Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi mà mẹ cần nắm rõ

Bé lên một tuổi là giai đoạn thay đổi nguồn cung cấp năng lượng chính của bé từ sữa sang thức ăn. Nhiều mẹ băn khoăn không biết nên cho con ăn gì, không nên ăn gì, ăn bao nhiều để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho các bữa ăn của bé. Thấu hiểu được những nỗi lo này của nhiều mẹ, chuyên gia xin giải đáp giúp mẹ như sau:

  1. – Thuốc trị rối loạn tiêu hóa
  2. – Bé bị tiêu chảy uống thuốc gì
  3. – Thuốc bổ cho trẻ biếng ăn

Cột mốc khi bé lên 1 tuổi

Khi bé lên một tuổi, bé có những thay đổi trong việc ăn uống:

– Bé có thể bắt đầu ăn được mật ong, mẹ có thể bổ sung thêm mật ong vào chế độ ăn uống cho bé

– Bé có thể tự ăn bằng thìa. Vì vậy, mẹ hãy để bé tự xúc ăn, bé tự do khám phá hương vị, màu sắc và thành phần của món ăn, đừng ngại việc bé làm vấy bẩn lung tung.

– Từ 12 – 18 tháng tuổi, mẹ có thể chuyển bé từ uống bình sang uống bằng cốc. Đây làm một kỹ năng mới và cũng là mẹo giảm khả năng sâu răng của trẻ.

[bvh id=”4-mon-an-danh-cho-be-bi-tao-bon”]

 

Mẹ nên cho bé ăn gì?

Mẹ hãy duy trì một thực đơn đa dạng và giàu dinh dưỡng cho bé từ tất cả các nhóm thực phẩm:

– Thịt, cá, gia cầm, các loại trứng, các loại đậu

– Những sản phẩm từ sữa như sữa chua, sữa tươi, phomai

– Rau củ và các loại trái cây

– Ngũ cốc, bánh mì, khoai tây.

Mẹ hãy nhớ chất béo cũng là một phần rất quan trọng cho sự phát triển của bé, vì vậy trong giai đoạn này không nên hạn chế chất béo. Khi bé đến ngưỡng gần 2 tuổi thì có thể giảm dần lượng chất béo trong bữa ăn. Những thực phẩm giàu chất béo mẹ có thể bổ sung cho bé như: Dầu oliu, dầu gấc, phô mai…

Bé nên ăn bao nhiêu?

Tùy thuộc vào nhu cầu và mức độ hoạt động của từng bé giao động từ 1.000-1.200 calo/ngày. Chế độ ăn của bé từ giờ là những thực phẩm rắn với 3 bữa chính và 2 – 3 bữa ăn phụ mỗi ngày. Khẩu vị trong giai đoạn này của bé thay đổi theo từng ngày nên mẹ không cần quá lo lắng khi bé có vì không quan tâm đến đồ ăn trong 1 – 2 ngày.

dinh-duong-cho-tre-bi-tieu-chay-rota

Mẹ không nên ép trẻ ăn hết tất thức ăn mà mẹ đã làm cho bé vì thường lượng thức ăn mẹ lấy nhiều hơn nhu cầu của bé . Hãy duy trì một lịch trình đều đặn các bữa chính và bữa phụ giúp bé hiều rằng đồ ăn sẽ có mặt vào những thời điểm nhất định trong ngày.

Bé không nên ăn gì?

Bé không nên ăn những thực phẩm đang nóng vì chúng có thể khiến bé bị bỏng. Do đó, ba mẹ cần kiểm tra kĩ đồ ăn trước khi đưa vào miệng bé. Tránh cho bé ăn những đồ ăn như: xúc xích, bỏng ngô, các loại hạt, thực phẩm dễ dính, trái cây dạng miếng… vì chúng có thể khiến bé bị nghẹn.

Mẹ không nên cho bé ăn những thực phẩm có vị mặn, ngọt hoặc cay quá vì trẻ thường rất nhạy cảm với dồ ăn nên dễ từ chối các món ăn có vị mạnh như vậy. Đây cũng là lý do mà bé không muốn ăn đó.

[bvh id=”thuoc-bo-danh-cho-tre-so-sinh-bieng-an-suy-dinh-duong”]

Lưu ý:

Mẹ cần nhớ, việc trẻ ăn được nhiều loại thức ăn bổ dưỡng tốt hơn việc cho trẻ ăn số lượng lớn vào một bữa. Sẽ có những ngày bé biếng ăn, có những ngày bé ăn ngoan, mẹ không cần lo lắng nếu như trẻ vẫn phát triển bình thường, cân nặng ổn định.

Để liên tục được tư vấn và theo dõi các thông tin dinh dưỡng cho con trẻ liên quan đến sữa, trẻ biếng ăn,bé bị tiêu chảy, Bé bị táo bón,… hãy gọi theo số0439.959.969 – 1900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải:bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN