Trẻ biếng ăn, không chịu nuốt, hay ngậm khiến mỗi bữa ăn kéo dài và trở thành “cuộc chiến” của cả mẹ và con. Vậy làm thế nào để trị trẻ biếng ăn hay ngậm hiệu quả? Cha mẹ đừng bỏ qua những thông tin cực hữu ích ngay sau đây nhé!
1. Vì sao trẻ biếng ăn hay ngậm?
Để “tạm biệt” tình trạng trẻ biếng ăn, hay ngậm thức ăn thì cha mẹ cần phải tìm hiểu nguyên nhân khiến bé không chịu nhai, nuốt thức ăn. Từ đó mới có cách khắc phục hiệu quả. Các nguyên nhân có thể kể đến như:
-Trẻ gặp các vấn đề sức khỏe: Khi thấy bé có biểu hiện lười ăn, hay ngậm, điều đầu tiên cha mẹ cần làm là theo dõi xem bé có dấu hiệu bất thường về sức khỏe hay không. Bởi trẻ rất hay gặp vấn đề về tai, mũi, họng khiến bé cảm thấy mệt mỏi, đau rát họng, khó nuốt nên dẫn đến tình trạng biếng ăn hay ngậm.
-Thực đơn không phù hợp: Mẹ cho bé ăn thực phẩm không phù hợp với độ tuổi, hoặc đồ ăn không được chế biến kỹ, thái quá to, thịt quá dai, cứng… khiến trẻ khó nhai, khó nuốt nên bé cứ ngậm trong miệng. Mặt khác, cha mẹ vì quá nôn nóng nên đã quát mắng và ép bé ăn quá nhiều trong một bữa khiến trẻ “phản kháng” bằng cách ngậm thức ăn.
-Rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột: Hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên dễ bị tổn thương, rối loạn hệ vi sinh đường ruột, đặc biệt là sau đợt điều trị bằng kháng sinh sẽ gây ra các triệu chứng như khó tiêu, đầy bụng, táo bón, tiêu chảy, nôn trớ, đi ngoài phân sống, biếng ăn, ăn không ngon, hấp thu kém, chậm lớn.
-Thiếu vi chất dinh dưỡng: Khẩu phần ăn thiếu cân đối, chỉ ăn thiên lệch một nhóm thực phẩm khiến trẻ bị thiếu các dưỡng chất thiết yếu như sắt, kẽm, magie, lysin, chất xơ, đặc biệt là vitamin nhóm B làm trẻ mất cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng.
Bên cạnh đó, cũng còn có nhiều lý do khác, khiến trẻ ngậm mãi thức ăn trong miệng như: đồ ăn nhạt nhẽo, ăn mãi một mùi vị, một dạng thức ăn,… hoặc trẻ chuẩn bị mọc răng, bị nhiệt miệng… Hay trẻ không tập trung với bữa ăn, vừa ăn vừa chơi, vừa xem tivi, nghịch điện thoại,… nên quên mất việc nhai thức ăn.
2. Trẻ biếng ăn hay ngậm ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Bé lười ăn hay ngậm không chỉ khiến cha mẹ mệt mỏi, stress mà thói quen ngậm thức ăn không chịu nhai, nuốt sẽ gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Cụ thể:
2.1. Thiếu hụt dưỡng chất, rối loạn tăng trưởng
Theo các chuyên gia, trẻ biếng ăn thường không nhận được đủ lượng vi chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Lâu ngày, cơ thể không có cơ hội hấp thu đủ các vi chất cần thiết cho sự phát triển. Hậu quả là trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu hụt vitamin, suy giảm sức đề kháng… ảnh hưởng đến khả năng phát triển chiều cao, cân nặng sau này.
2.2. Ảnh hưởng đến răng, miệng
Khi trẻ hay ngậm thức ăn lâu trong miệng, lượng đường được men tiêu hóa tiết ra sẽ bám vào răng, gây sâu răng từ khi trẻ còn rất nhỏ.
2.3. Suy giảm hệ miễn dịch
Đa phần trẻ biếng ăn có sức đề kháng kém do có thể bị thiếu chất nên bé thường xuyên bị ốm vặt, nhiễm trùng đường hô hấp, mắc bệnh về đường tiêu hóa,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
2.4. Trí não chậm phát triển
Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Chính vì thế, khi trẻ lười ăn, cơ thể sẽ không được cung cấp đầy đủ những dưỡng chất quan trọng như: omega-6, omega-3, chất béo, sắt, taurin, DHA,… làm chậm phát triển trí tuệ. Mặt khác, với những trẻ lười ăn, chỉ số EQ thấp, khó hòa nhập với cuộc sống, việc học tập cũng bị cản trở.
3. Mẹo hay giúp mẹ trị trẻ biếng ăn hay ngậm
Để mỗi bữa ăn không còn là cuộc chiến, ba mẹ có thể tham khảo những lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng về cách trị trẻ ăn ngậm dưới đây:
3.1. Cẩn thận khi dùng thuốc
Không nên tùy tiện cho con dùng thuốc hay thực phẩm chức năng. Bởi những loại thuốc này nếu sử dụng với liều lượng không hợp lý đôi khi sẽ gây tác dụng ngược lại. Hơn thế, nguồn gốc của chúng cũng cần được kiểm chứng rõ ràng.
3.2. Xem lại cách chế biến món ăn cho bé
-Ba mẹ cần lựa chọn thực phẩm và cách chế biến phù hợp với độ tuổi của trẻ. Cụ thể trẻ trên 10 tháng có thể chuyển từ ăn bột sang ăn cháo. Trẻ trên 1 tuổi bắt đầu có thể ăn cơm nát.
-Thường xuyên thay đổi thực đơn, tránh để trẻ ăn đi ăn lại một món trong thời gian dài.
-Cho bé ăn món mới từ từ, tốt nhất nên xen kẽ giữa thức ăn mới và thức ăn cũ mà trẻ thích.
3.3. Trang trí món ăn đẹp mắt
Một trong những cách khơi gợi hứng thú của bé với đồ ăn hiệu quả nhất chính là trình bày món ăn thật bắt mắt và hấp dẫn. Mẹ có thể dùng những loại rau củ có màu sắc rực rỡ, cắt tỉa hoặc sắp xếp thành những hình thù ngộ nghĩnh theo sở thích của bé. Cách này sẽ hơi mất thời gian nhưng sẽ giúp bé thích thú, tò mò và muốn ăn nhiều hơn.
3.4. Không ăn rong, không xem thiết bị điện tử khi cho bé ăn
Khi vào bữa, mẹ nên cho trẻ ăn tại ghế hoặc bàn, tắt hết những thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, ipad… không cho con nghịch đồ chơi hoặc cho bé ăn rong để bé không bị phân tâm và tập trung vào bữa ăn.
3.5. Cho bé ăn cùng cả nhà
Ba mẹ hãy tạo điều kiện để bé có thể ngồi ăn cùng các thành viên trong gia đình bởi không khí vui vẻ, ấm cúng trong bữa ăn sẽ giúp trẻ phấn chấn, ăn ngon miệng hơn. Mặt khác, trẻ nhỏ thường tò mò và hay bắt chước theo hành động của người lớn như cầm đũa, cầm thìa tự xúc đồ ăn. Đây là cơ hội để mẹ tập cho bé thói quen ăn uống khoa học, giúp bé thích thú, hào hứng hơn với bữa ăn.
3.6. Không nên ép trẻ ăn
Cho bé ăn quá nhiều trong một bữa hoặc ăn quá nhiều bữa trong ngày có thể gây ức chế bài tiết các men tiêu hóa, đồng thời khiến trẻ có tâm lý sợ hãi càng làm cho tình trạng biếng ăn trầm trọng hơn. Vì vậy, ba mẹ không nên thúc ép, quát mắng để con ăn nhiều hơn. Thay vào đó, hãy điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày phù hợp với trẻ.
3.7. Không kéo dài bữa ăn
Theo các nghiên cứu, các bữa ăn của trẻ nên cách nhau ít nhất từ 2,5-3 tiếng. Đồng thời, mẹ nên điều chỉnh lượng thức ăn sao cho mỗi bữa ăn của bé chỉ kéo dài khoảng 30 phút. Điều này giúp bé không bị áp lực và tích cực với bữa ăn hơn. Khi bé đã quen, ba mẹ hãy tăng dần lượng thức ăn lên.
3.8. Để con bị đói tự nhiên
Theo các chuyên gia, trẻ cần được cung cấp năng lượng để hoạt động. Khi năng lượng cạn, cơ thể sẽ tự phát sinh nhu cầu muốn ăn để nạp thêm. Vì vậy, nếu bé biếng ăn, hay ngậm cha mẹ hãy “bỏ đói” bé bằng cách cắt hoàn toàn bữa phụ, chỉ cho ăn bữa chính (cách nhau khoảng 4 tiếng). Nếu trẻ không ăn bữa chính thì cho bé có cơ hội ăn bữa phụ (tuyệt đối không cắt hết bữa ăn của trẻ). Thông thường đến ngày thứ 3 áp dụng, trẻ đã tiêu hao hết năng lượng dự trữ rồi sẽ ăn lại. Tuy nhiên lúc này bé sẽ ăn ít nên ba mẹ cần bổ sung từ bữa phụ, cho đến khi bé ăn trở lại bình thường.
3.9. Không cho con ăn vặt trước khi ăn
Ba mẹ tuyệt đối không cho con ăn vặt ngay sát bữa chính. Bởi thức ăn vặt sẽ khiến bé no và không muốn ăn nữa. Lâu dần, trẻ sẽ hình thành thói quen ăn vặt và trở nên biếng ăn, chậm tăng cân.
3.10. Hạn chế uống nước khi ăn
Nhiều phụ huynh thường cho bé uống nước sôi hoặc nước canh trong quá trình ăn để con nuốt nhanh hơn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên cho bé uống kèm lượng nước vừa đủ để tránh làm bé no bụng. Đồng thời cũng không nên áp dụng lâu dài bởi chúng sẽ khiến bé lười nhai, không tốt cho đường tiêu hóa.
3.11. Cho con đi khám bác sĩ
Nếu nghi ngờ trẻ biếng ăn do các vấn đề về sức khỏe, tiêu hóa kém thì cha mẹ cần đưa bé tới gặp bác sĩ để được thăm khám và có phương pháp điều trị hiệu quả. Trong trường hợp này, mẹ tuyệt đối không được cho trẻ uống thuốc bừa bãi mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho con sử dụng bất cứ thuốc gì.
3.12. Bổ sung lợi khuẩn, nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa cho trẻ
Nếu bố mẹ đã áp dụng đủ mọi cách giúp trẻ không ăn ngậm mà trẻ vẫn không chịu nhai nuốt đồ ăn thì phần lớn bé nhà bạn đang bị biếng ăn do rối loạn tiêu hóa dẫn đến mất cảm giác ăn ngon. Nguyên nhân là do hệ vi khuẩn đường ruột bị rối loạn, gây tiêu hóa kém, chậm hấp thu và dẫn tới biếng ăn, ăn không ngon.
Để giải quyết vấn đề này, ba mẹ có thể cho bé sử dụng men vi sinh từ Kim chi Hàn Quốc. Loại men vi sinh này chứa vi khuẩn có lợi Probiotics và chất xơ hòa tan Prebiotics có tác dụng kích thích sản sinh các lợi khuẩn đường ruột, giúp trẻ lấy lại cảm giác thèm ăn tự nhiên. Mặt khác, chúng kích thích các enzym tiêu hóa tiết ra đều đặn khiến trẻ hứng thú hơn với việc nhai nuốt thức ăn, chấm dứt tình trạng biếng ăn, ngậm thức ăn. Xem thông tin sản phẩm tại đây.
Không chỉ vậy, men vi sinh này còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa rối loạn tiêu hóa do sử dụng kháng sinh hay bất dung nạp lactose, bảo vệ đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn. Đặc biệt, ba mẹ có thể cho bé sử dụng men vi sinh hàng ngày để ngăn ngừa tình trạng trẻ biếng ăn, ăn ngậm, khó tiêu, hấp thu kém. Cha mẹ cũng có thể lắng nghe ThS.BS Lê Thị Hải, Nguyên giám đốc trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia tư vấn cách giúp trẻ hay ăn, chóng lớn TẠI ĐÂY.