Mẹ ơi, con đau bụng!

Đau bụng ở trẻ em có thể tự phát bệnh và khỏi, xong những cơn đau kèm những rắc rối khác cũng không phải dễ dàng như thế.

Đau bụng là chứng bệnh khá thường gặp ở tre em. Bất cứ khi nào bị đau bụng, các cha mẹ sẽ thường nghĩ đến việc do con ăn quá nhiều, hoặc con cần vào nhà vệ sinh. Nhưng làm thế nào để cha mẹ biết được mức độ nghiêm trọng khi trẻ bị đau bụng?

– Chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ

– Sữa nào giúp bé tăng cân

Thực đơn cho bé táo bón

Khi con bị đau bụng ảnh hưởng đến chế độ sinh hoạt

Đau bụng thường xuyên hoặc mãn tính cho thấy, sức khỏe của con bạn cần được chăm sóc kỹ lưỡng. Nếu con đau bụng đến mức không thể đi học, đi chơi…, cha mẹ nên đưa con đến ngay bệnh viện gần nhất.

Các dấu hiệu thường gặp

Trẻ dưới 8 tuổi hầu như không thể phân biệt giữa cơn đau dạ dày và các loại đau cần phải đến bệnh viện khẩn cấp. “Tôi hỏi trẻ nơi nào đau nhất” ông nói “Nếu chúng chỉ vào góc dưới bên phải, có thể trẻ đang bị đau ruột thừa” Vì vậy nếu con bạn vẫn còn đau, bạn nên cố gắng theo dõi các triệu chứng của trẻ.

Ngoài ra, đau bụng khiến trẻ bị sút cân, sốt, nôn, tiêu chảy nặng, có máu trong phân hoặc đau ở phía trên bên phải hoặc vùng bụng dưới bên phải bạn cũng nên cho trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

ảnh 35

Nguyên nhân gì gây ra các bệnh về tiêu hóa ở trẻ?

Nếu cơn đau ở vùng bụng trên phía bên phải, túi mật, mặc dù hiếm gặp ở trẻ em, nhưng đó cũng có thể là bệnh viêm đại tràng hoặc kích thích trong phần đầu của ruột non/

Khi trẻ đau dưới rốn, đó có thể là nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích, táo bón, viêm đại trạng hoặc dị ứng.

Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích như thường xuyên đi tiêu lỏng sau khi ăn, có thể được điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, thuốc men hoặc các chế phẩm sinh học có chứa các lợi khuẩn probiotics và prebiotic kích thích hệ tiêu hóa ở trẻ.

Khó tiêu có thể gây ra các triệu chứng loét như buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi. Lúc này các thuốc ức chế tiết acid sẽ giúp khá nhiều ở trẻ.

Celiac là bệnh cơ thể trẻ không dung nạp gluten (được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen, yến mạch – gây ra đau bụng, đầy hơi, phân lỏng hoặc cứng. Thay đổi chế độ ăn uống có thể điều trị Celiac.

Không dung nạp Lactose làm cho cơ thể trẻ không xử lý hiệu quả lactose (thường thấy trong sữa và các sản phẩm từ sữa), bổ sung men vi sinh từ kim chi Hàn Quốc sẽ có tác dụng trong những trường hợp trẻ bị tiêu chảy do bất dung nạp đường lactose thứ phát sau mỗi đợt uống kháng sinh.

Cuối cùng, đau bụng tái phát ở trẻ em cũng được coi là dấu hiệu ban đầu của chứng đau nửa đầu. 5-15% trẻ em bị đau bụng tái phát mà không phải là do bất cứ nguồn nào khác có thể bị chứng đau nửa đầu.

Để liên tục được tư vấn và theo dõi các thông tin dinh dưỡng cho con trẻ liên quan đến sữa, trẻ biếng ăn,bé bị tiêu chảy, Bé bị táo bón,… hãy gọi theo số 0439.959.969 – 1900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải:bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN