Kém hấp thu là tình trạng nhiều trẻ gặp phải vì thế mà cha mẹ đôi khi chủ quan. Lâu dài tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ và dẫn đến nhiều bệnh lý. Cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ bị kém hấp thu để có cách cải thiện hiệu quả trong bài viết sau đây nhé.
1. Trẻ kém hấp thu là gì?
Khi cha mẹ cho trẻ ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe để cung cấp vitamin, khoáng chất, dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và dù trẻ vẫn ăn uống bình thường, có khi ăn khỏe mà không hấp thu được.
Cha mẹ có thể nhận thấy tình trạng trẻ kém hấp thu qua các dấu hiệu như:
- Trẻ nhỏ đi tiêu phân lỏng, mùi rất tanh. Đối với trẻ lớn, bố mẹ quan sát trong bồn cầu có váng nổi trên mặt nước do mỡ không hấp thu.
- Trẻ xanh xao, ốm yếu chậm tăng cân, suy dinh dưỡng hoặc chậm phát triển chiều cao.
- Trẻ thường xuyên bị đau bụng, chướng bụng hoặc sôi bụng.
- Sút cân hoặc tăng cân rất chậm, mệt mỏi, kém linh hoạt.
- Sức đề kháng yếu, trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng;
- Da dẻ khô, dễ bầm dù chỉ va chạm nhẹ.
- Tính khí thay đổi, hay quấy khóc và dễ cáu gắt.
- Giảm khẩu vị, chán ăn hoặc không có cảm giác thèm ăn.
- Trẻ có biểu hiện đau cơ, chuột rút do thiếu canxi, thiếu máu do thiếu sắt, đau cơ do thiếu vitamin B1.
Trẻ kém hấp thu không phải là tình trạng hiếm gặp và sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ. Những trẻ kém hấp thu chất dinh dưỡng có thể phải chịu những biến chứng nghiêm trọng như gãy xương và có nguy cơ cao nhiễm trùng.
2. Nguyên nhân trẻ kém hấp thu chất dinh dưỡng
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ kém hấp thu và dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp ở trẻ kém hấp thu:
Chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng
Nguyên nhân này có thể xảy ra với những trẻ phải ăn dặm quá sớm hoặc không ăn đúng thời gian biểu. Đối với những loại thức ăn có cấu trúc phân tử phức tạp hoặc mang tính dị nguyên cao như lòng trắng trứng, các loại hải sản…, nếu trẻ dưới 9 tháng tuổi không được mẹ tập cho làm quen dần thì dễ dẫn đến tình trạng kém hấp thu.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh kém hấp thu chất dinh dưỡng còn đến từ chế độ ăn. Nếu chế độ ăn không được cân bằng 4 nhóm thực phẩm (đạm, chất béo, bột đường, vitamin và khoáng chất) và nạp nhiều đồ dầu mỡ vào cơ thể cũng có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
Hoặc nếu trẻ bị thiếu hụt các vi chất cần thiết cho hệ tiêu hóa như canxi, kẽm, magie,… sẽ gây cảm giác chán ăn, biếng ăn, ăn không ngon miệng.
Vì thế một chế độ ăn đúng sẽ giúp trẻ được cung cấp đủ dưỡng chất và giúp hệ tiêu hóa của trẻ không bị quá tải, tránh ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng.
Loạn khuẩn đường ruột
Loạn khuẩn đường ruột xảy ra khi hệ vi sinh đường ruột trở nên mất cân bằng. Tình trạng này cũng là nguyên nhân làm giảm hiệu quả quá trình hấp thu dinh dưỡng ở trẻ.
Rối loạn tiêu hóa
Do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện trong những tháng năm đầu đời nên miễn dịch kém khiến trẻ dễ mắc chứng rối loạn tiêu hóa.
Thiếu enzyme
Enzyme hay men tiêu hóa sẽ giúp thức ăn được chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng dễ dàng hơn. Nếu thiếu hụt các enzym tiêu hóa nội sinh sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu thức ăn ở đường ruột của trẻ.
Do bệnh lý
Những trẻ bị mắc bệnh về gan, tuyến tụy, túi mật hoặc ống tiêu hóa như viêm loét dạ dày, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích hoặc trẻ điều trị bệnh bằng tia xạ, phẫu thuật cắt đoạn ruột,… cũng có thể dẫn đến kém hấp thu chất dinh dưỡng. Ngoài ra, không dung nạp đường lactose cũng là nguyên nhân khiến trẻ khó hấp thu dinh dưỡng.
3. Cách cải thiện tình trạng trẻ kém hấp thu an toàn, hiệu quả
Để giúp cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ, cha mẹ nên áp dụng thêm các biện pháp sau:
- Chế độ dinh dưỡng đúng và đủ là cần bổ sung đủ 4 nhóm chất chính gồm đạm, tinh bột, đường, chất béo, vitamin và khoáng chất.
- Chế biến đúng cách các món ăn, đa dạng món cùng biết cách lựa chọn các thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh để đảm bảo cho sức khỏe của trẻ.
- Chọn những thực phẩm dễ tiêu để phù hợp với hệ tiêu hóa non yếu của trẻ.
- Bổ sung nhiều chất xơ để tăng cường nhu động ruột, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh tiêu hóa như táo bón, đầy bụng, tiêu chảy,…
- Cho trẻ uống nhiều nước để tăng cường tiêu hóa thức ăn, đảm bảo quá trình trao đổi chất và cung cấp dưỡng chất cho cơ thể diễn ra thuận lợi, phòng tránh táo bón.
- Cho trẻ đi khám dinh dưỡng để tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng kém hấp thu, từ đó nhận được lời khuyên cho chế độ ăn phù hợp với trẻ.
Ngoài ra để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, không mắc các bệnh đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, táo bón, đầy hơi, tiêu chảy, sôi bụng,… và tăng sức đề kháng của hệ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu thì cha mẹ có thể bổ sung thêm lợi khuẩn từ men vi sinh. Hiện nay, trên thị trường có sản phẩm men vi sinh Golden Lab được rất nhiều cha mẹ tin dùng cho trẻ hấp thu kém. Golden Lab được phân lập từ kim chi, hoàn toàn từ thiên nhiên, đặc biệt an toàn với cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hơn nữa, với công thức 2 trong 1, vừa bổ sung lợi khuẩn vừa bổ sung chất xơ hòa tan (là thức ăn của lợi khuẩn và tốt cho hệ tiêu hóa), Golden Lab đem đến hiệu quả gấp nhiều lần men vi sinh thông thường. Men vi sinh này còn được sản xuất bằng công nghệ Lab2Pro hiện đại nhất hiện nay, giúp bảo vệ lợi khuẩn sống sót qua lớp dịch vị dạ dày tới ruột để phát huy tác dụng tối đa. Golden Lab có hương vị thơm ngon, dễ uống (pha cùng nước hoặc sữa), trẻ sẽ yêu thích khi dùng, thích hợp để cho dùng thường xuyên hỗ trợ điều trị, cải thiện tình trạng kém hấp thu ở trẻ.