TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ EM – CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ MẸ NÊN BIẾT

Trẻ còn nhỏ rất dễ gặp các vấn đề về tiểu đường tiêu hóa đặc biệt là tình trạng tiêu chảy cấp. Vậy trẻ bị tiêu chảy cấp có biểu hiện như thế nào? Làm sao để phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tiêu chảy cấp ở trẻ em là gì?

Tiêu chảy cấp ở trẻ là hiện tượng bé đi tiêu nhiều lần trong ngày và thay đổi tính chất phân như phân lỏng hoặc toàn nước, có thể lẫn tia máu. Đối với trẻ bú mẹ có thể đi ngoài 5-7 lần/ngày sau khi bú sữa mẹ, phân sệt hoặc lợn cợn màu xanh, mùi chua… Trẻ bị tiêu chảy cấp có thể bị sốt, nôn ói, đau bụng, biếng ăn và quan trọng nhất là biểu hiện mất nước nặng có thể dẫn tới tử vong.

Tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ thường kéo dài không quá 14 ngày. Nếu các bé bị tiêu chảy trên 14 ngày gọi là tiêu chảy kéo dài. Những trường hợp bị tiêu chảy kéo dài không được điều trị sớm sẽ chuyển biến thành mạn tình và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

2 Nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy cấp

Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ là do các loại virus gây ra, trong đó chủ yếu là Rotavirus. Ngoài ra một số trường hợp là do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc do dùng thuốc kháng sinh kéo dài, hoặc do rối loạn tiêu hóa hấp thu ở ruột khi thay đổi sữa.

  • Nhiễm trùng đường ruột: Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh tiêu chảy ở trẻ, đặc biệt là virut Rota. Loại virus này gây ra bệnh viêm dạ dày, đại tràng, viêm ruột và một số bệnh nhiễm trùng khác.
  • Nhiễm vi khuẩn: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đi ngoài ở trẻ em và liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Bệnh thường do các vi khuẩn E.coli, Shigella, Campylobacter… gây ra.

Một vài yếu tố tăng nguy cơ tiêu chảy cấp ở trẻ có thể kể đến như:

  • Sử dụng thực phẩm không đảm bảo, nguồn nước bị ô nhiễm… có thể “đưa” vi khuẩn và ký sinh trùng vào cơ thể. Điều này sẽ gây ra tình trạng tiêu chảy cả ở người lớn lẫn trẻ em.
  • Bé sử dụng kháng sinh trong thời gian dài: Thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh nhưng đồng thời chúng cũng diệt luôn cả lợi khuẩn trong đường ruột và làm xáo trộn sự cân bằng tự nhiên của hệ vi sinh vật này.
  • Dị ứng với đường Lactose: Đây là một loại đường đã được tìm thấy trong sữa và các sản phẩm từ sữa khác. Hệ tiêu hóa của trẻ không cung cấp đủ enzym để tiêu hóa loại đường này sẽ dẫn đến phản ứng như tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng…
  • Sinh hoạt không khoa học: Cho bé ăn dặm sớm hoặc ăn dặm không đúng cách, bé tiếp xúc với đồ chơi, động vật, gia súc; không rửa tay trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh… cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy cấp.
  • Khí hậu: Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa với tính chất đặc trưng là nóng, ẩm. Đây là điều kiện thuận lợi để các loại virus, vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh. Nếu không có biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời, tiêu chảy cấp có thể bùng phát thành dịch.

Ngoài ra, những trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ có hệ miễn dịch kém, sức đề kháng yếu, trẻ bắt đầu ăn dặm (6-12 tháng tuổi)… là những đối tượng rất dễ bị tiêu chảy.

3. Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy cấp

Trẻ bị tiêu chảy cấp sẽ có những triệu chứng đặc trưng dưới đây:

  • Đi tiêu nhiều lần trong ngày, có thể đi ngoài không kiểm soát. Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi: trung bình từ 3 – 10 lần/ ngày, hoặc nhiều hơn. Trẻ bú sữa mẹ phân có nước nhiều hơn so với trẻ uống sữa công thức.
  • Phân trong tiêu chảy cấp thường lỏng nhiều, có nhiều nước, mùi hôi tanh, màu vàng, xanh, hoặc nâu.
  • Trẻ có thể kèm theo sốt và phân có máu trong các trường hợp tiêu chảy cấp do viêm ruột xuất tiết hay do ký sinh trùng. Trường hợp do nhiễm virus thì phân phân toàn nước, ít đau bụng.
  • Khi bị tiêu chảy cũng có thể bị nôn ra thức ăn, nước và thậm chí là dịch mật.
  • Trẻ sẽ có thêm những triệu chứng khác như mệt, quấy khóc nhiều, không bú mẹ, sốt, đau bụng, sút cân nhanh, da khô, khát nước, tiểu ít, nước tiểu sẫm màu…

4. Tại sao tiêu chảy cấp lại nguy hiểm?

Tình trạng tiêu chảy nhiều lần, nôn liên tục khiến trẻ nhanh chóng mất nước và điện giải. Điều này xảy ra rất nhanh (chỉ khoảng 1-2 ngày sau khi bị tiêu chảy). Nếu bố mẹ không chú ý bù nước và điện giải cho bé đúng cách sẽ dẫn đến mất nước nặng. Khi đó, bé sẽ bị sốt, dần dần li bì, rối loạn tri giác, suy hô hấp, co giật, hôn mê và có thể dẫn tới tử vong nhanh nếu không được điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, bệnh tiêu chảy cấp khiến trẻ bị giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Trong khi đó, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ lúc này lại tăng cao để cung cấp cấp năng lượng cho cơ thể nhanh chóng phục hồi. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn trao đổi chất và dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ.

5. Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị tiêu chảy cấp?

Trong điều trị tiêu chảy cấp điều quan trọng nhất đó là phải bù lượng nước, điện giải và đảm bảo dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.

5.1. Kịp thời bù nước và điện giải cho bé

Cha mẹ có thể tự bù nước cho trẻ tại nhà bằng cách cho bé uống nước nhiều hơn bình thường, hoặc sử dụng dung dịch Oresol. Ngoài ra, có thể sử dụng dung dịch chế từ thực phẩm như nước cháo muối, nước gạo rang, nước cà rốt, các loại nước chuối, hồng xiêm… cũng rất tốt cho trẻ.

Cha mẹ cần cho trẻ uống dung dịch Oresol theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Đối với trẻ dưới 1 tuổi, uống từ 50 – 100ml/lần, trẻ từ 2 – 10 tuổi: 100 – 200ml và với trẻ từ 10 tuổi uống theo nhu cầu. Lưu ý dung dịch sau khi pha chỉ sử dụng trong 24 giờ, khi quá thời gian mà vẫn còn thì đổ dung dịch đi và pha lại dung dịch mới.

Khi đã cho trẻ uống bù nước và điện giải thì sau 2 – 3 giờ cần đánh giá lại tình trạng mất nước. Nếu xuất hiện tình trạng mất nước nặng (sốt cao li bì, mắt trũng, môi khô, khóc không ra nước mắt…) thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để điều trị phục hồi nước và điện giải bằng đường tĩnh mạch (truyền dịch). Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng các thuốc cầm tiêu chảy, chống nôn…

5.2. Trẻ bị tiêu chảy cấp nên ăn gì?

Để điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ hiệu quả các bà mẹ cần phải chú ý về vấn đề dinh dưỡng của bé. Trong thời gian này, mẹ nên cho bé ăn đầy đủ dưỡng chất để cơ thể hồi phục một cách tốt nhất.

  • Các loại thực phẩm nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy như gạo (bột gạo), khoai tây, trái cây tươi, thịt nạc, cá, trứng…
  • Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả chín như chuối, cam, chanh, xoài, đu đủ… để bổ sung lượng kali.
  • Với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi vẫn tiếp tục cho trẻ bú bình thường và tăng số lần bú để tăng lượng dinh dưỡng cho bé.
  • Trẻ trên 6 tháng tuổi thì mẹ vẫn tiếp tục cho bé bú và cần cho trẻ ăn thêm các thức ăn khác.
  • Tránh các loại thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như các loại rau thô, tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ…), thực phẩm sinh hơi hoặc khó tiêu hóa.
  • Không dùng các loại thức ăn có nhiều đường vì những loại thức ăn này có thể làm tiêu chảy nặng hơn rất nguy hiểm cho trẻ.
  • Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn quá nhiều chất dinh dưỡng, thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhanh, các loại nước có gas…

Mẹ cần lưu ý chế biến thực phẩm thanh đạm, hạn chế sử dụng nhiều dầu mỡ, gia vị… Ưu tiên những thực phẩm mềm, lỏng để dễ tiêu hóa.cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm. Nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã được nấu sẵn thì cần phải đun lại cho nóng trước khi cho ăn.

5.3. Bổ sung men vi sinh

Bệnh tiêu chảy cấp làm giảm lượng lợi khuẩn, trong khi đó hại khuẩn phát triển mạnh mẽ, từ đó dẫn đến tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Điều này gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng của trẻ, và là nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương, chậm lớn. Do đó, việc cấp thiết là phải bổ sung lợi khuẩn và các vi chất đường ruột cho trẻ.

Hiện nay việc cho trẻ uống men vi sinh là cách tăng cường lợi khuẩn hiệu quả và an toàn. Các chuyên gia khuyến cáo, cha mẹ nên chọn loại men vi sinh có nguồn gốc từ kim chi Hàn Quốc và được bào chế bằng công nghệ bao kép LAB2PRO, đồng thời chứa cả thành phần lợi khuẩn Probiotics và chất xơ hòa tan Prebiotics. Chi tiết xem sản phẩm tại đây.

Khi ở trong ruột, Probiotics có vai trò kiềm chế sự tăng trưởng của hại khuẩn bằng cách cạnh tranh trực tiếp nguồn thức ăn của chúng. Các loại vi sinh vật này được ví như là một hàng rào bảo vệ hệ thống tiêu hóa của bé trước sự tấn công của vi khuẩn, virus gây bệnh. Trong khi đó, Prebiotics được xem như nguồn thức ăn của lợi khuẩn, giúp ổn định nhu động ruột, giảm số lần tiêu chảy của bé. Nhờ đó, hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động hiệu quả hơn và khả năng hấp thụ dinh dưỡng cũng tốt hơn.

6. Khi nào trẻ cần đi khám bác sĩ ngay?

Cha mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ ngay khi thấy con có những biểu hiện dưới đây:

  • Tiêu chảy vẫn không hết sau 7 ngày, phân có máu và trẻ có dấu hiệu mất nước nặng như: mắt trũng, da khô, tiểu ít…
  • Trẻ vẫn nôn ói nhiều, dịch nôn có màu xanh
  • Trẻ không chịu ăn uống gì, trong khi trẻ bị nôn nhiều và tiêu chảy
  • Trẻ đi tiêu quá nhiều lần và không bù được đủ nước bằng đường uống
  • Trẻ mệt mỏi, lừ đừ, quấy khóc liên tục, hoặc ngủ mê man
  • Trẻ sốt cao và đau bụng nhiều

7. Phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

  • Các bé khi bị tiêu chảy rất dễ bị thiếu hụt lượng kẽm. Do đó để điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ đảm bảo, các mẹ nên nhớ bổ sung thêm kẽm cho bé.
  • Nuôi con bằng sữa mẹ, đồng thời mẹ cần ăn uống khoa học và vệ sinh đầu ti sạch sẽ khi cho bé bú.
  • Đối với trẻ đã ăn dặm cần cho trẻ ăn bổ sung đúng và hợp lý, đảm bảo vệ sinh khi chế biến, bảo quản. Các mẹ lưu ý nên dùng nguồn nước sạch, thực phẩm tươi sạch. Tuyệt đối nói không bị nhiễm khuẩn hoặc hóa chất bảo vệ thực vật.
  • Cho trẻ sử dụng men vi sinh hằng ngày để bổ sung lợi khuẩn, nâng cao miễn dịch chống lại vi khuẩn gây bệnh, đồng thời hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng giúp bé phát triển toàn diện
  • Rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, thay tã lót cho trẻ, trước khi chế biến thức ăn.
  • Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ các mũi theo quy định.

Trên đây là một số thông tin quan trọng trong việc điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em. Cha mẹ có thể theo dõi cách đề phòng và khắc phục hiệu quả bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ từ ThS.BS Đinh Thị Ngọc Hoa, bác sĩ chuyên khoa nhi, BV Đa khoa Xanh pôn chia sẻ TẠI ĐÂY. Hi vọng với những kiến thức vừa rồi, các mẹ đ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN