Giải pháp nào cho bé biếng ăn chậm tăng cân?

 

Theo thống kê cho biết, trên 50% bé từ 1 – 6 tuổi trên thế giới mắc chứng biếng ăn, tại Việt Nam, tỷ lệ này là 20 – 40%. Vì vậy mà, biếng ăn là nỗi lo của hầu hết các bậc cha mẹ. Vậy đâu là giải pháp cho bé biếng ăn chậm tăng cân?

Hệ lụy của việc trẻ biếng ăn

Rối loạn tăng trưởng: Rối loạn tăng trưởng có thể hiểu là sự phát triển không bình thường về cân nặng, chiều cao, sinh lý của trẻ. Khi bé biếng ăn chậm tăng cân thì đương nhiên nguồn dưỡng chất nạp vào mỗi ngày không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của trẻ. Chưa kể đến việc thiếu những nhóm chất chính vô cùng cần thiết mà sự thiếu hụt các vi chất và các vitamin, khoáng chất cũng đã gây nên hậu quả khó lường: thiếu vitamin A khiến mắt khô; thiếu vitamin B1 có thể gây bệnh tê phù; thiếu sắt có nguy cơ gây thiếu máu; thiếu vitamin D, Calci có thể gây bệnh còi xương…

Suy giảm phát triển não bộ: Trẻ biếng ăn thường không đủ dinh dưỡng và thiếu cân bằng dưỡng chất trong cơ thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển não bộ, điều đó khiến cho trẻ hay mệt mỏi, không đủ lực cho trí óc tập trung và tư duy, thành tích học tập kém hơn những trẻ khỏe mạnh.

Trẻ biếng ăn dễ phát sinh những hậu quả khó lường

Suy giảm sức đề kháng: Bé biếng ăn chậm tăng cân thì cũng đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch không được nuôi dưỡng và thậm chí bị suy giảm nghiêm trọng do đó các chứng bệnh dễ dàng tấn công và trẻ rất hay bị ốm vặt. Đặc biệt là những căn bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp như viêm họng, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, tiêu chảy, táo bón… hệ lụy lại làm trẻ càng biếng ăn hơn.

Ảnh minh họa

 Trẻ biếng ăn để lại nhiều hậu quả khó lường

Chậm chạp cảm xúc: Những trẻ biếng ăn không có đủ dinh dưỡng thường không thích vận động do mệt mỏi, bé thường ủ rũ và không thiết chơi đùa. Điều đó dẫn đến việc hình thành sự chậm chạp và tính cách lập dị so với bạn bè và môi trường xung quanh. Tình trạng này lâu dài sẽ dẫn đến hiện tượng trầm cảm hay tự ti ở trẻ nhỏ.

Hỗ trợ hệ tiêu cho trẻ biếng ăn – Giải pháp cho bé biếng ăn chậm tăng cân hiệu quả

  • Bổ sung lợi khuẩn

Trong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ vốn rất non yếu. Vì vậy, mẹ hãy giúp đỡ hệ tiêu hóa của bé biếng ăn chậm tăng cân bằng cách bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

  • Cung cấp dưỡng chất dễ hấp thụ cho trẻ

Một chế độ dinh dưỡng dễ hấp thụ sẽ chuyển hóa nhanh hơn, giúp bé biếng ăn vẫn hấp thụ được trọn vẹn, đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Mẹ có thể tìm đến sự tư vấn của các bác sỹ chuyên khoa để có thêm thông tin về các loại thực phẩm phù hợp với độ tuổi và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

  • Tăng cảm giác ngon miệng cho trẻ

Các khoáng chất như Kẽm, Vitamin nhóm B và Lysine là những vi chất có khả năng kích thích sự thèm ăn, khiến bé thấy ngon miệng hơn. Mẹ có thể bổ sung các loại khoáng chất này từ sữa công thức, rau củ quả và ngũ cốc.

Thêm vào đó, mẹ cần chú ý đến mùi hương của món ăn, trình bày món ăn đẹp mắt, sinh động cũng là cách để bé hào hứng hơn với thức ăn.

  • Cho ăn khi bé đói

Mẹ cần nhận biết khi nào bé đói để việc cho bé ăn hiệu quả hơn vì đó là lúc dạ dày tiết enzym nhiều hơn, kích thích cảm giác “thèm” ăn của trẻ. Và bữa ăn sẽ dừng lại ngay khi bé cảm thấy vừa đủ, mẹ sẽ không cố gắng ép trẻ ăn thêm. Ngoài ra, để hỗ trợ cho việc này, mẹ cần cho bé ăn đúng bữa, các bữa ăn cách nhau khoảng 2 giờ đồng hồ để cả mẹ và bé đều phần biệt được cảm giác no, đói.

  • Tập cho trẻ biếng ăn thói quen ăn uống khoa học

Một số thói quen ăn uống khoa học mẹ có thể tập cho bé như ăn thành các bữa nhỏ trong ngày, thường là 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Đồng thời, các bữa ăn diễn ra vào thời gian cố định và cách nhau khoảng 2 tiếng đồng hồ. Mẹ không cho bé ăn vặt trước bữa ăn và ăn buổi tối quá no. Ngoài ra, mẹ cần tránh tạo thành thói quen xem tivi hoặc nghe nhạc trong lúc bé ăn. Vì sau này bé có thể chỉ ăn khi được xem ti vi.

  • Tạo không khí bữa ăn thoải mái

Để tránh tình trạng bé biếng ăn chậm tăng cân mẹ cố gắng tạo không khí ăn uống vui vẻ cho bé như một câu chuyện hoặc trò chơi thú vị với thức ăn. Nếu bé không muốn ăn mẹ có thể dừng lại, chứ không nên ép buộc bé ăn. Đôi khi mẹ có thể dành những phần quà nhỏ để khuyến khích bé ăn hết suất ăn nhưng không nên tạo thành thói quen.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN