằng tiêu chảy là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong cho trẻ em, đặc biệt có tới 80% ca tử vong do tiêu chảy xảy ra ở trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi. Để hiểu rõ hơn về bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh, trường hợp trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao, mẹ nên ăn gì thì tốt? các mẹ hãy cùng tham khảo bài viết sau để bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho bé yêu của mình nhé.

Tiêu chảy là bệnh về đường tiêu hóa khá phổ biến trong các bệnh về đường tiêu hóa. Đáng lưu ý là nếu để bệnh kéo dài có thể trở thành bệnh tiêu chảy cấp trở thành nỗi lo ngại của nhiều người, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tiêu chảy cấp ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao?

Nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy là do: rối loạn tiêu hóa bình thường ở trẻ, nhiễm trùng đường ruột, khả năng dung nạp thức ăn kém hay dị ứng thực phẩm. Mẹ có thể dễ dàng nhận biết trẻ bị tiêu chảy qua những dấu hiệu sau:

– Trẻ đi ngoài phân lỏng hơn bình thường.

– Bé đi ngoài nhiều lần trong ngày: trên 3 lần/ngày.

Ngay khi vừa phát hiện trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, các mẹ cần áp dụng những cách xử lý sau để ngăn chặn triệt để căn bệnh nguy hiểm này:

– Mẹ cho trẻ uống nhiều sữa hơn bình thường để bù vào lượng nước đã mất.

– Cho trẻ uống 50-100ml oresol sau mỗi lần đi ngoài.

– Ngoài sữa mẹ, mẹ có thể cho trẻ uống thêm 100-200ml nước sôi để nguội/ngày.

– Mẹ cần vệ sinh hai tay sạch sẽ khi cho trẻ bú và khi thay tã cho trẻ.

Cha mẹ quan sát và nếu phát hiện trẻ tiêu chảy có những dấu hiệu bất thường sau thì cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để chuẩn đoán và điều trị hiệu quả:

– Trẻ tiêu chảy trên 2 ngày mà không giảm.

– Trẻ có dấu hiệu mất nước nặng: miệng, lưỡi khô khốc, mắt trũng hơn bình thường, khóc không có nước mắt,…

– Trẻ bị nôn ói nhiều và không thể ăn uống.

– Trẻ bị sốt cao, từ 38.5 độ trở lên.

– Bụng trẻ đau khi ấn vào.

– Phân trẻ có lẫn máu.

Trong trường hợp này mẹ cần hết sức lưu ý 1 số vấn đề sau:

Mẹ cho bé bú cần chú ý giữ gìn vệ sinh khi ăn uống, bổ sung đủ nước, vitamin, chất xơ, chất khoáng trong chế độ ăn hàng ngày.

Mẹ cho bé uống sữa ngoài lưu ý sử dụng nguồn nước sạch khi pha sữa, rửa kỹ tay khi chăm sóc và cho trẻ ăn.

Cha mẹ lưu ý không cho trẻ sơ sinh uống kháng sinh bừa bãi, dễ gây nên tác dụng phụ là tiêu chảy.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì?

Chế độ ăn uống của mẹ cũng quan trọng không kém, mẹ nên áp dụng chế độ dinh dưỡng đủ nước, giàu vitamin, chất xơ và chất khoáng để đảm bảo chất lượng sữa và tăng sức đề kháng cho trẻ. Bản thân người mẹ cũng không cần kiêng khem nhiều mà chỉ nên kiêng ăn đồ ngọt.

Ảnh minh họa

Mẹ cũng lưu ý trong chế độ dinh dưỡng của trẻ bị tiêu chảy, tùy vào lứa tuổi và chế độ ăn của trẻ trước khi bị tiêu chảy để có chế độ ăn thích hợp, cụ thể như sau:

– Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ: Mẹ nên cho bé bú bình thường và tăng số lần bú. Nếu trẻ không bú sữa mẹ thì cho trẻ ăn sữa mà trước đó trẻ vẫn ăn nhưng pha loãng 1/2 trong vòng 2 ngày.

– Trẻ 6 tháng tuổi trở lên: Ngoài sữa mẹ và sữa thay thế như trên cần cho trẻ ăn thêm nhiều lần và từng ít một các thức ăn giàu chất dinh dưỡng như: thịt nạc, cá nạc, trứng, sữa,… Đồng thời cho thêm một ít dầu, mỡ để tăng thêm năng lượng của khẩu phần.

Lưu ý: thức ăn của trẻ cần mềm, nấu kĩ, nấu loãng hơn bình thường và cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm. Nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã nấu sẵn thì phải đun lại trước khi cho ăn.

Ngoài ra, cần chú ý cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước ép quả như: chuối, cam, xoài, đu đủ, hồng xiêm,… để tăng thêm lượng kali, beta, caroten, vitamin C,…

Sau khi khỏi tiêu chảy, để giúp bé phục hồi nhanh và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa trong 2 tuần liền.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN