Trẻ sơ sinh lười bú không những chậm tăng cân mà còn dễ mắc phải nhiều chứng bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần phải tìm hiểu kỹ những nguyên nhân khiến trẻ không chịu bú để có thể giúp bé kịp thời cải thiện vấn đề này.
1. Những nguyên nhân trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cân
Việc tìm ra nguyên nhân trẻ sơ sinh chậm tăng cân do lười bú sẽ giúp cha mẹ nhanh chóng tìm ra giải pháp xử lý và phòng ngừa vấn đề này ở trẻ nhỏ một cách hiệu quả nhất. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh lười bú, chậm tăng cân mà cha mẹ có thể tham khảo:
1.1. Do hệ tiêu hóa của bé hoạt động không tốt, khả năng hấp thu dinh dưỡng kém
Trẻ nhỏ là lứa tuổi mà hệ tiêu hóa chưa được phát triển hoàn thiện nên rất nhạy cảm. Chính vì vậy, trẻ dễ bị mắc nhiều chứng bệnh như tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi, rối loạn liêu hóa… Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ăn uống của trẻ. Mặt khác, hệ tiêu hóa hoạt động không hiệu quả, chức năng hấp thu kém sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể. Đây chính là nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân. Cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết được những trẻ có hệ tiêu hóa kém hấp thụ như: trẻ lười ăn, thường xuyên quấy khóc khi ăn, trẻ dễ bị nôn trớ khi ăn,…
1.2. Trẻ sơ sinh biếng ăn do tác dụng phụ của thuốc
Trẻ sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh cũng có thể khiến bé lười bú, chậm tăng cân. Nguyên nhân là do thuốc kháng sinh làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng ăn uống của trẻ mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của bé.
1.3. Trẻ biếng ăn
Trẻ biếng ăn là một trong những vấn đề thường thấy của trẻ nhỏ. Khi trẻ biếng ăn trẻ thường lười ăn, quấy khóc khi ăn. Khi ăn thường dễ bị nôn trớ khiến cơ thể trẻ không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Trẻ biếng ăn thường có 2 kiểu phổ biến đó là:
- Trẻ sơ sinh biếng ăn bẩm sinh: trường hợp này rất hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 5% ở trẻ nhỏ. Với biểu hiện trẻ chỉ ngủ, chỉ chơi mà không đòi bú, đòi ăn.
- Trẻ sơ sinh biếng ăn sinh lý: trẻ biếng ăn sinh lý do trẻ bị thiếu các chất dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ như canxi, sắt, kẽm, các loại vitamin cần thiết khác… Điều này sẽ khiến thai nhi dễ bị thiếu chất và suy dinh dưỡng. Kết quả khiến trẻ dễ bị sinh non, đẻ thiếu tháng… từ đó khiến trẻ chán ăn, lười ăn và không muốn bú mẹ.
1.4. Do trẻ mắc bệnh
Trẻ nhỏ rất dễ bị mắc bệnh đặc biệt là những chứng bệnh về tiêu hóa, đường ruột… Chính vì vậy mà nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ăn uống của trẻ. Dưới đây là một số chứng bệnh mà trẻ rất dễ mắc phải mà cha mẹ cần phải phòng tránh kịp thời cho bé:
- Một số bệnh trong đường miệng ở trẻ nhỏ có thể kể đến như tưa miệng, viêm lợi cấp, viêm loét miệng…
- Bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như: tiêu chảy, táo bón, nôn trớ theo chu kỳ, trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích…
- Bệnh về hô hấp: Bệnh về đường hô hấp cũng là một trong những bệnh ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ. Ngoài ra, căn bệnh này cũng liên quan đến hệ miễn dịch của bé. Cơ thể không khỏe mạnh cũng khó để tăng cân đều đặn.
1.5. Do sữa mẹ
Sữa mẹ có mùi lạ hoặc do đầu ti có mùi lạ khi mẹ sử dụng các loại kem dưỡng da hoặc sữa tắm nặng mùi sẽ khiến trẻ không muốn bú mẹ. Mặt khác cũng có thể do lượng sữa mẹ quá ít không thể đáp ứng nhu cầu bú mẹ của trẻ khiến trẻ chán ăn và lười ăn.
1.6. Do thói quen mẹ cho bé bú
Cách bú cũng ảnh hưởng đến cân nặng của bé. Bởi vì khi bú sai, bé không nhận đủ lượng dinh dưỡng từ sữa nên bé chậm lớn, thiếu cân hơn các bạn khác.
2. Biểu hiện trẻ sơ sinh biếng ăn, lười bú
Để có thể phát hiện trẻ sơ sinh biếng ăn lười bú mẹ cần phải để ý đến lượng sữa bé ăn hàng ngày hoặc theo dõi cân nặng của trẻ. Bên cạnh đó, cần theo dõi chu kỳ tăng cân tối thiểu của trẻ theo từng giai đoạn. Nếu như bé không tăng cân hoặc cân nặng không đạt được mức cho phép thì bé nhà bạn đang chậm tăng cân. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ khiến trẻ dễ mắc các bệnh như còi xương, suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này. Một số dấu hiệu của trẻ sơ sinh biếng ăn, lười bú dưới đây sẽ giúp cha mẹ dễ dàng phát hiện và xử lý kịp thời:
- Trẻ bú ít hơn bình thường, ngậm ti mẹ nhưng không bú
- Trẻ tự nhiên chán ăn sau một thời gian bú
- Trẻ thường có biểu hiện quấy nhiễu trong giờ ăn
- Trẻ không tăng cân trong vài tháng.
3. Cách giúp bé thích bú
Giúp bé thích bú là một trong những cách giúp cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ hiệu quả. Không những vậy còn giúp các mẹ dễ dàng hơn khi cho bé ăn, giúp bé ăn ngon miệng không còn quấy khóc. Từ đó giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện.
- Mẹ tạo thói quen cho bé bú: Việc tạo cho bé thói quen ăn uống ngay từ khi bú mẹ cũng là cách giúp trẻ không bị chán bú. Mẹ nên cho bé bú theo giờ hoặc theo cữ cố định để bé có thể quen dần. Không nên để trẻ bú mẹ tùy hứng sẽ tạo thói quen không tốt cho trẻ.
- Mẹ cần quan sát bé nhiều hơn để biết khi nào bé cần được bú, nếu bé vẫn muốn bú thêm thì nên đáp ứng.
- Sữa mẹ chảy quá nhanh hay quá chậm có thể khiến bé gặp khó khăn khi bú và khiến bé không muốn bú mẹ. Vì vậy, mẹ nên thử các vị trí cho bé bú khác nhau như kiểu ru ngủ, kiểu nằm ngang, nằm bú hoặc vừa bú vừa được mẹ đu đưa hoặc bế đi lòng vòng
- Tập cho bé bú thường xuyên: Khoảng cách giữa các lần bú quá xa cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới việc bé lười bú. Vậy nên mẹ hãy kiên nhẫn cho bé bú cách 2-3 giờ. Điều này vừa giúp bé bú nhiều hơn vừa kích thích tăng tiết sữa mẹ.
4. Cách giúp bé ăn ngon, tăng cân tốt
Bên cạnh các biện pháp giúp trẻ thích bú thì các mẹ cũng có thể tham khảo một số cách giúp trẻ ăn ngon và tăng cân tốt. Điều này không chỉ giúp trẻ ăn ngon miệng, đỡ quấy khóc, mà còn giúp cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ phục vụ cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.
- Bé chỉ nên bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 6. Việc ăn dặm quá sớm sẽ là nguy cơ bất ổn cho đường tiêu hóa của bé sau đó. Bữa ăn dặm của bé cũng cần bổ sung thêm nhiều nguồn thực phẩm dinh dưỡng khác nhau như: ngũ cốc, các loại rau củ quả, trứng, thịt… và dầu ăn.
- Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì ép con ăn quá nhiều trong một bữa thì mẹ nên chia nhỏ các thành nhiều bữa. Từ đó, bé sẽ không còn cảm giác bị bắt ép, mệt mỏi mỗi khi ăn. Mẹ có thế chia ra làm 5-6 bữa trong một ngày, lên thực đơn sẵn hàng ngày hàng tuần để cân bằng đủ dinh dưỡng cho trẻ.
- Đánh lừa cảm giác của bé: Mẹ có thể kích thích sự thèm ăn của bé bằng cách chế biến, trang trí món ăn thật đẹp mắt, gọt tỉa hoa quả thành những con vật, đồ vật dễ thương… đều giúp bé phấn khích ăn ngon miệng hơn.
- Hạn chế cho bé ăn vặt trước bữa chính, bởi điều này khiến trẻ cảm giác no và không muốn ăn. Tốt nhất, mẹ nên cho ăn cách bữa chính ít nhất từ 2 – 3 giờ đồng hồ.
- Đảm bảo bé ngủ đủ giấc, ngủ thật ngon và sâu đặc biệt từ 10 giờ đêm đến 2 giờ sáng. Đây là thời điểm hormone tăng trưởng sẽ được sản sinh tăng gấp 4 lần so với bình thường.
- Bổ sung vi chất cho trẻ: canxi, vitamin D3, MK7… là những khoáng chất không thể thiếu trong sự phát triển và hình thành xương của bé. Việc cung cấp đầy đủ bộ ba khoáng chất trên giúp cho xương của bé phát triển một cách tối ưu nhất, cải thiện chiều cao và giảm nguy cơ thấp còi ở trẻ nhỏ.
- Cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ bằng cách bổ sung lợi khuẩn.
Để hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn, nâng cao sức khỏe đường ruột của con thì cha mẹ nên bổ sung lợi khuẩn cho trẻ mỗi ngày. Đặc biệt là các lợi khuẩn Probiotics có trong men vi sinh từ kim chi Hàn Quốc. Các vi khuẩn có lợi này sau khi vào ruột sẽ giúp tổng hợp và tăng tiết enzym để giúp việc tiêu hóa thức ăn, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Đồng thời, lợi khuẩn cũng tổng hợp ra nhiều vitamin, đặc biệt các vitamin nhóm B, giúp tăng cường cảm giác thèm ăn. Từ đó giúp cơ thể trẻ có thể hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển, nhờ đó mà bé sẽ tăng cân đều đặn.
Bên cạnh lợi khuẩn Probiotics, men vi sinh còn có chất xơ Prebiotics được coi là thức ăn của lợi khuẩn. Sự kết hợp của 2 thành phần này không chỉ hỗ trợ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu mà còn giúp nâng cao miễn dịch, cải thiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, khó tiêu… gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Ngoài ra, công nghệ bào chế bao kép Lab2Pro hiện đại sẽ giúp lợi khuẩn sống sót trước dịch axit dạ dày. Các vi khuẩn này sẽ đi đến đích cuối cùng là ruột và tăng sinh, hoạt động có lợi cho tiêu hóa của bé. Chi tiết xem thêm sản phẩm tại đây.
Bé phát triển toàn diện, khỏe mạnh luôn là mong muốn của bậc làm cha mẹ. Mong rằng những thông tin về trẻ lười bú chậm tăng cân của chúng tôi có thể giúp bạn có thêm những kiến thức, kinh nghiệm để chăm sóc tốt cho bé nhà mình. Cha mẹ có thể theo dõi và lắng nghe thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Thị Hải, Nguyên giám đốc trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia chia sẻ bí quyết giúp trẻ tăng cân hiệu quả TẠI ĐÂY.
Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!