Trẻ bị đi ngoài ra máu do đâu? Nên cho trẻ ăn gì để bệnh nhanh khỏi?

Trẻ nhỏ bị đi ngoài ra máu là tình trạng khá phổ biến, có thể do táo bón, viêm nhiễm, nứt kẽ hậu môn,… Tình trạng này kéo dài có thể gây thiếu máu, suy dinh dưỡng hay rối loạn hệ tiêu hóa của trẻ. Cùng tìm hiểu kỹ hơn để biết cách xử lý khi gặp phải tình trạng này!

1. Trẻ bị đi ngoài ra máu do đâu?

Có khá nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ đi ngoài ra máu, trong đó các nguyên nhân chính phải kể đến như:

Táo bón

Đây là chứng bệnh thường gặp ở mọi độ tuổi, xuất phát từ chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý,… Khi bị táo bón, trẻ thường xuất hiện các biểu hiện như khó đại tiện, phân cứng khô, vón cục, đau quặn bụng và chảy máu sau đại tiện. Tình trạng này có thể cải thiện sau khi điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt nên không cần quá lo lắng. 

Nứt kẽ hậu môn

Là một tình trạng phổ biến không kém, gây đau đớn cho trẻ khi đi ngoài. Khi bị nứt kẽ hậu môn, trẻ thường đi ngoài ra máu đen, hậu môn đau rát, sưng hoặc thậm chí là bị viêm nhiễm nếu tình trạng chảy máu này kéo dài. 

Polyp đại tràng trực tràng

Bệnh lý này không chỉ xảy ra ở người lớn mà cũng có thể gặp ở cả trẻ nhỏ, nguyên nhân chính là do chế độ ăn ít chất xơ, nhiều chất béo, ăn nhiều thịt đỏ. Tuy ít triệu chứng, nhưng khi kích thước polyp to lên sẽ gây ra đi ngoài ra máu hoặc chảy máu ngoài trực tràng. 

Thiếu vitamin K

Vitamin K có tác dụng làm tăng khả năng đông máu. Khi thiếu, cơ thể sẽ bị rối loạn gây chảy máu, xuất huyết tiêu hóa, gây nên phân có máu. Do đó, nếu chế độ ăn của trẻ không đủ dưỡng chất, đặc biệt là vitamin K thì sẽ gặp phải tình trạng này. 

Bệnh kiết lỵ

Kiết lỵ (hay còn gọi là lỵ) cũng có thể khiến trẻ đi ngoài ra máu. Không chỉ vậy, trẻ còn có các triệu chứng kèm theo như phân có nhầy, bọt hơi, đại tiện nhiều lần, hậu môn đau rát. Trong trường hợp không được can thiệp kịp thời mà để vi khuẩn tấn công vào máu, trẻ có thể tử vong. 

Bệnh lồng ruột cấp tính

Những trẻ dưới 3 tuổi thường dễ bị lồng ruột (đoạn ruột bị lộn ngược lại chui vào bên trong ruột gần kề). Khi mắc chứng bệnh này, trẻ sẽ có những biểu hiện như quấy khóc, đau bụng dữ dội, nôn mửa, đi phân lẫn nhầy và máu. Mẹ cần phát hiện sớm để đưa trẻ đến viện, giảm nguy cơ tiến triển biến chứng nguy hiểm. 

2. Trẻ đi ngoài ra máu nên ăn gì?

Khi thấy những dấu hiệu bất thường như đi ngoài ra máu, mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị bệnh kịp thời. Bên cạnh khám chữa kịp thời, mẹ cũng cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống của trẻ để việc điều trị hiệu quả hơn, trẻ nhanh khỏi bệnh hơn như:

Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ

Với trẻ bị đi ngoài ra máu, việc bổ sung chất xơ sẽ giúp nhuận tràng, trẻ đi ngoài dễ hơn và cải thiện sức khỏe tiêu hóa hơn. Một số thực phẩm giàu chất xơ như rau diếp cá, bí, bầu, mồng tơi, rau má, rau sam, rau khoai lang,… hoặc các loại củ quả, ngũ cốc như khoai lang, đỗ xanh, đu đủ, thanh long,.. . 

Cho bé uống nhiều nước

Bổ sung đủ nước cho trẻ sẽ giúp quá trình tiêu hóa của trẻ vận hành tốt hơn. Bên cạnh nước lọc, mẹ có thể cho trẻ dùng nước trái cây, sữa, nước cơm,… để bù lại lượng nước và điện giải bị mất đi. Tuy nhiên cần lưu ý, cần bổ sung lượng nước theo nhu cầu, tùy theo độ tuổi và cân nặng của trẻ. 

Bổ sung men vi sinh

Bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa sẽ giúp cải thiện táo bón cùng các chứng khó tiêu, đầy bụng khác, giúp trẻ hấp thu tốt hơn đồng thời bôi trơn ống tiêu hóa để quá trình đào thải diễn ra tốt hơn. 

Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại men vi sinh, mỗi loại có những ưu nhược điểm nhất định. Để đạt được hiệu quả như mong muốn, nên ưu tiên lựa chọn những loại men vi sinh có ứng dụng công nghệ hiện đại Lab2Pro như Golden Lab để bảo vệ lợi khuẩn sống sót, đi tới ruột để phát huy tác dụng tối đa. 

Golden Lab là men vi sinh từ kim chi Hàn Quốc nên rất an toàn với sức khỏe, đặc biệt an toàn với cả nhỏ. Hơn nữa, Golden Lab còn kết hợp giữa lợi khuẩn và cả chất xơ hòa tan prebiotics, không chỉ cải thiện tình trạng táo bón, đi ngoài ra máu hiệu quả mà còn giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh, cải thiện chức năng tiêu hóa, tăng cường hấp thu và miễn dịch cho trẻ. Tìm hiểu thêm về Golden Lab tại ĐÂY.

Chế biến những món ăn mềm

Hệ tiêu hóa của trẻ lúc này chỉ nên ăn những món ăn dạng lỏng, mềm để hệ tiêu hóa được làm việc trơn tru hơn, giảm nguy cơ tổn thương trên niêm mạc tiêu hóa khiến bệnh thêm nặng. 

Lưu ý chế độ ăn uống, sinh hoạt sẽ giúp cải thiện nhanh chóng khi trẻ bị đi ngoài ra máu. Nếu cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ tổng đài 1800.55.88.89 hoặc hotline 0896.509.509 để được gặp chuyên gia.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN