Bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em

Bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em

Trong các bệnh nhiễm khuẩn có tỷ lệ tử vong cao ở trẻ, ngoài nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp còn phải kể đến nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Thời gian gần đây, số trẻ em nhập viện mắc các bệnh đường tiêu hóa có dấu hiệu gia tăng.

[bvh id=”he-mien-dich-tot-chia-khoa-giup-tre-it-om-khoe-manh-cao-lon”]

1. Nhiễm khuẩn đường ruột là gì?

Nhiễm khuẩn đường ruột là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi bị nhiễm trùng đường tiêu hóa, trẻ sẽ bị tiêu chảy, phân nhầy, biếng ăn, sút cân, ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển về thể chất và cân nặng của trẻ. Do đó, có biện pháp chăm sóc, điều trị thích hợp và kịp thời là yêu cầu bắt buộc dành cho các bậc cha mẹ để giúp trẻ mau chóng hồi phục sức khỏe.

tieu-chay

Ảnh: Sưu tầm Internet

Tiêu chảy là triệu chứng thường thấy khi bé bị nhiễm khuẩn đường ruột

Con đường lây nhiễm là do tiếp xúc với các đồ vật có chứa vi khuẩn, ổ chứa vi khuẩn là động vật, gia súc và gia cầm. Người ta cho rằng sự gần gũi của trẻ với các dạng vật nuôi và kháng thể chưa phát triển hoàn thiện là điều kiện khiến trẻ dễ bị nhiễm bệnh.

2. Biểu hiện, triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em

Thời kỳ lây truyền kéo dài suốt giai đoạn nhiễm khuẩn, thường từ vài ngày đến vài tuần. Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính với các đặc điểm điển hình như tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi, sốt, buồn nôn và nôn. Thời kỳ ủ bệnh thường từ 2 – 5 ngày, cũng có thể là từ 1 – 10 ngày tuỳ theo thể trạng của từng người. Khi nhiễm khuẩn, trẻ đi đại tiện phân lỏng, có thể lẫn với chất nhày và có bạch cầu. Những người không được điều trị kháng sinh sẽ có thể đào thải vi khuẩn ra ngoài trong vòng từ 2-7 ngày.

[bvh id=”loi-khuan-probiotics-bao-ve-suc-khoe-con-nguoi”]

3. Chế độ ăn uống dành cho trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột như thế nào?

– Chia nhỏ bữa ăn trong ngày.

– Nấu các món ăn mềm, dễ tiêu hóa, hấp thu, giàu dinh dưỡng: cháo, súp, sữa, nước trái cây.

– Thường xuyên thay đổi món ăn để hợp với khẩu vị của trẻ.

– Bổ sung thêm men tiêu hóa từ thực phẩm: giá đỗ, các hạt nảy mầm để tăng thêm năng lượng, hóa lỏng thức ăn.

– Trẻ còn bú mẹ: tăng thêm bữa bú và thời gian bú. Trẻ không bú được vắt sữa mẹ cho ăn bằng thìa.

– Cho trẻ uống thêm nhiều nước: nước hoa quả tươi, bù nước nước và điện giải: oresol pha đúng cách.

– Khi khỏi ốm cho trẻ ăn tăng thêm bữa và ăn như bình thường.

cho-tre-bu-me

Ảnh: Sưu tầm Internet

Cho trẻ bú mẹ là phương pháp điều trị tốt nhất khi bé bị nhiễm khuẩn đường ruột

Bên cạnh đó các mẹ có thể cho bé sử dụng men vi sinh. Đó là những vi khuẩn có lợi cho đường ruột có nhiệm vụ biến đổi chất xơ thực phẩm, thức ăn chưa tiêu hoá hết ở ruột non thành các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Các vi khuẩn có ích có khả năng lấn áp, đè bẹp và tiêu diệt rất nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, giúp cho hệ miễn dịch tại đường ruột tăng cường hoạt động. Nhờ đó, đường ruột được khoẻ mạnh để thực hiện tốt chức năng tiêu hoá và hấp thu thức ăn. Hiện nay công nghệ sản xuất men vi sinh hiện đại nhất là công nghệ bao kép DUOLAC TM  giúp bảo vệ vi khuẩn có ích chống lại tác động của độ ẩm, nhiệt độ, áp suất..  bảo vệ vi khuẩn trong suốt quá trình tiêu hóa, giúp vi khuẩn vẫn còn sống khi đến ruột và trong điều kiện tốt nó sẽ định cư và tăng sinh. Vì vậy các mẹ nên chọn men vi sinh được sản xuất với công nghệ hiện đại bao kép DUOLAC TM  để có sức khỏe tốt nhất cho bé.

4. Khi nào cần đưa trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột đến bệnh viện?

Đối với trường hợp nhẹ, có thể điều trị tại nhà bằng cách cho trẻ uống bù nước, dung dịch oresol, nước trái cây pha loãng, nước cháo muối; ăn uống bình thường theo nhu cầu. Tuy nhiên, cần đi khám bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường hoặc bệnh nặng hơn như: tiêu chảy kèm sốt, phân có nhày lẫn máu. Hoặc trẻ lừ đừ, vã mồ hôi, tay chân lạnh, bỏ bú, không ăn uống được, nôn mửa nhiều. Tiêu chảy nhiều lần (5-6 lần/giờ), phân toàn nước, nước phân đục, không tiểu tiện hoặc tiểu rất ít… nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN