Khi trẻ nôn, cha mẹ không nên chủ quan, cần theo dõi sát sao và đưa trẻ đến viện kịp thời khi trẻ có những diễn biến bất thường.
1. Hiện tượng trẻ bị nôn trớ
Nôn là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản, rồi trào ra miệng. Đây cũng là triệu chứng phổ biến, thường gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.
2. Nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ nhỏ
2.1. Trẻ bị trớ
Trớ (là từ dân gian). Thuật ngữ này được dùng cho các trường hợp sữa hay thức ăn có thể trào ra khóe miệng trẻ. Tại Mỹ, 50% trẻ dưới 3 tháng và khoảng 67% trẻ 4 tháng tuổi bị “trớ” ít nhất 1 lần trong ngày.
Trớ thường không được xem là bệnh lý, có thể xử lý ngay tại nhà nên các bậc phụ huynh không cần lo lắng quá mức. Tuy nhiên, để cải thiện tình trạng này, cũng cần lưu ý hai vấn đề chính như sau:
Về tư thế của trẻ: Nên cho trẻ nằm đầu cao hơn thân khoảng 30 độ. Bế đứng trẻ ít nhất 30 phút sau khi bú. Mẹ cũng không nên mặc quần áo quá chật cho trẻ.
Về dinh dưỡng của trẻ: Mẹ có thể chia nhỏ lượng sữa hàng ngày cho trẻ, không nên cho trẻ bú lại ngay sau khi trớ. Nếu nghi ngờ trẻ dị ứng sữa, mẹ nên tạm dừng dùng sữa đó ít nhất 2 tuần.
Bên cạnh đó, cần lưu ý những dấu hiệu bất thường, để kịp thời đưa trẻ đến viện như:
– Trẻ có cơn ngưng thở, tím tái
– Trẻ thở nhanh, co lõm nhiều
– Trẻ khò khè hoặc ho kéo dài.
– Trẻ bị trớ có kèm máu hoặc dịch vàng, xanh.
– Chậm lên cân, quấy khóc bứt rứt nhiều.
2.2. Trẻ bị nôn
Nôn thường là biểu hiện của bệnh lý đường tiêu hóa, cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lý đường hô hấp. Một số bệnh lý gây nôn ở trẻ mẹ cần lưu ý như:
Viêm dạ dày ruột, ngộ độc thực phẩm: trẻ nôn liên tục 5 – 30 phút/lần trong 12 giờ đầu. Trẻ cũng có các triệu chứng kèm theo, có thể như sốt đột ngột, hoặc đau bụng, có thể có hoặc không có tiêu chảy.
Tắc ruột: Đây là bệnh lý hiếm gặp nhưng cũng rất nguy hiểm. Triệu chứng rõ nhất là đau bụng dữ dội, kèm theo nôn ra mật xanh vàng, nôn vọt, nhợt nhạt, vã mồ hôi.
Nhiễm trùng đường tiết niệu: Trẻ bị sốt cao, kèm nôn trong vài ngày, đi tiểu bị đau rát, nước tiểu có mùi khó chịu thì nghĩ ngay đến bệnh lý này.
Lồng ruột: Với trẻ dưới 4 tuổi, nôn có thể là biểu hiện của bệnh lồng ruột. Lúc này, trẻ còn có những dấu hiệu khác như thường co chân về phía bụng, phân lỏng, có thể có máu trong phân. Trẻ cần được điều trị cấp cứu ngay để tránh nguy hiểm.
Ho, cảm, nhiễm trùng đường hô hấp: trẻ thường bị nôn sau những cơn ho nặng.
3. Trẻ bị nôn trớ phải làm sao?
Dù trẻ buồn nôn nhưng không nôn được hay nôn liên tục thì bố mẹ cũng không nên chủ quan mà phải theo dõi sát sao các dấu hiệu của con để có cách xử trí đúng và cho trẻ đến viện kịp thời.
3.1 Theo dõi dấu hiệu mất nước
Nôn ói kèm theo tiêu chảy có thể khiến cơ thể bé bị mất nước với các dấu hiệu như môi khô, trẻ liên tục khát nước và đòi uống nước. Trường hợp mất nước nặng, bé sẽ không đi tiểu trong nhiều giờ liền (4 – 6 giờ). Bé khóc không thấy nước mắt, môi khô nhiều, mắt trũng sâu, bàn tay và chân lạnh, trẻ mệt mỏi, lừ đừ,… Lúc này, bố mẹ cần đưa bé đi khám ngay để tránh biến chứng nguy hiểm.
3.2 Thay đổi chế độ ăn
Cảm giác buồn nôn và nôn ói liên tục có thể khiến bé gặp khó khăn, thậm chí là sợ hãi khi ăn uống. Vì vậy, bố mẹ hãy thay đổi chế độ ăn cho bé sao cho phù hợp.
Đối với trẻ đang bú mẹ: Tiếp tục cho bé bú mẹ, nhưng lưu ý là chia nhiều cữ bú trong ngày. Mỗi lần bú một ít để tránh bé bị đầy bụng, ợ hơi và nôn trớ. Chẳng hạn, cứ 30 phút thì cho bé bú một lần. Và cứ mỗi lần bú như vậy kéo dài khoảng 5 – 10 phút. Theo dõi sau 2 – 3 giờ, nếu bé không còn khó chịu và nôn trớ thì có thể cho bé bú như bình thường. Nhưng tình trạng nôn trớ vẫn kéo dài thì nên cho bé đi khám.
Đối với trẻ 2 tuổi và các bé lớn hơn, có thể khuyến khích bé ăn nhiều trái cây, rau xanh, sữa chua và uống nước ép hoa quả để tăng sức đề kháng. Tuyệt đối bố mẹ không nên ép bé ăn. Thay vào đó, có thể cho bé uống nước bù dịch để bù nước cho cơ thể. Song song đó, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, bổ sung các món cháo, súp, canh, phở,… để bé dễ nuốt, dễ tiêu
3.3 Bổ sung men vi sinh cho trẻ
Một trong những nguyên nhân khiến bé nôn trớ là do hệ tiêu hóa còn non yếu, chưa hoàn thiện. Bởi vậy, bổ sung men vi sinh, giúp hệ tiêu hóa của bé phát triển khoẻ mạnh là cách làm đơn giản hiệu quả giúp mẹ phòng và giảm nôn trớ cho trẻ.
Bên cạnh đó men vi sinh cũng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa thức ăn hiệu quả không tạo ra các khí hơi gây đầy trướng bụng và giảm sự dồn đọng thức ăn trong đường ruột, từ đó thức ăn vào dạ dày sẽ giảm tình trạng nôn trớ cho bé.
Hiện nay, trên thị trường có sản phẩm men vi sinh Golden Lab từ kim chi Hàn Quốc rất được tin dùng. Với nguồn gốc từ kim chi, Golden Lab rất an toàn, đặc biệt là dùng được cho cả trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai, cho con bú. Không chỉ được ứng dụng công nghệ bao kép Lab2Pro hiện đại nhất hiện nay, Golden Lab còn bổ sung đồng thời lợi khuẩn và chất xơ hòa tan, hiệp đồng tác dụng, gia tăng hiệu quả gấp nhiều lần men vi sinh thường.
Golden Lab sử dụng hiệu quả cho các trường hợp như rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng khó chịu như táo bón, tiêu chảy, đau bụng, đầy bụng, nôn trớ… Và đặc biệt, còn kích thích vị giác, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng cường hấp thu dưỡng chất tốt hơn (như tăng cường hấp thu canxi) để tăng cân, tăng chiều cao tốt
Liên hệ 1800.55.88.89 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư songkhoe@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp