TRẺ BỊ TIÊU CHẢY NÊN ĂN GÌ ĐỂ MAU PHỤC HỒI?

Tiêu chảy là một trong những tình trạng trẻ dễ gặp phải khi mắc các vấn đề về đường ruột. Vậy trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì, cần kiêng gì? Cùng tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây nhé.

1. Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì?

1.1. Trẻ dưới 6 tháng tuổi bị tiêu chảy

Với trẻ bú sữa mẹ

Đối với trẻ nhỏ trong giai đoạn này, sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng an toàn và hiệu quả nhất. Bạn nên cho bé bú như bình thường và tăng số lần bú. Trong sữa mẹ có đường Lactose, trẻ sẽ hấp thu sữa tốt kể cả bị tiêu chảy. Mặt khác, sữa mẹ cũng phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của bé cũng như giúp bù lượng nước mất đi do tiêu chảy.

Lúc này các mẹ cũng cần tập trung bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất cần thiết trong bữa ăn của mình. Từ đó, nguồn sữa sẽ được đảm bảo, cung cấp dưỡng chất và giúp giảm tình trạng tiêu chảy ở trẻ.

Trẻ sử dụng sữa công thức

Với những bé không bú mẹ, bạn vẫn có thể cho trẻ uống sữa bột, sữa bò mà trẻ vẫn đang dùng. Các mẹ cũng nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn sữa trong ngày, tuy nhiên cần đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể của bé. Mỗi bữa ăn bạn nên để cách nhau ít nhất 3 tiếng.

Ngoài ra, với trẻ dùng sữa công thức mẹ cần lưu ý pha sữa loãng hơn so với bình thường. Cụ thể, lượng nước giữ nguyên nhưng giảm một nửa lượng sữa. Bên cạnh đó, khi cho ăn sữa, bạn nên cho bé uống từng ít một để việc tiêu hóa dễ dàng, thuận lợi hơn.

1.2. Với trẻ bị tiêu chảy từ 6 tháng tuổi trở lên

Bên cạnh sữa mẹ, trẻ cũng cần được bổ sung thêm nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng khác như:

Các thực phẩm dễ tiêu hóa:

Gạo là thực phẩm chứa nhiều tinh bột nên dễ tiêu hóa cũng như thúc đẩy các thức ăn khác được tiêu hóa tốt hơn. Bạn có thể rang lên sau đó lấy nước cho trẻ uống hoặc nấu bột, nấu cháo. Các loại rau củ như khoai tây, cà rốt sẽ bổ sung chất xơ, kali,… hay các loại thịt lợn, thịt gà, thịt bò sẽ cung cấp protein để cơ thể bé mau chóng phục hồi khi bị tiêu chảy.

Có rất nhiều cách chế biến đơn giản mà vẫn đảm bảo hiệu quả đối với những thực phẩm này như luộc, hấp, nấu canh, nấu súp. Bạn nên hạn chế chiên, rán. Khi chế biến các mẹ cần đảm bảo nguồn thực phẩm được rửa sạch sẽ, cắt nhỏ, nấu kỹ để bé dễ tiêu hóa. Việc đa dạng cách nấu cũng sẽ giúp trẻ được đổi vị và cảm thấy thích thú hơn trong quá trình ăn.

Bên cạnh đó, sữa chua, sữa đậu nành,… là nguồn thực phẩm tự nhiên có chứa men vi sinh rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ, đặc biệt khi bị tiêu chảy. Chúng hỗ trợ bổ sung các lợi khuẩn khiến hệ tiêu hóa của trẻ trở nên khỏe mạnh hơn.

  • Không bỏ qua chất béo, tuy nhiên bạn cần tránh sử dụng dầu mỡ. Thay vào đó, các mẹ hãy lựa chọn những loại dầu thực vật như dầu vừng, dầu lạc,… để thêm vào bữa ăn giúp trẻ có đủ năng lượng.
  • Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gừng bởi gừng sẽ làm ấm bụng, kích thích nhu động ruột, giúp việc vận chuyển thức ăn được đẩy mạnh hơn, dễ tiêu hóa mà không làm trẻ bị đau bụng. Ngoài ra, gừng cũng giúp tránh các tình trạng đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn.
  • Trẻ bị tiêu chảy nên uống nước chanh không đường. Đây là một nguồn bù nước, cung cấp chất điện giải và calo cho cơ thể tự nhiên. Lưu ý, nước chanh chỉ nên sử dụng với trẻ bị tiêu chảy nếu nguyên nhân do nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, virus.
  • Các loại quả như: chuối, táo, ổi, hồng xiêm sẽ giúp trẻ bị tiêu chảy bổ sung chất xơ, các vitamin và khoáng chất cần thiết đối với cơ thể. Những loại quả này cũng góp phần kích thích hệ tiêu hóa của trẻ, loại bỏ những chất thải, giảm tiêu chảy.
  • Khi bị tiêu chảy, các mẹ nên ưu tiên cho trẻ uống đủ nước để bổ sung lượng nước đã bị mất đi. Ngoài ra, uống nước nhiều cũng giúp thải độc, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Các loại nước có thể bổ sung cho trẻ bị tiêu chảy đó là: nước dừa, nước cháo loãng, oresol.
  • Bên cạnh các nguồn thực phẩm trên, mẹ cũng nên cho bé bị tiêu chảy sử dụng đồng thời men vi sinh. Các sản phẩm này có tác dụng bổ sung lợi khuẩn, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng hệ miễn dịch cho trẻ. Bên cạnh đó, men vi sinh còn kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn và tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.

2. Trẻ bị tiêu chảy nên kiêng gì?

Đối với trẻ bị tiêu chảy, các mẹ cần lưu ý tránh chọn những loại thực phẩm dưới đây:

  • Đường hay các loại đồ ăn có chứa nhiều đường bởi chúng sẽ khiến tình trạng tiêu chảy ở trẻ tệ hơn. Những thực phẩm có đường nhân tạo như bánh kẹo, nước giải khát, siro, mứt,… sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu nước trong lòng ruột, gây tiêu chảy thêm.
  • Đồ ăn chứa nhiều chất béo, thực phẩm chiên xào dùng nhiều dầu mỡ cũng khiến bé khó tiêu hơn, co thắt ruột, làm tình trạng tiêu chảy nặng hơn. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, chúng ta sẽ hạn chế chất béo trong thực đơn cho trẻ bị tiêu chảy chứ không bỏ qua chúng.
  • Sữa và các chế phẩm của sữa: với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì việc bổ sung sữa vẫn là điều cần thiết, bạn cần lưu ý về số lượng bữa ăn, mức ăn như đã đề cập ở trên. Ngoài ra, khi trẻ bị tiêu chảy bạn nên ưu tiên bổ sung các nguồn thức ăn giàu chất dinh dưỡng từ tự nhiên hơn.
  • Cá, tôm và các loại thủy sản bởi những thực phẩm này dễ gây dị ứng, đi ngoài khi ăn. Với những trẻ bị tiêu chảy, lúc này hệ tiêu hóa đang yếu hơn bình thường. Do đó nếu ăn các đồ ăn này bụng có thể sẽ không quen hoặc phản ứng lại, gây tiêu chảy nặng hơn.
  • Thực phẩm đồ hộp, đồ ăn nhanh cũng không phải là lựa chọn tốt cho trẻ bị tiêu chảy. Bởi bạn sẽ khó có thể đảm bảo về độ an toàn của chúng. Thêm nữa trẻ có thể gặp phải tình trạng khó tiêu khi ăn những thực phẩm này. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng đồ hộp, bạn nên đun lại thật kỹ trước khi cho bé ăn.
  • Tránh dùng các loại thực phẩm có nhiều chất xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như măng, rau cần, ngô, đỗ,… Các loại thức ăn này vừa khó tiêu hóa, lại vừa không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ bị tiêu chảy.
  • Một số loại rau có tính nhớt như: rau mồng tơi, rau đay, mướp,…bởi chúng sẽ kích thích ruột nhu động hoạt động mạnh hơn, đẩy phân ra ngoài nhanh hơn. Việc ăn các loại rau này sẽ gây tác dụng ngược bởi chúng làm tình trạng tiêu chảy ở trẻ thêm tệ hơn khi khó cầm được.
  • Về số lượng thức ăn, bữa ăn cho trẻ bị tiêu chảy cần được đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu của bé. Thông thường với trẻ nhỏ các mẹ có thể cho ăn khoảng 6 bữa/ngày. Tùy vào thể trạng của bé mà mẹ nên có sự điều chỉnh sao cho hợp lý. Ví dụ, trẻ không ăn được nhiều, ăn vào bị nôn thì bạn nên giảm lượng thức ăn trong 1 bữa, đồng thời tăng số bữa ăn trong ngày lên.
  • Thay đổi món liên tục để giúp trẻ không bị chán ngán với 1 thực đơn. Tùy vào khẩu vị của bé mà bạn có thể lựa chọn các loại thực phẩm, cách chế biến đa dạng để tạo sự mới mẻ trong bữa ăn cho bé. Tuy nhiên, các mẹ vẫn phải đảm bảo thực đơn cho trẻ bị tiêu chảy cần đủ 4 nhóm chất: protein, đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất.

3. Mẫu thực đơn cho trẻ khi bị tiêu chảy

Dưới đây là một số thực đơn mẫu dành cho trẻ bị tiêu chảy mà các mẹ có thể tham khảo và áp dụng:

3.1. Mẫu thực đơn 1

  • Bữa 1 (6h): Bú mẹ hoặc ăn sữa bò pha loãng với nước cháo cà rốt.
  • Bữa 2 (9h): Bột thịt gà nạc + cà rốt nghiền và 1/2 quả chuối.
  • Bữa 3 (12h): Bú mẹ hoặc ăn sữa bò pha loãng với nước cháo cà rốt.
  • Bữa 4 (15h): Bột thịt lợn nạc + cà rốt nghiền và 1/2 quả táo nghiền.
  • Bữa 5 (18h): Bú mẹ hoặc ăn sữa bò pha loãng với nước cháo hoặc sữa đậu tương.
  • Bữa 6 (Từ 21h): Bú mẹ.

3.2. Mẫu thực đơn 2

  • Bữa 1 (6h): Bú mẹ
  • Bữa 2 (9h): Bột thịt gà + cà rốt nghiền + giá đỗ xay nhỏ lấy nước và 1/2 quả hồng xiêm nghiền.
  • Bữa 3 (12h): Bú mẹ
  • Bữa 4 (14h): Bột thịt lợn + cà rốt và 1/2 quả chuối
  • Bữa 5 (16h): Bú mẹ
  • Bữa 6 (18h): Bột thịt gà + cà rốt nghiền và 1/2 quả táo nghiền.
  • Bữa 7 (Từ 21h): Bú mẹ.

3.3. Mẫu thực đơn 3

  • Bữa 1 (6h): Bú mẹ hoặc ăn sữa bò pha loãng với sữa đậu tương/ nước cháo.
  • Bữa 2 (9h): Cháo thịt lợn nạc + cà rốt
  • Bữa 3 (11h): Bú mẹ hoặc sữa pha nước cháo cà rốt, 1 quả chuối tiêu nghiền.
  • Bữa 4 (13h): Cháo thịt gà + cà rốt.
  • Bữa 5 (15h): Sữa bò hoặc sữa đậu tương, 1 trái táo nghiền.
  • Bữa 6 (17h): Cháo thịt nạc + cà rốt.
  • Bữa 7 (20h): Bú mẹ hoặc ăn sữa bò pha nước cháo loãng.

4. Phòng bệnh tiêu chảy cho bé

Và để hạn chế tối đa tình trạng tiêu chảy ở trẻ nhỏ, các mẹ nên có những biện pháp phòng ngừa bệnh này cho bé như:

  • Ưu tiên nuôi con bằng sữa mẹ, đặc biệt đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi. Nếu trẻ dùng sữa công thức thì vẫn nên kết hợp cho cả bú mẹ bởi đây là nguồn dinh dưỡng tốt nhất.
  • Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ nguồn gốc, cách sơ chế, chế biến, bảo quản đồ ăn. Sử dụng nguồn nước an toàn và đảm bảo trẻ được ăn chín uống sôi.
  • Luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân và không gian sinh hoạt của trẻ được sạch sẽ. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng phải rửa tay bằng xà phòng thường xuyên trong quá trình chăm sóc các bé như: sau khi thay tã, trước khi làm đồ ăn, cho trẻ ăn,…
  • Tiêm phòng sởi để tránh những triệu chứng thường gặp phải sau khi bị bệnh này như lỵ, tiêu chảy.

Bổ sung men vi sinh giúp tăng cường hệ tiêu hóa cho bé. Đặc biệt, bạn nên mua những sản phẩm có thành phần gồm cả probiotics (các lợi khuẩn) và prebiotics (chất xơ hòa tan), vừa bổ sung lợi khuẩn, vừa hạn chế tình trạng tiêu chảy ở trẻ. Chi tiết xem thêm về sản phẩm tại đây.

Trong đó Probiotics sẽ tồn tại ở đường ruột nhờ có Prebiotics – chất xơ hòa tan Fos, làm thức ăn để sống và có lợi cho sức khỏe. Probiotics gồm nhiều chủng lợi khuẩn mà mỗi loại lợi khuẩn này có một vai trò ở mỗi vị trí khác nhau của đường tiêu hóa như làm giảm tỷ lệ mắc và giảm thời gian tiêu chảy ở trẻ em lẫn người lớn, loại trừ và kìm hãm sự phát triển của những vi khuẩn có hại, tăng cường khả năng hấp thu của hệ tiêu hoá, giảm thiểu những rối loạn tiêu hoá bởi điều trị kháng sinh, chống táo bón, cải thiện bất dung nạp đường lactose do sữa gây nên, chống đầy hơi, chướng bụng.

Men vi sinh có công dụng vượt trội hơn men vi sinh khác là do được sản xuất bằng công nghệ bao kép Lab2pro. Nhờ công nghệ bao kép này mà vi khuẩn sẽ được bảo vệ trong suốt quá trình tiêu hóa, giúp vi khuẩn vẫn còn sống khi đến ruột và trong điều kiện tốt vi khuẩn sẽ định cư, tăng sinh và có lợi cho đường tiêu hóa của trẻ.

Ngoài ra trong trường hợp trẻ em biếng ăn, bị suy dinh dưỡng, người hấp thu dinh dưỡng kém, trẻ bị chứng bất dung nạp đường lactose hoặc trẻ mới ốm dậy thì việc bổ sung men vi sinh rất cần thiết đối với cơ thể.

Hy vọng với bài viết trên đây, các mẹ đã giải đáp được thắc mắc trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì. Mong rằng mỗi mẹ sẽ có được phương pháp hữu ích nhất để khắc phục tình trạng tiêu chảy cũng như phòng ngừa được căn bệnh này cho trẻ. Xem thêm ThS.BS Đinh Thị Ngọc Hoa, bác sĩ chuyên khoa nhi, BV Đa khoa Xanh pôn tư vấn rõ hơn về vấn đề dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy TẠI ĐÂY.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN