TÁO BÓN Ở TRẺ EM: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TỐT NHẤT

Bệnh táo bón có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào từ người già đến trẻ nhỏ. Đây là một chứng bệnh phổ biến, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt cuộc sống. Đặc biệt, chứng táo bón ở trẻ nhỏ lại là một vấn đề nan giải với các phụ huynh khi con không đi được vệ sinh dẫn đến chướng bụng, biếng ăn và nguy cơ suy dinh dưỡng, chậm lớn. Vậy khi con yêu mắc bệnh táo bón, mẹ nên làm gì?

 Trẻ bị táo bón

Trẻ bị táo bón

1. Nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ

Táo bón ở trẻ là tình trạng đi đại tiện không thường xuyên hoặc đi ngoài đau rát, gây khó khăn cho trẻ và căng thẳng cho các vị phụ huynh. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến chứng táo bón ở trẻ?

Thực chất, trẻ bị táo bón đến từ các lý do sau đây:

1.1. Chế độ ăn ít chất xơ

Bố mẹ chưa bổ sung đủ lượng chất xơ cho bé hoặc bé không ăn, không thích ăn các loại rau, củ, quả dẫn đến thiếu hụt chất xơ cần thiết cho hoạt động tiêu hóa của trẻ gây nên bệnh táo bón.

1.2. Uống nước ít

Trẻ lười uống nước, ít uống nước cũng khiến phân khô cứng lại gây nên bệnh táo bón ở trẻ.

1.3. Trẻ dùng sữa công thức

Sữa công thức thường có thành phần giàu đạm, phospho, canxi, sắt… Khi trẻ buộc phải sử dụng sữa công thức thay cho sữa mẹ thường gây nên chứng táo bón cho trẻ.

1.4. Do hậu quả của một số bệnh

Bên cạnh các nguyên nhân trên, bệnh táo bón ở trẻ còn có thể bắt nguồn từ một cái bệnh lý:

  • Loạn khuẩn đường ruột: Khi trẻ nhỏ từng mắc một số chứng bệnh như viêm đường hô hấp, viêm họng, viêm phổi hoặc tiêu chảy… sẽ thường được sử dụng các loại thuốc kháng sinh đường uống. Tuy nhiên, các loại thuốc kháng sinh này không chỉ tiêu diệt cac hại khuẩn mà còn tiêu diệt cả các lợi khuẩn gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây nên chứng loạn khuẩn. Một trong những biểu hiện của loạn khuẩn là chứng táo bón.
  • Phình đại tràng bẩm sinh: Là một chứng bệnh bẩm sinh ở trẻ khiến cho một đoạn đại tràng không thể co bóp được dẫn tới việc các chất thải ứ đọng trong đại tràng gây khó lưu thông và thải phân ra ngoài. Đây là lý do khiến bệnh phình đại tràng bẩm sinh thường gây táo bón ở trẻ.
  • Cơ thành bụng yếu hoặc liệt do các nguyên nhân thần kinh: Cơ thành bụng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc điều hòa các nhu động ruột. Khi các cơ bị liệt hoặc yếu hơn mức bình thường sẽ khiến trẻ mất phản xạ tống phân ra ngoài. Lâu dần, tình trạng này gây nên chứng táo bón ở trẻ.
  • Tác dụng phụ của thuốc trị bệnh: Rất nhiều trẻ sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị một chứng bệnh nào đó gặp phải tình trạng dị ứng dẫn đến táo bón.
  • Do phản xạ ức chế, tâm lý: Nhiều trẻ mắc bệnh táo bón do tâm lý sợ bẩn hoặc sợ bị quát mắng khi đi đại tiện. Tình trạng này xuất hiện đặc biệt nhiều, nhất là khi trẻ đi học. Hoặc bé sợ phải rặn, sợ đau do táo bón lâu ngày khiến tình trạng càng nặng nề hơn.
  • Thói quen không hợp lý: Hiện nay, nhiều trẻ nhỏ do quá mải mê xem tv, smartphone nên cố nhịn đi ngoài hoặc ngồi một chỗ quá lâu khiến cho các nhu động ruột kém điều hòa, cơ thành bụng yếu.
Táo bón ở trẻ em

Táo bón ở trẻ em

2. Biểu hiện của bé khi bị táo bón

Để biết được rằng trẻ có đang gặp phải tình trạng táo bón hay không, mẹ có thể dựa vào các biểu hiện thường gặp sau đây:

2.1. Đối với trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh nếu bị táo bón bé có thể không xuất hiện phân su (phân đầu tiên khi ra đời). Hoặc có thể xuất hiện tình trạng không đi đại tiện một vài tuần sau khi sinh. Khi bé sơ sinh bị táo bón có thể kèm theo các triệu chứng nguy hiểm như nôn, chướng bụng, sốt. Nếu nhận thấy bé nhà mình có những biểu hiện như trên cần trực tiếp đưa con đến bệnh viện để được kiểm tra, theo dõi bởi đây có thể là bệnh lý nguy hiểm cho trẻ.

2.2. Đối với trẻ nhũ nhi

Trẻ nhũ nhi là các bé nhỏ dưới 1 tuổi. Trẻ có thể gặp tình trạng táo bón nếu như sử dụng sữa công thức thường xuyên thay cho sữa mẹ hoặc lúc bắt đầu ăn dặm. Lúc này mẹ có thể nhận thấy một vài biểu hiện của bệnh táo bón ở trẻ như:

  • Phân nhỏ
  • Phân khô và cứng
  • Bé khó đi ngoài, thường phải ngồi rất lâu
  • Bé phải rặn, rên rỉ và khóc lóc khi phải đi ngoài
  • Số lần đi đại tiện trong một tuần của trẻ rất ít

Với trẻ nhỏ, mẹ có thể so sánh tần suất đi đại tiện của trẻ với giai đoạn trước đó để nhận ra răng bé có khả năng mắc bệnh táo bón hay không.

2.3. Đối với trẻ lớn hơn

Với trẻ 1 tuổi bị táo bón trở lên, mẹ cũng có thể nhận thấy các biểu hiện tượng tự giai đoạn trước nhưng có thể kèm theo các triệu chứng khác như:

  • Phân lớn bất thường
  • Bụng bé chướng lên và có cảm giác đầy hơi
  • Bé có thể kêu đau bụng hoặc đau hậu môn
  • Sau khi đi cầu, phát hiện máu trong phân hoặc dính trên giấy vệ sinh

3. Bé bị táo bón có nguy hiểm không?

Nhiều bậc phụ huynh thường chủ quan khi thấy trẻ mắc bệnh táo bón và nghĩ rằng chứng bệnh này sẽ nhanh chóng hết. Tuy nhiên, nếu trẻ không được điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ:

    • Bé gặp phải tình trạng biếng ăn: Khi lượng phân tồn đọng quá nhiều trong ruột sẽ khiến bụng bé bị đầy hơi, chướng bụng. Lúc này bé sẽ thường xuyên bỏ bữa, chán ăn hoặc không hợp tác với mẹ trong các bữa ăn.
    • Suy dinh dưỡng: Táo bón là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng ở trẻ bởi lượng thức ăn tiến vào cơ thể không được tiêu hóa tốt gây nên tình trạng chán ăn, bỏ bữa, không hấp thụ được đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
    • Nứt kẽ hậu môn: Táo bón lâu ngày khiến cho phân cứng và khô lại. Khi trẻ muốn đi vệ sinh nhưng không đi được sẽ “ rặn” cho bằng được. Chính việc rặn này gây nên nứt kẽ ở vùng hậu môn của trẻ.
    • Bệnh trĩ: Trẻ nhỏ cũng có thể mắc bệnh trĩ nếu như không điều trị chứng táo bón nhanh chóng và kịp thời. Táo bón là biểu hiện rõ rệt nhất gây nên căn bệnh khó nói này.
 Táo bón ở trẻ

Táo bón ở trẻ

4. Các cách chữa táo bón hiệu quả cho trẻ

Như đã phân tích ở trê, táo bón có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy, các mẹ cần tìm hiểu các cách điều trị táo bón phù hợp cho trẻ nhỏ. Cụ thể, để giúp con yêu không còn táo bón các mẹ có thể áp dụng các biện pháp như:

4.1. Cho trẻ uống nhiều nước

Nước không những mang lại tác dụng giúp thanh lọc cơ thể mà còn giúp phân mềm hơn và dễ đi cầu hơn. Vì vậy, để khắc phục chứng táo bón cho bé, các mẹ nên bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể trẻ mỗi ngày.

4.2. Bổ sung nhiều rau xanh và quả chín trị táo bón

Trong rau xanh và quả chín chứa hàm lượng chất xơ cao. Chính vì vậy, cha mẹ có thể bổ sung cho con các loại rau xanh như rau bina, rau cải thìa… hoặc các loại quả chín vào các bữa ăn hàng ngày để giúp con dễ đi cầu hơn.

4.3. Tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ hỗ trợ trị táo bón

Để hỗ trợ điều trị chứng táo bón hiệu quả, mẹ cũng nên giúp con “lập thời gian biểu đi cầu” mỗi ngày. Mẹ nên giúp bé đi cầu hàng ngày vào một múi giờ, tốt nhất là buổi sáng để hệ tiêu hóa của con quen dần với việc đi đại tiện đúng cách.

4.4. Trị táo bón bằng cách massage bụng cho bé

Với trẻ nhỏ, việc massage bụng cho con cũng là một biện pháp an toàn tại nhà nhưng lại mang hiệu quả không thể chê. Khi con yêu bị táo bón, các mẹ chỉ cần đặt hai bàn tay lên vùng bụng bé và xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ. Thực hiện động tác này khoảng 50 vòng để nhu động ruột của con hoạt động ổn định, muốn xì hơi và đi cầu.

4.5. Cân bằng lại chế độ dinh dưỡng

Trẻ bị táo bón nên ăn gì? Mẹ nên tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn uống hàng ngày ở trẻ để kích thích trẻ đi đại tiện. Đồng thời cũng giảm lượng tinh bột, đồ ăn nhiều dầu mỡ hoặc sử dụng các loại đồ uống có ga sẽ giúp trẻ không còn quấy khóc mỗi khi đi đại tiện và tình trạng táo bón được cải thiện.

4.6. Tăng cường các hoạt động vận động thể chất

Trẻ khi ít được vận động, thường xuyên ngồi một chỗ rất dễ mắc bệnh táo bón. Vì vậy, để cải thiện tình trạng khó nói này cho trẻ, các mẹ nên khuyến khích con yêu chạy nhảy, vui chơi hoặc tập thể dục để giúp kích thích co bóp ruột tăng nhu động ruột nhằm tiêu hóa thức ăn nhanh chóng.

 Bé bị táo bón

Bé bị táo bón

4.7. Sử dụng men vi sinh chứa các lợi khuẩn hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả

Trong đường ruột của trẻ có hệ vi sinh vật bao gồm các lợi khuẩn và hại khuẩn. Khi đường ruột có lượng hại khuẩn vượt quá số lượng lợi khuẩn hoặc lợi khuẩn bị tiêu diệt kèm khi trẻ sử dụng các loại thuốc kháng sinh có thể gây nên chứng rối loạn tiêu hóa. Mà biểu hiện dễ nhận thấy của rối loạn tiêu hóa ở trẻ là chứng táo bón, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi. Cho nên, việc cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột bé lúc này giúp cân bằng hệ vi sinh, làm giảm thiểu tình trạng táo bón hiệu quả.

Men vi sinh là một dạng chế phẩm sinh học có chứa lượng lợi khuẩn lớn cùng các chất xơ hòa tan giúp bảo vệ đường ruột cho bé một cách an toàn. Khi lựa chọn men vi sinh để sử dụng cho trẻ, các mẹ nên tìm loại có thành phần tự nhiên như loại men vi sinh từ Kim chi của Hàn Quốc rất an toàn. Đặc biệt loại men này còn được bào chế trên công nghệ bao kép Lab2pro với công nghệ tiên tiến mới nhất giúp bảo vệ lợi khuẩn an toàn tới đường ruột trẻ. Loại men vi sinh này rất được các mẹ ưa chuộng và các chuyên gia y tế khuyến khích sử dụng. Chi tiết về sản phẩm xem tại đây.

Khi nhận thấy bé con nhà mình có biểu hiện của bệnh táo bón, các mẹ không nên quá lo lắng mà cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh để có cách điều trị đúng đắn và hiệu quả. Ngoài ra cha mẹ nên lắng nghe BSCKII Nguyễn Thị Thu Hậu, trưởng khoa dinh dưỡng, bệnh viện nhi đồng II TP Hồ Chí Minh tư vấn cách xử lý cho trẻ khi bị táo bón an toàn, hiệu quả TẠI ĐÂY. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích được cho các mẹ trong quá trình chăm sóc và điều trị chứng táo bón ở trẻ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN