Trẻ biếng ăn do phải ăn cháo quá lâu
Thường thì trẻ nhỏ chưa đủ răng phải chọn thức ăn loãng, nhưng khi trẻ lớn đủ răng thì chỉ thích thức ăn cứng để nhai như người lớn. Nếu cho ăn cháo kéo dài, thường xuyên thì trẻ chán ăn, thậm chí có thể tạo ra tâm lý sợ thích ăn loãng.
Tại sao trẻ lại biếng ăn khi mẹ cho ăn cháo quá lâu
Mẹ không nên để bé ăn cháo quá lâu
Theo bác sĩ ở bệnh viên nhi cho biết sau 19 tháng tuổi, khi có ít nhất 16 răng sữa, trẻ có thể làm quen với cơm nhão tán nhuyễn. Đến độ sau 24 tháng tuổi, trẻ có khoảng 20 răng thì có thể tập ăn cơm mềm. Nếu trong giai đoạn này mẹ vẫn cho bé ăn cháo nhiều thì sẽ vô tình hình thành cho bé chứng biếng ăn, sợ ăn đồ mềm như cháo, bột. Chính vì thế bé hay quấy khóc khi được cho ăn mà nhiều mẹ không hiểu vì sao. Thông thường tuổi thích hợp để trẻ ăn cơm là lên 2. Trong độ tuổi 18 đến 24 tháng, trẻ có thể ăn 3 bữa chính mỗi ngày với cơm nát và cháo đặc. Sai lầm mà nhiều bà mẹ hay mắc phải là thường tán cơm thật nhuyễn rồi chan nước canh vào. Cách này khiến cho trẻ rất dễ ngán và không khuyến khích được cử động nhai ở trẻ.
Cơm cho trẻ chuẩn bị ăn cơm phải mềm hơn cơm người lớn. Khi nấu cơm bình thường của người lớn, có thể chọn ra một phần dùng muỗng đánh nhẹ làm cho vỡ hạt cơm ra rồi đem chưng trong nồi cơm một lần nữa. Nếu khéo léo có thể để nghiêng nồi cơm về một phía để có được phần cơm hơi nhão hơn cho trẻ
Cho bé ăn như thế nào để trị chứng biếng ăn và đảm bảo dinh dưỡng
Bữa cơm cho trẻ cần đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, lựa chọn những món bé thích và chế biến phù hợp. Thực phẩm nhóm chất đạm cần mềm, thái miếng nhỏ. Thực phẩm nhóm rau cần mềm, màu sắc đẹp, giàu chất xơ, giàu vitamin. Thực phẩm nhóm béo chọn lựa theo sở thích của trẻ, theo điều kiện kinh tế gia đình. Khi trẻ ăn cơm, cần linh hoạt, uyển chuyển sử dụng đầy đủ chất béo trong chế biến các món ăn, đáp ứng được nhu cầu rất lớn của trẻ trong những năm đầu đời.
Một trường hợp phổ biến mà các bà mẹ thường mắc phải là tỏ ra căng thẳng khi trẻ biếng ăn cơm, chỉ thích ăn mì gói, bún… Vì vậy cần không nên để không khí gia đình quá căng thẳng vì bữa ăn của trẻ, để trẻ tự lựa chọn thứ mà mình thích. Nếu trẻ không thích ăn cơm, có thể cho trẻ ăn các món khác cơm nhưng vẫn đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng. Ví dụ trẻ thích ăn mì gói thì có thể thêm chả, trứng, xúc xích để đảm bảo chất đạm, sau đó cho trẻ ăn thêm rau, trái cây.
Cần kiên trì dỗ trẻ ăn một ít cơm trước rồi mới cho trẻ ăn món trẻ thích sau để duy trì thói quen ăn cơm. Ngoài ra, khi bữa chính của trẻ không phải là cơm, cần bổ sung sữa, các chế phẩm từ sữa, các món ăn vặt… sau đó để trẻ nhận đủ chất dinh dưỡng. Bữa ăn chính của trẻ nên trong khoảng thời gian 30-40 phút.