CHA MẸ CẦN LÀM GÌ KHI TRẺ BỊ TIÊU CHẢY?

Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng và chậm phát triển hơn bạn bè cùng trang lứa. Điều đáng nói, phần lớn nguyên nhân gây bệnh ở trẻ đều bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy, cha mẹ hãy trang bị cho mình những kiến thức về căn bệnh này để có biện pháp xử lý kịp thời khi trẻ bị tiêu chảy.

1. Tiêu chảy ở trẻ em là gì?

Tiêu chảy ở trẻ em là tình trạng trẻ đi ngoài nhiều gấp 2 lần so với bình thường trong một ngày. Phân của trẻ lỏng hoặc toàn nước và có mùi khó chịu. Đối với trẻ lớn bị tiêu chảy thì trẻ đi ngoài một ngày quá 3 lần và tình trạng phân cũng giống như trẻ nhỏ.

2. Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy?

Tiêu chảy là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, tưởng chừng không nguy hiểm nhưng đây là bệnh dẫn đến tử vong cho trẻ em ở nhiều nước đang phát triển. Dưới đây là những nguyên nhân chính khiến trẻ bị tiêu chảy để cha mẹ có cách phòng tránh cho trẻ kịp thời.

2.1. Nhiễm rotavirus

Rotavirus là vi khuẩn có khả năng sống nhiều giờ trong môi trường chúng có thể bám lên chân tay hoặc các đồ vật cứng trong nhà như bàn, ghế. Rotavirus là vi khuẩn gây ra bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em . Đặc biệt là trẻ đang trong độ tuổi tập bò, tập đi bé hay cầm, bám vào những đồ đạc trong nhà rồi cho vào miệng. Chính vì vậy mà cha mẹ cần phải vệ sinh đồ đạc trong nhà, đồ chơi và chân tay cho trẻ hàng ngày.

2.2. Lây nhiễm vi khuẩn

Trong môi trường sống của chúng ta vi khuẩn luôn tồn tại song song và phát triển cùng với con người. Chúng có trong không khí, bám vào các đồ vật trong nhà gây bệnh cho con người đặc biệt là trẻ nhỏ khi sức đề kháng của trẻ con yếu thì vi khuẩn rất dễ xâm nhập và gây bệnh cho trẻ.

2.3. Nhiễm ký sinh trùng

Tiêu chảy là một trong những biểu hiện của trẻ bị nhiễm ký sinh trùng. Cụ thể ở đây là ký sinh trùng Giardia, đây là loại ký sinh trùng có nhiều trong môi trường tự nhiên. Bé có thể bị nhiễm ký sinh trùng Giardia do cha mẹ không vệ sinh sạch tay chân cho trẻ, Giardia có trong thực phẩm hoặc các nguồn nước bị ô nhiễm.

2.4. Do thuốc kháng sinh

Kháng sinh là một trong những loại được sử dụng phổ biến để điều trị các bệnh liên quan đến vi khuẩn, vi rút… Tuy nhiên việc sử dụng thuốc kháng sinh ở trẻ nhỏ là việc làm cần phải nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ. Vì sử dụng thuốc kháng sinh không phù hợp với trẻ có thể khiến bé bị tiêu chảy thậm chí là tử vong.

2.5. Trẻ không dung nạp đường Lactose

Lactose là đường có nhiều trong các loại sữa uống đặc biệt là sữa của trẻ nhỏ. Lactose không có hại tuy nhiên để có thể hấp thu được Lactose cần phải có lượng lượng lớn Lactase để phân tách thành Glucose và Galactose. Tuy nhiên không phải cơ thể trẻ nhỏ nào cũng có đủ Lactase để có thể hấp thụ được hoàn toàn Lactose điều này sẽ khiến trẻ bị đầy hơi, khó tiêu và dẫn đến tiêu chảy.

2.6. Dị ứng, ngộ độc thức ăn

Trẻ nhỏ là một trong những đối tượng khá kén ăn vì hệ tiêu hóa của các bé con khá yếu nếu cho trẻ ăn các loại thức ăn không lành tính có thể khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị tổn thương gây ra tình trạng tiêu chảy.

2.7. Do mắc một số bệnh về đường ruột

Tiêu chảy có thể là nguyên nhân của một số bệnh về đường ruột ở trẻ nhỏ như rối loạn tiêu hóa, bệnh tả, bệnh kiết lị…

3. Dấu hiệu trẻ tiêu chảy

Nếu tình trạng tiêu chảy của trẻ diễn ra liên tục không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà còn nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Dưới đây là một số dấu hiệu chính của bệnh tiêu chảy mà cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết ngay tại nhà:

3.1. Dấu hiệu tiêu chảy nhẹ

  • Đau bụng
  • Đầy hơi: tình trạng bụng có dấu hiệu đầy hơi, khó tiêu
  • Buồn nôn: trẻ bắt đầu biếng ăn và thường xuyên bị nôn trớ
  • Sốt: trẻ bị tiêu chảy sốt từ 38.3 độ cho đến 38.5 độ
  • Mất nước: cha mẹ có thể quan sát tình trạng phân của các bé để có thể phát hiện tình trạng mất nước như phân lỏng hoặc có toàn nước.
  • Đi ngoài nhiều lần: đối với trẻ nhỏ thì đi ngoài nhiều gấp 2 lần bình thường khi trẻ bị tiêu chảy. Còn trẻ lớn thì bé đi ngoài nhiều hơn 3 lần một ngày
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao tùy cơ địa của mối bé

3.2. Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy nặng

  • Đau bụng nhiều và thường xuyên
  • Trong phân có máu: phân của trẻ không chỉ loãng nhiều nước mà có máu đỏ lẫn trong phân
  • Nôn thường xuyên: bé rất dễ nôn và nôn nhiều khi ăn
  • Chán ăn, ăn mất ngon hoặc bỏ ăn: bé lười ăn hơn bình thường
  • Sốt cao: trẻ sốt cao khoảng 38.3 độ C đến 38.5 độ C
  • Miệng khô, dính miệng
  • Cân nặng bị giảm
  • Đi ngoài nhiều lần, đi tiểu ít
  • Khát nước cực độ
  • Trẻ mệt mỏi, ngủ li bì, chóng mặt, quấy khóc liên tục
  • Trẻ có ít hoặc không có nước mắt khi khóc
  • Không khỏi bệnh sau 7 ngày: tình trạng bệnh của trẻ kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm

4. Biến chứng nào xảy ra khi trẻ bị tiêu chảy

Nếu tình trạng trẻ tiêu chảy kéo dài và không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, cha mẹ cần phải phát hiện và điều trị tiêu chảy kịp thời cho trẻ.

  • Gây mất nước ở mức nhẹ, trung bình hoặc nặng
  • Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài sẽ khiến bé suy dinh dưỡng, kém phát triển về thể chất và trí tuệ
  • Mất nước nặng sẽ dẫn đến biến chứng cho tim và phổi, trường hợp xấu dẫn đến sốc, đe dọa đến tính mạng.

5. Cách xử lý khi bé bị tiêu chảy

Khi phát hiện bệnh tiêu chảy ở trẻ bên cạnh việc tìm nguyên nhân khiến trẻ tiêu chảy thì cha mẹ cần phải thực hiện ngay những việc sau để có thể giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy ở trẻ.

  • Bù nước cho trẻ bị tiêu chảy: cha mẹ có thể bù nước cho trẻ bằng đường uống như cho trẻ uống các loại nước ép hoa quả.
  • Chú ý chế độ dinh dưỡng việc trẻ bị mất nước liên tục sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ chính vì vậy cha mẹ cần phải đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của trẻ.
  • Chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ để chăm sóc trẻ bị tiêu chảy hiệu quả nhất cha mẹ cần phải đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán tình trạng bệnh.
  • Bổ sung men vi sinh, lưu ý khi chọn men vi sinh cần lựa chọn men vi sinh với 2 thành phần đó là Probiotic và chất xơ hòa tan Prebiotic. Trong đó probiotic là những vi khuẩn có lợi giúp khắc chế sự sinh trưởng và phát triển của những vi khuẩn có hại. Chất xơ hòa tan prebiotic là thành phần giúp tăng cường lợi khuẩn, nâng cao sức đề kháng cho hệ tiêu hóa của trẻ. Đặc biệt để hai thành phần được phát huy tối đa công dụng của chúng thì cha mẹ nên lựa chọn những sản phẩm men vi sinh được bào chế theo công nghệ bao kép Lab2Pro do bộ y tế kiểm tra và cấp phép.

6. Khi nào trẻ cần đi khám bác sĩ ngay?

Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ nhưng cũng rất nguy hiểm nếu cha mẹ tự ý điều trị cho bé bị tiêu chảy ở nhà. Trong trường hợp bé bị tiêu chảy tốt nhất cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ và trong trường hợp dưới đây cha mẹ cần phải đưa bé đến gặp bác sĩ ngay để bé có thể được điều trị kịp thời.

  • Phân có máu và trẻ có dấu hiệu mất nước đây là dấu hiệu của tình trạng tiêu chảy cấp.
  • Trẻ vẫn nôn ói nhiều nếu bé đã được đi khám bác sĩ mà tình trạng nôn ói của trẻ vẫn không giảm thì cha mẹ phải đưa bé đến gặp bác sĩ ngay
  • Trẻ không chịu ăn uống gì
  • Trẻ đi ngoài quá thường xuyên
  • Khi nôn ói, bố mẹ thấy dịch nôn ói của trẻ có màu xanh lá cây
  • Trẻ mệt mỏi, lừ đừ, quấy khóc liên tục
  • Tiêu chảy vẫn không hết sau 7 ngày nếu bé đã được điều trị tiêu chảy mà bệnh vẫn không có dấu hiệu giảm hoặc bé bị nặng hơn thì cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để kiểm tra lại lần nữa.
  • Sốt và đau bụng nhiều: nếu bé vẫn tiếp tục sốt cao sau khi đã điều trị tiêu chảy thì cha mẹ cần phải đưa bé đi gặp bác sĩ để được kiểm tra lại

7. Cách phòng ngừa trẻ bị tiêu chảy

Phòng bệnh hơn chữa bệnh là điều mà cha mẹ nào cũng mong muốn. Mặc dù tiêu chảy là bệnh có thể chữa trị được nhưng khi trẻ bị tiêu chảy sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cân nặng và sức khỏe. Chính vì vậy, để phòng bệnh tiêu chảy cho bé hiệu quả thì cha mẹ có thể áp dụng những phương pháp sau:

  • Đối với trẻ sơ sinh thì bú mẹ ít nhất 6 tháng – 2 tuổi: sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng lành tính nhất cho bé. Không những vậy việc cho bé uống sữa mẹ đến hai tuổi bé sẽ khỏe mạnh và ít ốm vặt. Tuy nhiên mẹ cũng phải đặc biệt đến chế độ ăn uống của mình trong thời kỳ cho con bú.
  • Vệ sinh bình bú, đồ dựng pha sữa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đây là những đồ vật mà vi khuẩn dễ bám lên và trú ngụ ở các khe. Các mẹ cần phải vệ sinh bình bú và đồ đựng pha sữa cho bé thường xuyên bằng cách luộc hoặc trần qua nước sôi.
  • Thường xuyên rửa đồ chơi cho trẻ đồ chơi là những vật mà trẻ thường xuyên tiếp xúc vào bằng các cầm nắm. Không những vậy trẻ trong thời kỳ mọc răng còn hay cắn và cho những đồ vật đó vào miệng. Chính vì vậy cha mẹ nên khử khuẩn đồ chơi cho bé thường xuyên để tránh những vi khuẩn lây bệnh xâm nhập vào cơ thể bé.
  • Rửa tay trẻ trước ăn, sau mỗi lần vệ sinh nên tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và mỗi lần vệ sinh ngay từ bé không chỉ giúp trẻ phòng bệnh tiêu chảy hiệu quả mà trẻ còn có thể rèn cho trẻ thói quen tốt sau này.
  • Tránh cho trẻ uống quá nhiều nước trái cây, nước có gas.
  • Thực hiện ăn chín uống sôi đồ ăn cho trẻ nên nấu chín kỹ không nên cho trẻ ăn đồ ăn sống dành cho người lớn
  • Chích ngừa: virus Rota, sởi… có thể tiêm phòng cho bé thường xuyên để ngăn ngừa các loại virus gây bệnh cho trẻ.

Bổ sung lợi khuẩn bằng men vi sinh nên cho trẻ uống men vi sinh có chứa Probiotic và chất xơ hòa tan Prebiotic. Việc cho trẻ uống men vi sinh thường xuyên giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh hơn và cải thiện tình trạng lười ăn của trẻ. Theo các nhà khoa học, probiotic là một trong những lợi khuẩn cần thiết cho hệ tiêu hóa chúng đóng vai trò quan trọng trong việc ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại trong đường ruột. Thêm vào đó chất xơ hòa tan prebiotic giúp tăng lượng lợi khuẩn trong đường ruột và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Hai thành phần này cùng có trong những sản phẩm men vi sinh được bào chế bằng công nghệ Bao kép Lab2pro sẽ giúp bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa của trẻ ưu việt và hiệu quả hơn. Chi tiết xem thêm sản phẩm tại đây.

Khi hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện thì trẻ thường xuyên bị mắc nhiều chứng bệnh, ốm vặt khiến cha mẹ phải lo lắng. Tuy nhiên, một trong những cách để giảm thiểu tình trạng ốm vặt cho bé thì cha mẹ cần phải phòng bệnh cho trẻ. Đối với trẻ bị tiêu chảy thì cha mẹ cần phải có những biện pháp điều trị cho bé kịp thời. Có thể xem thêm về cách đẩy lùi tình trạng tiêu chảy ở trẻ TẠI ĐÂY.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN