Nguyên nhân khiến bé bị đầy bụng nôn trớ và giải pháp

Bé bị đầy bụng nôn trớ có thể là dấu hiệu bé đã mắc các bệnh về đường tiêu hóa, báo hiệu tình trạng sức khỏe của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, những người mới làm mẹ lần đầu, chưa có nhiều kinh nghiệm thường rất hoang mang, lúng túng không biết vì sao con mình gặp phải hiện tượng này và phải xử lí như thế nào?

Nguyên nhân bé bị đầy bụng nôn trớ

1. Về nguyên nhân sinh lý

Do mẹ cho bé ăn, bé bú sai cách: Đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ dưới 1 năm tuổi tư thế cho bé bú sữa cũng như việc dùng núm vú bình sữa không phù hợp cũng có thể gây ra hiện tượng bé nuốt phải nhiều không khí khi bú, dẫn tới đầy bụng, nôn trớ.

Do ăn quá nhiều: khi mẹ cho bé ăn quá nhiều bữa trong ngày hoặc ăn quá nhiều trong một bữa sẽ khiến hệ đường ruột non nớt của trẻ không tiêu hóa kịp, từ đó trướng bụng, ợ hơi, nôn trớ.

Do mẹ cho bé ăn các loại thức ăn không phù hợp: Việc cho con ăn dặm sớm hoặc ăn những loại thức ăn khó tiêu hóa như thức ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ… sẽ làm dạ dày và đường ruột ứ đọng thức ăn. Những thức ăn này lên men, khiến bé bị đầy bụng nôn trớ.

2. Nguyên nhân bệnh lý

Chứng trào ngược dạ dày: bé bị mắc chứng này sẽ gặp tình trạng đầy bụng nôn trớ ở mức bình thường.

Chứng nhiễm khuẩn đường ruột: gây ra hiện tượng đầy bụng, viêm ruột, tiêu chảy kèm nôn trớ.

Do bé bị các tật bẩm sinh về tiêu hóa như ngắn thực quản, hẹp môn vị.

Do bé bị các bệnh như tắc ruột, lồng ruột, viêm ruột thừa.

Bé bị đầy bụng nôn trớ, mẹ phải làm sao?

1. Cách phòng tránh bé bị đầy bụng nôn trớ

Đối với bé đang trong giai đoạn bú sữa hoặc bú bình các mẹ nên lưu ý:

– Cho bé bú đủ no và bú thành nhiều cữ với lượng sữa vừa phải cho mỗi cữ.

– Nếu trẻ bú mẹ, cho trẻ bú bầu sữa bên trái trước, sau đó đến bầu sữa bên phải. Điều này giúp cho dạ dày của bé được tuần hoàn tốt hơn, giảm nôn trớ.

– Nếu bé nhà bạn bú bình, bạn chú ý nghiêng bình để núm vú ngập sữa, hạn chế tình trạng bé nuốt phải nhiều không khí dẫn tới bị đầy bụng nôn trớ. Ngoài ra núm bú bình phù hợp với độ tuổi và tốc độ ăn của trẻ cũng ảnh hưởng tới tiêu hóa của trẻ.

– Sau khi bú, bế dựng đầu bé chứ không cho nằm ngay; vừa bế vừa vỗ nhẹ vào lưng giúp bé ợ hơi, đẩy phần không khí nuốt vào bụng trong quá trình bú ra ngoài.

– Cho bé nằm sau khi ăn nên để phần thân trên cao hơn để tránh tình trạng bị trào ngược bé bị sặc chất nôn.
Đối với bé đang ăn dặm các mẹ nên lưu ý:

– Chia lượng thức ăn của bé trong ngày thành nhiều bữa, tránh ăn nhiều một lúc làm dạ dày không kịp tiêu hóa thức ăn dẫn tới bé bị đầy bụng nôn trớ.

– Lên thực đơn đa dạng cho bé. Những loại thức ăn mới nên để bé ăn từ dạng lỏng tới đặc dần.

– Những trẻ mắc chứng không dung nạp sữa bò thì mẹ nên thay bằng sữa chua hoặc sữa đậu nành.

2.Cách giải quyết khi bé bị đầy bụng nôn trớ

– Đổi sang cho bé ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa (nếu bé đã ăn dặm)

– Massage bụng nhẹ nhàng để giúp bé đẩy hơi ra ngoài, giảm trướng bụng.

Ảnh minh họa

– Sử dụng khăn ấm hoặc túi chườm làm nóng bụng cũng giúp bé bớt đầy bung. Các mẹ lưu ý vì da trẻ khá mỏng nên phải điều chỉnh độ nóng của túi chườm ở mức ấm nhẹ, có thể bọc qua khăn bông rồi mới chườm, tránh gây bỏng cho bé.

– Nướng 1 nhánh hành và 1 nhánh tỏi sau đó bọc vào vải mỏng và đặt lên rốn bé là mẹo dân gian chữa đầy bụng nôn trớ ở trẻ hiệu quả.

Trên đây là nguyên nhân và cách giải quyết khi bé bị đầy bụng nôn trớ. Các bà mẹ lưu ý, trong trường hợp bé bị đầy bụng, nôn trớ liên tục, kèm theo máu, dịch vàng (hoặc xanh), có thể kèm theo các triệu chứng như sốt, tiêu chảy, phát ban thì nhanh chóng đưa bé tới các bệnh viện để kiểm tra, vì rất có thể bé đã mắc các bệnh nguy hiểm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN