Ăn dặm – một giai đoạn cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Nếu như trước đây nguồn dinh dưỡng của trẻ phụ thuộc chủ yếu vào sữa mẹ thì bây giờ con phải tập làm quen với nhiều loại thực phẩm khác thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu của cơ thể cũng như hoạt động vui chơi hàng ngày. Nhiều mẹ khi thấy con ăn dặm bị táo bón rất hoang mang, không hiểu nguyên nhân tại đâu và cách chữa trị như thế nào?
Trẻ bị táo bón là nỗi lo của nhiều cha mẹ
Một số dấu hiệu cho thấy trẻ có nguy cơ bị táo bón trong thời kỳ ăn dặm
– Số lần đi tiêu thay đổi đột ngột, trẻ sẽ đi ít hơn hoặc không đi đại tiện trong vài ngày đến một tuần.
– Trẻ gặp khó khăn trong mỗi lần đi đại tiện, cáu gắt, khó chịu.
– Phân cứng, vón cục và có thể có kèm máu.
– Trẻ ăn ít hơn, nhanh có cảm giác no hơn, chán ăn, ăn không ngon.
– Ngoài ra có thể có thêm một vài triệu chứng như ợ hơi, nôn trớ, buồn nôn.
Nguyên nhân khiến trẻ ăn dặm bị táo bón
– Trẻ bị dị ứng với sữa công thức hoặc không thể dung nạp đường lactozo có trong sữa.
– Thực đơn ăn dặm của trẻ chưa cân đối, quá nhiều tinh bột và ít chất xơ.
– Đường ruột của trẻ còn quá non yếu, chưa thể hấp thu hết được lượng thức ăn gây đầy bụng, khó tiêu.
– Trẻ phản ứng không tốt với một số loại thực phẩm nhất định hoặc ngộ độc thực phẩm nhẹ.
– Trẻ gặp rối loạn trong quá trình chuyển hóa và hấp thu thức ăn.
Cách khắc phục khi trẻ ăn dặm bị táo bón
– Cho trẻ sử dụng men vi sinh: trong men vi sinh có rất nhiều lợi khuẩn. Những lợi khuẩn này không chỉ có tác dụng cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ vô cùng hiệu quả mà còn kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn, hỗ trợ hấp thu dưỡng chất tốt hơn rất phù hợp với trẻ thời kỳ ăn dặm. Chắc hẳn nhiều mẹ thắc mắc với trẻ sơ sinh thì có thể sử dụng men vi sinh được hay không. Câu trả lời là có, tuy nhiên không phải là tất cả những loại men vi sinh có bán trên thị trường hiện nay. Các chuyên gia hàng đầu khuyên rằng: mẹ nên chọn men vi sinh có nguồn gốc từ kim chi Hàn Quốc để đảm bảo an toàn cho trẻ.
– Cân đối lại thực đơn ăn uống của trẻ. Mẹ hãy bổ sung cho trẻ nhiều chất xơ hơn từ các loại rau củ quả… Thay vì ăn bột tinh chế thì mẹ hãy thử cho trẻ ăn ngũ cốc nguyên hạt như cháo từ gạo, lúa mạch…
– Không cho trẻ ăn quá no, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, xay nhuyễn các loại thực phẩm để trẻ dễ nuốt cũng như dễ tiêu hóa hơn.
– Bên cạnh đó, mẹ đừng cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn chứa đường. Trái cây là rất cần thiết, tuy nhiên, mẹ chỉ nên chọn một số loại quả như lê, đào, mận… Mẹ hãy đảm bảo việc cho trẻ bù thường xuyên xen kẽ với việc tập ăn dặm để cơ thể không bị mất nước, phòng ngừa táo bón ở trẻ.
– Cuối cùng, mẹ nên khuyến khích trẻ vận động,tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời cùng trẻ để tăng tốc độ tiêu hóa và trao đổi chất. Với những trẻ chưa biết đi hoặc chưa biết bò thì mẹ có thể cho trẻ đạp chân.
Trên đây là những biện pháp đơn giản, chúng tôi hi vọng có thể phần nào đó giúp cha mẹ bớt nỗi lo âu khi con ăn dặm bị táo bón. Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ khoa nhi nếu tình trạng bệnh của trẻ không có thiến triển tốt.