Rối loạn tiêu hóa kéo dài sau khi dùng kháng sinh – Nguyên nhân và cách xử lý

Sau khi sử dụng kháng sinh, cả trẻ em và người lớn đều có thể gặp tình trạng đau bụng, tiêu chảy, táo bón,… Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây suy giảm chức năng tiêu hóa, thậm chí gây ra những biến chứng khó lường

Tại sao sau khi dùng kháng sinh lại mắc rối loạn tiêu hóa?

Trong hệ tiêu hóa của mỗi người luôn tồn tại cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Với tỉ lệ vàng 85% lợi khuẩn: 15% hại khuẩn, đường ruột khỏe mạnh, tiêu hóa tốt, hấp thu dưỡng chất hiệu quả và không xuất hiện các triệu chứng rối loạn khác. 

Tuy nhiên, khi dùng kháng sinh – một loại thuốc có tác dụng diệt khuẩn hoặc kìm khuẩn rất mạnh, thuốc sẽ tiêu diệt hại khuẩn nhưng  cũng đồng thời cũng vô tình tiêu diệt những vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa, gây nên tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hậu quả là người bệnh thường bị rối loạn tiêu hóa.

Rối loạn tiêu hóa sau khi uống kháng sinh do đâu?

Trong hệ tiêu hóa luôn tồn tại cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Khi cân bằng ở tỉ lệ vàng 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn, hệ tiêu hóa sẽ luôn khỏe mạnh, hấp thu tốt dưỡng chất từ thực phẩm. 

Tuy nhiên, khi sử dụng kháng sinh – một loại thuốc có tác dụng diệt khuẩn mạnh, nó không chỉ tiêu diệt hại khuẩn mà còn tiêu diệt cả lợi khuẩn. Điều này làm phá vỡ sự cân bằng trong hệ vi sinh đường ruột, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây rối loạn đường tiêu hóa. 

Tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể xuất hiện từ ngày thứ 2 dùng một số loại kháng sinh, như ampicillin, cephalosporin, erythromycin,… Các triệu chứng thường gặp như đau bụng, tiêu chảy nhiều lần, mất nước, môi khô, mệt mỏi. Một số trường hợp bị sốt, nôn nhiều, phân sống hoặc phân lẫn máu. 

Rối loạn tiêu hóa sau khi dùng kháng sinh có nguy hiểm không?

Thông thường nếu chỉ dùng kháng sinh ngắn ngày thì tình trạng rối loạn tiêu hóa sẽ nhẹ, cải thiện nhanh chóng và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, với những trường hợp phải dùng kháng sinh dài ngày hoặc nhiều đợt liên tiếp có thể ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng tiêu hóa. 

Đặc biệt với trẻ nhỏ, nếu để tình trạng này kéo dài có thể khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, ăn không ngon, không hấp thu dưỡng chất, ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

Giải pháp cho tình trạng rối loạn tiêu hóa sau khi dùng kháng sinh

Để cải thiện nhanh chóng và hiệu quả chứng rối loạn tiêu hóa sau khi điều trị kháng sinh cần kết hợp những biện pháp dưới đây:

Bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa

Cung cấp lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa để thiết lập lại sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột, phòng và cải thiện rối loạn tiêu hóa. Có thể bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa qua nhiều cách, trong đó các chế phẩm men vi sinh được đánh giá là vừa tiện dụng lại hiệu quả cao, như men vi sinh Golden Lab – phân phối bởi dược phẩm Vinh Gia.

Golden Lab được phân lập từ kim chi Hàn Quốc, nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, an toàn với cả trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai hay cho con bú. Golden Lab vừa bổ sung cả lợi khuẩn, vừa bổ sung cả chất xơ hòa tan (là nguồn dinh dưỡng cho lợi khuẩn sinh trưởng và tốt cho hệ tiêu hóa), ứng dụng công nghệ Lab2Pro hiện đại nhất hiện nay, tăng hiệu quả hơn gấp nhiều lần so với men vi sinh thông thường.

Sử dụng Golden Lab theo hướng dẫn không chỉ cải thiện hiệu quả các chứng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, đầy chướng, viêm đại tràng mà còn giúp thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất tối đa. 

Lưu ý: sử dụng men vi sinh Golden Lab cách thời điểm uống kháng sinh 2 giờ, tránh làm giảm tác dụng của sản phẩm. 

Sử dụng kháng sinh theo hướng dẫn của chuyên gia

Việc điều trị kháng sinh phải theo đúng phác đồ được chỉ định, không tự ý sử dụng hay tăng liều để tránh gặp tác dụng phụ. Hơn nữa, báo với bác sĩ nếu đang điều trị thuốc khác để tránh các thuốc tương tác với nhau, gây biến chứng nguy hiểm. 

Chú ý chế độ dinh dưỡng, vận động

Một chế độ ăn uống và vận động khoa học sẽ góp phần cải thiện rối loạn tiêu hóa hiệu quả:

  • Nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa và hấp thu như cháo, súp, rau xanh, đồ luộc,… Ngoài ra, uống nước, sữa thường xuyên để tránh mất nước. 
  • Không nên ăn những thực phẩm cay nóng, đồ tanh, sống chưa qua chế biến, thực phẩm nhiều dầu mỡ hay chế biến sẵn để tránh gây tiêu chảy nặng hơn. 
  • Vận động hợp lý: lựa chọn các bài vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga. Trong trường hợp bị tiêu chảy, mất nước nặng, người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều hơn và chỉ tập luyện khi triệu chứng đã tốt hơn.  

Đến bệnh viện nếu có dấu hiệu bất thường

Khi có những dấu hiệu bất thường, cần đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:

  • Nôn ói, đi ngoài nhiều lần gây mất nước, mất điện giải
  • Đi ngoài kèm sốt cao, nôn, đau quặn bụng
  • Phân có dính máu
  • Suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch

Liên hệ 1800.55.88.89 (miễn cước) – 0896.509.509 (24/7) hoặc gửi câu hỏi về hòm thư songkhoe@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN