Một số chiêu thức trị tiêu chảy cho bé tại nhà cực đơn giản

 

Không ít các bậc cha mẹ sẽ rất bối rối và lo lắng khi trẻ gặp phải căn bệnh tiêu chảy. Đừng quá lo lắng, dưới đây là một số chiêu thức trị tiêu chảy cho bé tại nhà cực đơn giản mà bạn có thể áp dụng.

Nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy

-Nhiễm rotavirus: Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy ở trẻ em, lứa tuổi hay gặp nhất là dưới 3 tuổi, tập trung nhiều nhất là 7 – 24 tháng tuổi.

-Lây nhiễm vi khuẩn: Đây là một trong những nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em thường gặp nhất và liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm.

-Nhiễm ký sinh trùng: Nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em có thể do nhiễm ký sinh trùng Giardia lamblia lây lan qua nguồn nước hoặc thực phẩm bé hấp thu hàng ngày.

-Do thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh cũng là một trong những nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em. Khi bé dùng thuốc kháng sinh, thuốc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh nhưng cũng tiêu diệt luôn cả vi khuẩn có ích, khiến hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, gây loạn khuẩn ruột và dẫn đến tiêu chảy.

-Trẻ bất dung nạp Lactose: Do thiếu hụt men Lactase để tiêu hóa đường Lactose trong sữa, các sản phẩm từ sữa nên trẻ không có khả năng hấp thu và tiêu hóa loại đường này. Đường Lactose ứ đọng trong ruột sẽ chuyển thành axit lactic và khiến trẻ bị tiêu chảy.

-Dị ứng, ngộ độc thức ăn: Protein trong thực phẩm là thành phần chủ yếu khiến trẻ bị dị ứng thức ăn, dẫn đến tiêu chảy. Dị ứng có thể xảy ra vài phút hoặc vài giờ sau khi trẻ ăn. Các triệu chứng gồm: Tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn, chóng mặt; nặng hơn là khó thở, huyết áp giảm, thậm chí là tử vong.

Trị tiêu chảy cho bé                                                                                               Ảnh minh họa

Một số chiêu thức trị tiêu chảy cho bé tại nhà cực đơn giản

Trong trường hợp trẻ gặp phải tình trạng này cha mẹ cần áp dụng một số biện pháp sau để trị tiêu chảy cho bé:

Bổ sung nước cho cơ thể

Việc tiêu chảy làm mất nước của cơ thể, chính vì thế cần bổ sung nước cho cơ thể bé bằng cách cho trẻ uống nhiều nước và hỗ trợ bằng điện giải Oresol pha theo tỉ lệ thích hợp

Uống nước lá ổi

Nguyên liệu: Lá ổi non 15 lá; nước sạch 1,5 cốc; muối. Mẹ lấy lá ổi rửa sạch ngâm nước muối khoảng 10 – 15 phút. Sau đó, cho lá ổi vào nấu với 1,5 chén nước, đun sôi khoảng 30 phút rồi nêm một chút muối. Cuối cùng, lọc lấy nước cho bé uống để trị tiêu chảy cho bé.

Lá cây nhót

Lá nhót sao vàng, sắc nước uống chữa tiêu chảy.

Hồng xiêm xanh

Hồng xiêm xanh với vị chát, tính bình lại là phương thuốc hiệu quả chữa tiêu chảy, kiết lỵ. Cách sử dụng như sau:

Cắt quả hồng xiêm xanh thành nhiều lát mỏng, phơi khô, sao vàng để dùng dần. Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 10 lát sắc với nước uống, lượng nước phải ngập hồng xiêm. Sau đó đổ ra lấy nước uống mỗi ngày 2 lần. Lưu ý là đối với trẻ nhỏ, trước khi cho uống nên nếm thử, không được cho trẻ uống đặc quá. Hồng xiêm xanh với vị chát, tính bình lại là phương thuốc hiệu quả cho trẻ bị tiêu chảy

Rau sam

Phòng ngừa: Hàng ngày dùng từ 100-200g rau sam làm rau ăn hoặc nấu cháo ăn hàng ngày.

Chữa bệnh: Khi đã có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy nhiều, dùng rau sam tươi 100g, cỏ sữa tươi 50g sắc uống thay nước trong ngày. Nếu đi ngoài ra máu có thể bổ sung thêm 20g nhọ nồi, 20g rau má vào sắc uống cùng, đây là một phương pháp vô cùng hữu hiệu khi trị tiêu chảy cho bé.

Gạo rang

Gạo: 10g sao vàng. Lá ngải cứu khô: 15g. Đường đỏ: 10g. Cho tất cả vào ấm đun rồi đổ ngập nước chờ sôi mấy phút rồi nhấc xuống để hơi nguội uống hết một lần. Mỗi ngày chỉ cần uống một lần, sau hai ngày sẽ thấy hiệu quả.

Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy nhiều ngày không khỏi kèm theo những triệu chứng nguy hiểm đối với sức khỏe thì việc cần thiết là phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để các bác sĩ can thiệp kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN