LÀM THẾ NÀO ĐỂ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG TRẺ BIẾNG ĂN DẶM?

Trẻ biếng ăn dặm luôn là tình trạng khiến ba mẹ đau đầu. Nếu con bạn đang ở tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu các cách trị chứng biếng ăn này ngay dưới đây nhé.

1. Đặc điểm của trẻ khi bước vào thời kỳ ăn dặm

Thông thường trẻ thường bắt đầu ăn dặm vào giai đoạn 6 tháng tuổi. Tuy nhiên nhiều gia đình có thể cho bể ăn dặm sớm hơn hoặc muộn hơn dựa vào những đặc điểm sau đây của bé:

-Cổ bé bắt đầu cứng cáp hơn, bé dễ dàng ngồi được khi có chỗ dựa. Đây là một trong những dấu mốc quan trọng mà ba mẹ có thể chắc chắn bé đã sẵn sàng với việc nhai nuốt.

-Bé có thói quen chóp chép miệng giống như muốn ăn khi thấy người lớn ăn.

-Bé nên bắt đầu ăn dặm khi bé thực sự khỏe mạnh và không có vấn đề gì về sức khỏe và khi tâm trạng bé được thoải mái.

2. Vì sao trẻ ăn dặm thường biếng ăn?

Trẻ ăn dặm biếng ăn là tình trạng khá phổ biến ở nhiều bé. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có rất nhiều lý do. Ba mẹ có thể tham khảo một trong những nguyên nhân sau đây:

-Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Vì vậy trong thời gian này, trẻ bắt đầu có dầu hiệu bị sưng đau vùng lợi. Do đó, trẻ sẽ gặp những khó khăn trong việc nhai khiến trẻ trở nên biếng ăn.

-Giai đoạn này trẻ bắt đầu tập làm quen với nhiều loại thực phẩm khác nhau ngoài sữa mẹ. Những thực phẩm này có vị khác nhiều với sữa mẹ nên bé sẽ có thói quen từ chối bởi chưa thể thích nghi, làm quen.

-Đây cũng là giai đoạn hệ tiêu hóa của trẻ đang bắt đầu hoàn thiện hơn. Vì vậy trẻ rất dễ gặp phải một số vấn đề với hệ tiêu hóa như: đầy hơi, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa,… Đây cũng là lý do khiến trẻ khó chịu và trở nên biếng ăn dặm.

Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên nhìn lại những nguyên nhân từ phía mình xem thực đơn ăn dặm chuẩn bị cho bé có bị sơ sài và đơn điệu không. Thêm nữa, một số mẹ sốt ruột muốn con lớn nhanh nên ép bé ăn làm bé sợ gây nên tình trạng trẻ biếng ăn dặm.

làm gì khi trẻ biếng ăn dặm

3. Mẹo trị biếng ăn cho trẻ trong độ tuổi ăn dặm

Vậy, phải làm gì khi trẻ biếng ăn dặm? Để trị tình trạng trẻ biếng ăn dặm, ba mẹ có thể xem nhanh những mẹo nhỏ nhưng vô cùng hữu ích dưới đây:

3.1. Cho bé ăn dặm theo đúng độ tuổi

Giai đoạn trẻ ăn dặm chắc chắn là giai đoạn được nhiều ba mẹ mong chờ nhất. Đây cũng là lý do vì sao có một số ba mẹ cho con ăn dặm sớm dù bé chưa “sẵn sàng”, điều này là hết sức không nên. Theo các chuyên gia, việc cho con ăn dặm quá sớm hay ăn quá muộn sẽ phần nào ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của con sau này.

Giai đoạn thích hợp nhất để trẻ bắt đầu ăn dặm là khi trẻ được 5 đến 6 tháng tuổi và có những dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm kể trên. Nếu ba mẹ cho bé ăn dặm sớm, hệ tiêu hóa của bé không thể làm quen được gây ra tình trạng bé biếng ăn dặm.

3.2. Cho trẻ ăn dặm đúng cách

Theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, cho trẻ ăn dặm đúng cách cần đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: “Từ ngọt đến mặn”

Ba mẹ nên cho trẻ tập ăn những thức ăn có vị giống hoặc gần giống với sữa mẹ nhất (hoặc sữa công thức với những trẻ không bú mẹ) để trẻ quen dần với những thực phẩm mới lạ. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, ba mẹ bắt đầu cho con làm quen với bột ngọt trước rồi dần dần thay thế bằng bột mặn với nhiều thành phần dinh dưỡng hơn.

Nguyên tắc 2: “Từ ít đến nhiều”

Nguyên tắc tiếp theo, đó là ba mẹ nên cho con tập ăn từ ít đến nhiều để hệ tiêu hóa của bé có thể quen dần với việc này.

Nguyên tắc 3: “Từ loãng đến đặc”

Đây là nguyên tắc quan trọng để quá trình ăn dặm của trẻ không quá “vất vả”. Bé cần thời gian để làm quen từ từ với lượng thức ăn dặm mà ba mẹ cho bé ăn hàng ngày, vì vậy ba mẹ nên để bé ăn loãng trước rồi đặc dần. Điều sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé dễ dàng hấp thụ được thức ăn hơn và tránh cho bé bị rối loạn tiêu hóa.

Nguyên tắc 4: “Tô màu chén bột”

Nguyên tắc này nghĩa là bột ăn dặm của trẻ cần phải có đủ 4 nhóm thức ăn giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Như vậy chén bột của bé sẽ có nhiều màu sắc bởi các loại rau củ, các loại thịt mà ba mẹ đổi mỗi ngày.

Nguyên tắc 5: “Không ép trẻ ăn”

Khi trẻ cảm thấp không muốn ăn hoặc phản đối với việc ăn dặm, ba mẹ cần tạm ngưng việc này một thời gian chứ không nên ép trẻ. Đừng tiếc công làm mà bắt trẻ ăn hết. Một khi trẻ bị căng thẳng trong khi ăn thì tình trạng trẻ biếng ăn dặm sẽ xảy ra đó.

3.3. Cân bằng đủ chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn dặm

Giống như người lớn những bữa ăn của trẻ cũng cần được đảm bảo có đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng quan trọng và phải được cân bằng với nhau. Ba mẹ không nên dùng nhiều chất này, ít chất kia, hoặc quá nhiều chất bổ trong một bữa ăn của con. Bởi đây cũng là nguyên nhân gây biếng ăn dặm ở bé.

3.4. Không bắt trẻ ăn quá nhiều bữa bột 1 ngày

Ở mỗi giai đoạn, nhu cầu về lượng ăn của bé là khác nhau và đương nhiên sẽ tăng dần theo thời gian. Vì vậy mẹ nên cung cấp cho bé một lượng thức ăn vừa phải, tùy thuộc vào nhu cầu của con ở mỗi giai đoạn. Đừng nên bắt trẻ ăn nhiều quá sẽ khiến trẻ cảm thấy sợ hãi và chán ăn.

3.5. Không kéo dài thời gian mỗi bữa ăn

Một “chiêu trò” thường được các ông bà, ba mẹ áp dụng mỗi khi bé lười ăn đó chính là đi rong hoặc cho bé vừa ăn vừa chơi để “nhồi” hết bát bột. Nhưng điều này lại khiến bát bột của trẻ bị vữa ra khó ăn hơn và còn làm thu hẹp khoảng cách các bữa ăn của trẻ. Dẫn đến việc, bữa trước ăn không ngon, bữa sau chưa kịp đói đã lại đến giờ ăn.

Để giải quyết vấn đề này, ba mẹ chỉ nên kéo dài bữa ăn tối đa 30 phút. Nếu bữa đó trẻ không ăn hết, ba mẹ nên kết thúc bữa đó thay vì ép trẻ ăn. Sau đó, ở bữa sau, ba mẹ có thể tăng thêm lượng thực ăn của bé một chút để bé cảm thấy ngon miệng và no nê.

3.6. Đa dạng thực đơn cho bé

Mẹo cuối cùng để trị dứt điểm chứng biếng ăn dặm ở trẻ đó chính là đa dạng thực đơn cho bé. Có một nghiên cứu chỉ ra rằng, đôi khi chỉ vì trẻ không muốn ăn hay có ấn tượng xấu về một món ăn nào đó mà sẽ từ chối ăn nó vào lần sau. Vì vậy, ba mẹ hãy cố gắng đa dạng thực đơn cho trẻ, để kích thích vị giác ở trẻ và giảm cảm giác chán ăn.

Bên cạnh những mẹo được kể trên, ba mẹ cũng có thể cho con sử dụng các loại men vi sinh để kích thích hệ tiêu hóa của trẻ, giúp con ăn ngon hơn. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm men vi sinh dễ sử dụng dành cho các con. Đa số các sản phẩm được các bậc phụ huynh tin dùng cho con em mình là những sản phẩm có chứa hai thành phần là Probiotics và Prebiotics cùng công nghệ kép Lab2pro giúp trẻ tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tăng cường hấp thụ dưỡng chất. Thêm nữa, những sản phẩm men vi sinh được sản xuất theo công nghệ tiên tiến nhất của Hàn Quốc còn có thể hỗ trợ điều trị tốt các chứng liên quan đến rối loạn tiêu hóa. Nhờ vậy trẻ sẽ ăn ngon miệng hơn và không còn biếng ăn nữa. Mẹ tham khảo sản phẩm men vi sinh cho bé tại đây nhé.

bé biếng ăn dặm

4. Những lưu ý khi trẻ nhỏ biếng ăn dặm

Một vài điều ba mẹ cần lưu ý khi trẻ nhỏ biếng ăn:

-Ba mẹ không nên tìm mọi cách để thu hút bé sau đó nhanh tay đút thức ăn cho bé. Bởi bằng cách này bữa ăn của bé sẽ trở nên thụ động và bé không hấp thu được đầy đủ dưỡng chất.

-Không cho bé ăn vặt trước giờ ăn để tránh gây cảm giác no, chán ăn khi đến bữa chính.

-Không dụ trẻ vừa ăn vừa chơi để trẻ mất tập trung khi ăn, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.

Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ba mẹ có thêm những mẹo hữu ích cũng như bình tĩnh hơn khi gặp tình trạng trẻ biếng ăn dặm. Cha mẹ cũng có thể lắng nghe ThS.BS Lê Thị Hải, Nguyên giám đốc trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia tư vấn cách giúp trẻ hay ăn, chóng lớn TẠI ĐÂY.

Chúc bé luôn khỏe mạnh!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN