Đối phó với việc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Trẻ nhỏ bị tiêu chảy là một trong những vấn đề đáng lo lắng của nhiều những ông bố, bà mẹ đang nuôi con nhỏ, nhất là đối với trẻ sơ sinh. Ở độ tuổi này, hệ tiêu hoá của bé còn chưa kịp thích nghi với những loại thực phẩm được cung cấp thông qua nguồn sữa mẹ hoặc trực tiếp cho bé thông qua các loại sữa (hay còn gọi là sữa ngoài). Nhưng nếu bé bị tiêu chảy liên tục, có các dấu hiệu bất thường như mất nước, sốt, nôn ói… là dấu hiệu nghiêm trọng. Hãy tìm hiểu những kiến thức cần thiết để có thể đối phó với việc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy một cách hiệu quả nhất.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy – nguyên nhân do đâu?

Trẻ sơ sinh hay mắc chứng tiêu chảy do hệ tiêu hoá của bé còn non nớt, dễ phản ứng với những thay đổi từ thức ăn. Đặc biệt, ở độ tuổi này bé thường chủ yếu bú mẹ hoặc uống sữa nên phân của bé thường có dạng lỏng, thậm chí nhiều khi còn sủi bọt, có chất nhầy.
Phân của trẻ bú mẹ thường có màu vàng, sền sệt có mùi chua. Phân của trẻ dùng thức ăn dặm thường có màu vàng nâu như đất sét hoặc có màu xanh, mùi thối, rắn hơn phân của trẻ bú mẹ, đôi khi thành khuôn.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

– Bé đi ngoài liên tục, kèm theo đó là dấu hiệu mất nước.
– Trẻ khóc vì đau khi có ai đó sờ nắn bụng.
– Trẻ có triệu chứng uể oải, bú kém, mệt mỏi hoặc bé bú quá nhiều nhưng không hấp thu được dưỡng chất.
– Trẻ bị dị ứng với sữa.
– Chớ coi thường hiện tượng dị ứng với sữa ở trẻ nhỏ. Ảnh minh hoạ.
– Da bé bị nhăn, hai mắt hơi lõm.
– Trẻ bị rối loạn tiêu hoá hay nhiễm trùng đường ruột.
– Sử dụng nhiều loại thức ăn nhuận tràng hoặc thuốc xổ trong giai đoạn cho con bú.
– Hậu quả của tiêu chảy ở trẻ nhỏ
Trẻ bị tiêu chảy dễ dẫn đến tình trạng mất nước và thiếu nước nhanh chóng. Hiện tượng này cực kỳ nguy hiểm, nhất là chứng tiêu chảy lại kèm theo sốt, nôn ói. Hậu quả của bệnh thường dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng và dễ tử vong. Bệnh tiêu chảy cấp nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra rối loạn tiêu hoá dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng, phát triển của trẻ, thậm chí có thể gây tử vong.

Đối phó với việc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Cha mẹ cần hết sức lưu ý theo dõi khi trẻ có các triệu chứng bất thường khác như nôn ói, đầy bụng, khó tiêu, mất nước, … cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để có hướng điều trị kịp thời, tránh những nguy cơ không đáng có về sau”. Đặc biệt vào thời điểm giao mùa, nắng nóng bất thường các bà mẹ hết sức lưu ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh cho bé cũng như môi trường sống để hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.
– Đầu tiên để tránh mất nước, mẹ cần cho bé bú nhiều hơn để bù vào lượng nước đã mất.
– Uống thêm khoảng 50-100ml nước Oresol sau mỗi lần đi ngoài.
– Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi cho bé bú và sau khi thay tã.
Trong trường hợp những triệu chứng trên không có dấu hiệu thuyên giảm cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có những lời khuyên tốt nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN