Táo bón là chứng bệnh rất phổ biến, đặc biệt trong xã hội hiện đại có xu hướng tăng lên, từ 60 trở lên thì tỉ lệ ở nữ giới là 26%, nam giới là 16%. Tỉ lệ này thay đổi lên 34% đối với nữ giới và 26% đối với nam giới ở những người độ tuổi trên 80. Đây không phải là bệnh ác tính nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nếu để kéo dài sẽ phát sinh nhiều bệnh lý liên quan.
1. Vì sao đối tượng người trung niên và cao tuổi dễ mắc chứng táo bón?
Táo bón xảy ra khi vì một lý do nào đó khiến khối phân di chuyển trong ruột già quá chậm chạp làm cho phân bị hấp thụ nước nhiều hơn bình thường và trở nên cứng khi đến hậu môn.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón như: Do dùng thuốc, do thói quen, chế độ ăn, bệnh lý toàn thân hoặc tổn thương thực thể tại ống tiêu hóa. Tuy nhiên, táo bón ở người già thường gặp ở một số nguyên nhân sau:
Hoạt động thể chất bị suy giảm
Hầu hết người cao tuổi đã nhận thức được vận động làm cho mọi cơ quan của cơ thể hoạt động đều đặn, nhưng có một số trường hợp vì lý do nào đó nên việc ít vận động phải bị hạn chế như: Đau khớp gối mạn tính, đau lưng, chân yếu khó đi lại thì rất dễ xảy ra táo bón người già.
Do uống ít nước
Hiện tượng này thường gặp ở hầu hết người cao tuổi, nhất là những người có bệnh lý ở hệ thống thận tiết niệu hoặc các người cao tuổi có u xơ tiền liệt tuyến nên nảy sinh tâm lý không muốn uống nước. Uống ít nước cũng là một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng táo bón.
Do chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Đặc biệt là chế độ ăn ít rau xanh và hoa quả tươi, một số khác là do yêu cầu trong điều trị một bệnh nào đó nhưng người bệnh lại kiêng khem quá mức; ăn ít hoặc chán không muốn ăn nên chất cặn bã ít, phân ít không tạo được sự phản xạ co bóp của đại tràng. Một số người cao tuổi khác lại ăn những loại thức ăn có nhiều thành phần chứa chất béo như: bơ, sữa, đường tinh chế và thức ăn ít chất xơ, cay, nóng.
Do tác dụng phụ của thuốc
Người già thường mắc các bệnh mãn tính kèm theo, nên phải dùng rất nhiều loại thuốc. Việc sử dụng các loại thuốc có chất tanin, thuốc chống trầm cảm, thuốc bao bọc niêm mạc dạ dày có chứa nhôm, lạm dụng một số thuốc có tác dụng nhuận tràng, do dùng nhiều quá không có tác dụng nhuận tràng như mong muốn nên dẫn tới việc người già khó đi cầu.
Do bệnh trĩ
Khi bị trĩ, bệnh nhân thường có xu hướng nhịn đi đại tiện vì sợ đau và chảy máu. Khi nhịn đại tiện lâu và nhiều lần sẽ gây ra tình trạng giảm phản xạ đại tiện dẫn đến tích trữ phân nên sẽ bị táo bón. Khi càng bị táo bón, việc đại tiện càng đau và càng dễ chảy máu, kết quả là bệnh nhân càng nhịn đi đại tiện thì táo bón ngày càng tiến triển thành vòng luẩn quẩn.
Ngoài ra, còn một nguyên nhân cần hết sức lưu tâm khi người già bị táo bón đó là các tổn thương thực thể ở ống tiêu hóa hoặc cơ quan lân cận, nhất là bệnh lý ung thư đại trực tràng hoặc do một số tổn thương khác làm chít hẹp lòng đại tràng.
2. Điều trị và phòng ngừa táo bón ở người cao tuổi
Tùy theo nguyên nhân táo bón ở người cao tuổi mà sẽ có phương pháp điều trị tương ứng.
– Nếu do phản ứng phụ của thuốc thì có thể đề nghị bác sĩ cho dừng thuốc hoặc đổi thuốc phù hợp khác.
– Ăn thức ăn có nhiều chất xơ và uống đủ nước: Chất xơ có nhiều trong rau, quả, củ và ngũ cốc thô. Không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà chúng còn có tác dụng bảo vệ tim mạch, phòng chống ung thư và nâng cao hệ miễn dịch.
– Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường tuần hoàn vùng ổ bụng, khả năng hoạt động cơ sàn chậu, giúp đại tiện dễ dàng hơn.
– Đi đại tiện vào đúng một giờ nhất định và ngồi vệ sinh đúng tư thế: Để điều trị và phòng ngừa táo bón ở người già nên tập thói quen đi đại tiện vào đúng một giờ nhất định, tốt nhất là vào buổi sáng. Nếu ngồi bồn cầu, tư thế đại tiện đúng nhất là dùng ghế nhỏ kê dưới hai bàn chân sao cho phần bụng và đùi tạo thành một góc 45 độ.
Bên cạnh đó, nên bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa, bằng chế phẩm men vi sinh. Lượng lợi khuẩn có trong men vi sinh khi vào cơ thể sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng độ nhớt cho khuôn phân, tăng cường nhu động ruột. Từ đó, giúp đẩy phân ra ngoài dễ dàng và tăng tần suất đi tiêu hơn. Tuy nhiên, không phải loại men vi sinh nào cũng cho kết quả như mong muốn. Các chuyên gia khuyên, nên dùng Golden Lab – men vi sinh từ kim chi Hàn Quốc, nhờ tính an toàn và hiệu quả mà nó mang lại.
Golden Lab là men vi sinh có nguồn gốc từ chính kim chi – món ăn quốc dân của Hàn Quốc xinh đẹp. Với nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, sản phẩm rất an toàn với sức khỏe, cả với trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai. Ứng dụng công nghệ Lab2Pro hiện đại mới, bảo vệ lợi khuẩn sống sót qua dạ dày, đi tới ruột để phát huy tác dụng tối đa
Không chỉ bổ sung lợi khuẩn probiotics, Golden Lab còn bổ sung chất xơ hòa tan prebiotics giúp cải thiện và ngừa táo bón, đồng thời giúp nuôi dưỡng hệ sinh vật đường ruột khỏe mạnh, cải thiện chức năng tiêu hóa, tăng cường hấp thu và miễn dịch của cơ thể.
Đối với các trường hợp táo bón cấp tính hoặc lâu ngày, có thể dùng kết hợp giữa men vi sinh và các sản phẩm thảo dược giúp cải thiện nhanh táo bón như bộ sản phẩm An Trĩ Vương cũng là lựa chọn tốt cho người bị táo bón, giúp cải thiện nhanh chứng táo bón. Sản phẩm rất an toàn, dùng được cho cả phụ nữ có thai, cho con bú, người cao tuổi, hiệu quả đã được chứng minh lâm sàng.
Ngoài ra, nên giữ một tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh lo lắng, muộn phiền, giận dữ, mất ngủ để đẩy lùi bệnh tật.
Để được tư vấn kỹ hơn, vui lòng liên hệ tới chuyên gia tư vấn qua hotline 0896.509.509 hoặc tổng đài 1800.55.88.89 (miễn cước) hoặc gửi câu hỏi về hòm thư songkhoe@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp.