Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ là gì?

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa là nỗi lo của các ông bố bà mẹ, bởi tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới sức khỏe bé giảm sút nghiêm trọng. Hơn ai hết, các bậc phụ huynh cần nắm rõ những biếu hiện và nguyên nhân gây bệnh đẻ có phương án phòng ngừa và điều trị thích hợp.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ biểu hiện thế nào?

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần biết:

– Rối loạn đại tiện: Trẻ có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy nhiều lần trong ngày.

– Đau bụng: Triệu chứng này có thể xuất hiện với các cơn đau hình thái, mức độ khác nhau, từ đau nhẹ, tới quằn quại hoặc đau như dao cắt. Cơn đau thường xuất hiện ở vùng bụng dưới bên trái, đôi khi cũng có thể đau ở các vị trí khác.

Ảnh minh họa

– Đầy hơi: Do sự lên men của vi sinh vật hoặc rối loạn chuyển hóa tinh bột trong hệ tiêu hóa, trẻ em có thể gặp phải triệu chứng đầy hơi, kèm theo sình bụng, bụng căng to. Đây là triệu chứng điển hình của rối loạn tiêu hóa.

– Trẻ cũng có thể xuất hiện các biểu hiện như ợ chua, đắng, hôi miệng, buồn nôn, nôn mửa…

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ có những biểu hiện các mẹ phải sớm nhận biết để kịp thời xử lý, tránh để tình trạng trầm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.

Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ

Sức để khàng yếu: Trẻ nhỏ là đối tượng có hệ miễn dịch còn chưa hoàn chỉnh nên rất dễ bị các tác nhân gây bệnh xâm hại như vi khuẩn, nấm, virut, khuẩn hại,… trong đó có rối loạn hệ tiêu hóa.

Kháng sinh: Là một trong những tác nhân không chỉ tiêu diệt vi khuẩn trong cơ thể mà còn diệt luôn cả lợi khuẩn từ đó làm mất cân bằng hệ sinh thái vi sinh đường ruột, hại khuẩn sẽ gia tăng nhanh chóng và gây các bệnh về tiêu hóa.

Nhiễm khuẩn thức ăn: Chế biến thức ăn không hợp vệ sinh an toàn thực phẩm tạo điều kiện cho nấm khuẩn sinh sôi và sinh ra nguồn bệnh. Hay sự mất vệ sinh từ tay bé khi cầm nắm đồ chơi, cầm nắm thức ăn và cho lên miệng.

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Một chế độ ăn uống không khoa học sẽ làm cho trẻ bị rối loạn hệ tiêu hóa. Thức ăn của bé không nhất thiết phải là nhiều dưỡng chất và bé phải ăn quá nhiều lần bởi suy nghĩ thức ăn là dạng bột, cháo rất dễ khiến bé nhanh đói.

Thực tế không phải vậy, do hệ thống men tiêu hóa của bé đang ở mức hoàn chỉnh dần dần nên không nên dung nạp cho bé quá nhiều dưỡng chất. Không nên ép bé ăn hết khẩu phần ăn mình chuẩn bị bởi các bé nếu cố ăn sẽ bị nôn, trớ và ăn quá no sẽ khiến dạ dày trẻ khó tiêu và gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Hãy chia nhỏ ra thành các bữa nhỏ, bữa chính bữa phụ khác nhau để bổ sung thêm cho trẻ là được.

Ngoài ra, những ham muốn của con trẻ là những loại thức ăn nhanh, thức ăn chuyên bán cho trẻ em luôn là những tiềm ẩn không an toàn cho hệ tiêu hóa của bé. Các bậc cha mẹ cần biết và tránh cho trẻ những loại thức ăn bán rong vỉa hè, những loại thực phẩm đóng túi ăn vặt,…

Rối loạn hệ tiêu hóa do biến chứng từ bệnh lý khác: viêm phổi, viêm phế quản, viêm đường hô hấp cấp là những bệnh khiến trẻ tiết nhiều rãi hơn, lượng vi khuẩn trong đó nhiều hơn khiến bé mất vệ sinh hơn. Nếu nuốt trở lại vào rất dễ nhiễm khuẩn đường ruột gây rối loạn hệ tiêu hóa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN