HỎI ĐÁP: TRẺ 4 THÁNG CHẬM TĂNG CÂN PHẢI LÀM THẾ NÀO?

Hỏi: Chào bác sĩ, con gái tôi 4 tháng nặng 6kg. Lúc mới sinh cháu được 2,8kg. Hai tháng đầu cháu tăng 1kg, đến tháng thứ 3 thì tăng 0.6kg, tháng thứ 4 tăng 0,4kg. Chiều cao của cháu là 58cm. Bác sĩ cho tôi hỏi, bé bị chậm tăng cân như vậy, tôi cần làm gì để khắc phục được tình trạng này? Cảm ơn bác sĩ. (Hoàng Hạnh, Hải Dương)

Đáp: Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến cho chúng tôi.

Trẻ 4 tháng chậm tăng cân là một tình trạng khá phổ biến và khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Tuy nhiên có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của bé như: di truyền, thể trạng của trẻ, chế độ dinh dưỡng. Vì vậy, để xác định rõ xem việc trẻ 4 tháng chậm tăng cân có nguy hiểm không, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và một số cách khắc phục tình trạng này.

1. Cân nặng bình thường của trẻ 4 tháng là bao nhiêu?

Trước hết, để đánh giá cân nặng của trẻ 4 tháng tuổi đã phù hợp với độ tuổi hay chưa, bạn có thể dựa vào một số tiêu chí như sau:

So sánh cân nặng của bé với bảng cân nặng chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Theo đó, trẻ 4 tháng tuổi sẽ có cân nặng trung bình chuẩn là:

  • Bé trai là 7kg: Nếu bé nặng dưới 5,6kg thì đang bị thiếu cân, trên 8,7kg thì đang thừa cân.
  • Bé gái là 6,4kg: Nếu bé nặng dưới 5kg thì đang bị thiếu cân, trên 8,2kg thì đang thừa cân.

Nếu chỉ số cân nặng của trẻ bị thấp quá hoặc cao quá, thì bố mẹ nên lưu ý điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, ngủ nghỉ của trẻ sao cho phù hợp hơn.

Theo các bác sĩ, phần lớn cân nặng của trẻ 4-5 tháng sẽ gấp đôi so với khi mới sinh ra. Trung bình từ tháng thứ 3 tới tháng thứ 4, bé tăng khoảng 0,6kg. Từ tháng thứ 4 sang tháng thứ 5 tăng tầm 0,5kg.

Bạn thân mến, có thể thấy cân nặng của bé nhà bạn đang thấp hơn so với số tháng, nhưng vẫn trong mức bình thường. Vì vậy bạn không cần quá lo lắng mà cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao bé cân nặng của bé bị “chững” lại.

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh 4 tháng chậm tăng cân

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh 4 tháng bị tăng cân đó là:

2.1. Bé bú không đủ

Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 5 là giai đoạn bé cần được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn để đáp ứng nhu cầu của cơ thể so với các tháng đầu. Thời gian này bé cũng chuẩn bị bước vào thời kỳ ăn dặm. Mặt khác các kỹ năng vận động cũng phát triển hơn nên yêu cầu nguồn năng lượng cũng nhiều hơn.

Tuy nhiên, một số trường hợp có thể dẫn đến việc trẻ không bú đủ sữa như:

  • Mẹ ít sữa hoặc mất sữa dẫn đến tình trạng không có đủ sữa cho trẻ bú.
  • Bé không ngậm được hết đầu ti của mẹ, khiến quá trình bú gặp khó khăn, dẫn đến bé không thể bú no được. Nguyên nhân có thể là do mẹ cho bú sai cách, sai tư thế.
  • Môi trường xung quanh có người làm phiền, ồn ào khiến bé không thể tập trung bú sữa mẹ nên có thể bị bú ít hơn. Hoặc bé bú trong lúc ngủ hoặc bị sai bữa nên khó có thể bú đủ sữa như bình thường.
  • Sữa mẹ có 2 loại: sữa đầu và sữa sau. Lớp sữa đầu thường sẽ chảy ra rất nhanh và bé sẽ tiếp nhận được ngay khi vừa mới bú mẹ. Tuy nhiên, sữa đầu lại không có nhiều kalo bằng sữa sau. Bên cạnh đó, nếu mẹ bị stress hoặc bệnh mạn tính, quá trình tiết sữa sau sẽ gặp khó khăn. Do đó, bé có thể không được bú đủ lượng sữa sau này mà chỉ nhận được sữa đầu.
  • Mẹ thiếu linh hoạt trong quá trình cho con bú, khiến bé không được nhận đủ nguồn năng lượng cần thiết. Cụ thể một số mẹ quá máy móc theo đúng một khung giờ ăn sữa mà không “lắng nghe” con mình. Đôi lúc bé có dấu hiệu đói thì lại không được bú và khi đã no thì lại bị ép bú.
  • Ngoài ra, bé không bú đủ sữa cũng có thể do một số nguyên nhân khác như: bị ốm, mệt mỏi, mắc các vấn đề về hệ tiêu hóa, đường ruột, không dung nạp được sữa,…

2.2. Mẹ ít sữa hoặc không có sữa

Một nguyên nhân nữa khiến bé sơ sinh chậm tăng cân đó là nguồn sữa mẹ không đủ. Điều này có thể do trong thực đơn hàng ngày của các mẹ không đủ 4 nhóm chất cần thiết (chất béo, protein, chất bột đường, vitamin và khoáng chất), cũng có thể do mẹ kiêng khem. Việc này sẽ khiến nguồn sữa bị thiếu dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Một số trường hợp khác, các mẹ ăn đồ ăn lạ, hoặc các gia vị quá mặn, cay khiến sữa có mùi lạ, bé cũng không muốn bú.

2.3. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng

Những năm tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của bé còn non yếu nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công và gây một số rối loạn như táo bón, tiêu chảy, khó tiêu, đầy bụng…; chứng khó hấp thu, các bệnh lý đường ruột… Đây là những yếu tố gây cản trở sự hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể và khiến trẻ khó đạt cân nặng chuẩn.

3. Cách khắc phục tình trạng trẻ 4 tháng chậm tăng cân

3.1. Đảm bảo bé được bú sữa mẹ đầy đủ

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng an toàn và chất lượng nhất. Vì vậy, mẹ cần đảm bảo lượng sữa cần thiết cho bé và giúp bé bú đủ nhu cầu. Để đạt hiệu quả nhất, mẹ cần quan tâm tới một số vấn đề trong quá trình cho con bú như:

  • Chọn đúng tư thế và cách cho con bú. Bạn điều chỉnh tư thế bế để con có thể ngậm hết đầu ti, bé ngậm sâu vào quầng núm vú thì sẽ nhận được nhiều sữa hơn.
  • Mỗi lần mẹ nên cho bé bú từ 20 – 30 phút.
  • Chỉ nên đổi bầu vú khi bé đã bú no.
  • Lựa chọn không gian yên tĩnh, không quá sáng để bé tập trung bú được nhiều nhất.
  • Nên cho bé bú sữa mẹ khi bé còn đang thức.
  • Cho bú khi trẻ đói và dừng khi trẻ hoàn toàn no, tránh trường hợp ngắt ra giữa chừng.

3.2. Cho bú thêm sữa công thức

Với các mẹ ít sữa, không có sữa thì nên cho con uống thêm sữa ngoài. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bạn cũng nên tìm hiểu rõ nguồn gốc, xuất xứ thành phần của sữa. Cần cẩn thận với các loại sữa có thành phần lactose bởi hệ tiêu hóa non nớt của trẻ có thể dung nạp được loại đường này.

3.3. Cái thiện chất lượng sữa mẹ

Trước hết trong khẩu phần ăn hàng ngày, mẹ nên lựa chọn món ăn sao cho có đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết, các thực phẩm có lợi cho nguồn sữa như: cá, trứng, phô mai, uống thêm sữa,…Không nên ăn các món lạ. Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần đảm bảo đồ ăn của mình được chế biến đúng cách để không bị mất chất dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

3.4. Bổ sung thêm các sản phẩm giúp hỗ trợ khả năng hấp thụ của trẻ

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại men tiêu hóa với giá cả và nguồn gốc xuất xứ khác nhau. Song, các mẹ nên ưu tiên lựa chọn những sản phẩm có chứa các thành phần Probiotics (vi khuẩn có lợi) và Prebiotics (chất xơ hòa tan) cùng công nghệ bao kép Lab2pro. Chi tiết xem thêm sản phẩm tại đây.

Trong đó, Probiotics là các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, gồm nhiều chủng lợi khuẩn như: L.plantarum, L.casei, L.acidophilus, E.faecium,… Vai trò của chúng là tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của hệ tiêu hóa, ngăn chặn sự phát triển của những vi khuẩn có hại, giảm nguy cơ mắc tiêu chảy ở trẻ. Còn Prebiotics là các chất xơ hòa tan có nguồn gốc từ thực vật, có vai trò là “thức ăn” của lợi khuẩn. Prebiotics không bị tiêu hóa ở dạ dày nên chúng sẽ nuôi dưỡng lợi khuẩn ở ruột già và tăng hoạt động của chúng ở đây. Bên cạnh đó, Prebiotics còn giúp trẻ tránh được các tình trạng: táo bón, đầy hơi, khó tiêu…; tăng khả năng hấp thu một số dưỡng chất quan trọng cho cơ thể như canxi, vitamin D, vitamin K2…

Bên cạnh đó, công nghệ bào chế bao kép Lab2Pro sẽ giúp cho các lợi khuẩn có vẫn còn sống khi đến ruột, cũng như tăng khả năng tồn tại của các lợi khuẩn này trong hệ tiêu hóa của trẻ.

3.5. Đưa bé đi khám ngay tại các cơ sở y tế khi có những dấu hiệu bất thường như trẻ mệt mỏi thường xuyên, cân nặng mãi không có tiến triển,…

Bạn thân mến, hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc bé. Để đảm bảo bé tăng cân đều đặn và tốt hơn, bạn cũng nên tham khảo thêm một số cách khắc phục như đã đề cập trên. Bạn có thể theo dõi và lắng nghe thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Thị Hải, Nguyên giám đốc trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia tư vấn thêm về vấn đề tăng cân của bé nhà mình TẠI ĐÂY. Chúc cháu nhà mình hay ăn chóng lớn, luôn có một sức khỏe tốt nhất!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN