MÁCH MẸ LÊN THỰC ĐƠN CHO TRẺ 7 THÁNG CHẬM TĂNG CÂN

Để trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ, cha mẹ cần cung cấp những bữa ăn đầy đủ và cân đối về dinh dưỡng. Dưới đây là thực đơn cho trẻ 7 tháng chậm tăng cân mẹ có thể tham khảo để giúp con nhanh chóng lấy lại cân nặng chuẩn.

I. Nguyên tắc quan trọng khi xây dựng thực đơn hàng ngày cho bé 7 tháng tuổi

Trẻ 7 tháng mới bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm. Do vậy mẹ cần nhớ nguyên tắc cơ bản: “Ăn từ loãng đến lỏng, ít đến nhiều, bắt đầu từ bột ngọt đến mặn”. Thời gian đầu khi tập cho bé ăn dặm, mẹ có thể cho bé ăn bột lỏng để bé dễ dàng nuốt và hấp thu. Khi dạ dày của bé đã quen dần, mẹ có thể cho bé ăn dặm thử với một muỗng nhỏ bột loãng hoặc nước cơm; sau dần mới đa dạng với thịt, gà, cá, trái cây, rau củ xay nhuyễn để tạo sự đa dạng.

Một bữa ăn “chất lượng” để giúp trẻ phát triển toàn diện phải có đủ 3 yêu cầu sau:

1. Đảm bảo đủ 4 nhóm chất

  • Nhóm chất bột đường: giúp cung cấp năng lượng và chuyển hóa chất trong cơ thể. Thực phẩm giàu tinh bột như gạo, khoai tây, khoai lang…
  • Nhóm chất đạm: Thịt cá, tôm, cua, tàu hũ, các loại đậu… giúp xây dựng cơ bắp, tạo kháng thể.
  • Nhóm chất béo: Mỡ, dầu, bơ… giúp cung cấp dự trữ năng lượng và các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K.
  • Nhóm vitamin, chất xơ: giúp chuyển hóa các chất và tăng cường chất đề kháng, cung cấp vitamin. Rau củ quả, trái cây tươi là những thực phẩm rất giàu vitamin và chất xơ.

2. Lượng thức ăn phải phù hợp với cân nặng của trẻ

Mẹ chú ý tỉ lệ thực phẩm khi nấu ăn cho con. Các món cháo ăn dặm cho bé phải phù hợp với độ tuổi, hàm lượng dinh dưỡng cân bằng, lượng thức ăn vừa đủ. Tránh để bé ăn quá no, gây cảm giác chán ăn, lười ăn, thậm chí có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.

Đồng thời, mẹ đừng quên thay đổi các loại thịt như thịt lợn, cá, gà,… kết hợp cùng các loại rau xanh cho bé. Không giai đoạn này không nên cho bé ăn nhiều gia vị.

3. Cho con ăn đúng và đủ bữa

Thực đơn cho bé 7 tháng nhẹ cân cần duy trì 2 – 3 bữa chính mỗi ngày và khoảng 800ml sữa/ngày. Khi bé đã quen với ăn dặm, mẹ nên khéo léo đa dạng thực phẩm để tránh tình trạng bé thấy nhàm chán dẫn đến biếng ăn.

Ngoài bữa chính cần bổ sung các bữa phụ cho con với sữa chua, trái cây chín. Từ 19 giờ trở đi, mẹ nên cho bé bú để tránh con bị đói về đêm và quấy khóc. Ngoài ra, trong những bữa ăn mẹ có thể bày một vài loại rau củ luộc chín mềm để bé tự chọn lựa. Đây cũng là cách tập cho bé mút và cắn thức ăn mềm như rau, thịt.

II. Tổng hợp các thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi tăng cân nhanh nhất

1. Bột thịt heo nấu rau ngót

Nguyên liệu:

  • 2 thìa bột gạo
  • 1 nhúm rau ngót
  • 20g thịt heo nạc
  • Dầu ăn cho trẻ

Cách chế biến:

  • Rau ngót rửa sạch sau đó xay nhuyễn, lọc lấy nước. Thịt heo rửa sạch, xay nhỏ.
  • Hòa tan bột gạo với nước rau ngót, cho thịt xay nhuyễn vào cùng. Quấy đều tay cho đến khi bột chín. Cho bột ra chén, nêm dầu ăn.

2. Bột tôm rau cải ngọt

Nguyên liệu:

  • 2 thìa bột gạo
  • 20g tôm (có thể thay tôm bằng lươn, cá…)
  • 20g rau cải ngọt
  • Dầu ăn cho bé

– Cách chế biến:

  • Tôm rửa sạch, lột vỏ, bỏ đầu, rút chỉ đen trên lưng. Sau đó đem hấp chín rồi xay nhỏ.
  • Rau cải ngọt chỉ lấy phần lá, rửa sạch, để ráo. Cho vào máy xay nhuyễn, lọc lấy nước.
  • Hòa bột gạo với 200ml nước. Sau đó, cho bột vào xoong khuấy đều tay cho bột không bị vón cục. Đến khi bột sệt lại thì cho tôm và rau vào, khuấy đều tay đến khi bột chín.
  • Thêm dầu rồi đổ ra đĩa, để nguội bớt rồi cho bé ăn.

3. Bột thịt lợn rau chùm ngây

Nguyên liệu:

  • 20g bột gạo
  • 20g thịt lợn nạc
  • 20g rau chùm ngây
  • Dầu ăn cho trẻ

– Cách chế biến:

  • Rau chùm ngây rửa sạch, cắt nhỏ rồi đem xay nhuyễn
  • 20g thịt nạc xay nhuyễn và đảo qua với 1 thìa dầu ăn
  • Hòa 20g bột gạo với nước lọc, khuấy đều cho tan bột rồi cho lên bếp đun lửa vừa, quấy đều tay.
  • Khi bột sôi được khoảng 1 phút thì cho thịt và rau chùm ngây vào khuấy cho đều cho tới khi bột sệt lại là được.

4. Cháo chim câu và ngô ngọt

 Nguyên liệu:

  • 20g thịt chim câu
  • 20g bột gạo
  • Vài hạt ngô non

 Cách chế biến:

  • Lấy 20g thịt chim câu xay nhuyễn, sau đó xào chín cùng 1 thìa cà phê dầu ăn và 10g ngô ngọt xay nhỏ (lọc bỏ bã ngô).
  • Hòa 20g bột gạo với nước luộc chim bồ câu, khuấy đều cho tan bột rồi cho lên bếp đun lửa vừa, khuấy đều tay.
  • Sau 5 phút thì cho hỗn hợp thịt chim và ngô vào nấu cùng cho đến khi bột chín.

5. Bột gà và cà rốt

Nguyên liệu:

  • 20g thịt gà
  • 10g cà rốt
  • 20g bột gạo

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch thịt gà, sau đó xay nhuyễn
  • Cà rốt thái nhỏ, xay nhuyễn, lọc lấy nước
  • Xào gà với 1 thìa cà phê dầu ăn.
  • Hòa bột gạo với nước lọc, khuấy đều cho tan bột rồi cho lên bếp đun lửa vừa, quấy đều tay.
  • Cho hỗn hợp gà và cà rốt vào, khuấy đều tay cho đến khi bột chín.

6. Bột thịt rau dền

Nguyên liệu:

  • Bột gạo 20g
  • Thịt lợn 20g
  • Rau dền 20g
  • Dầu ăn cho trẻ

Cách chế biến:

  • Thịt lợn rửa sạch, xay nhuyễn, đảo qua với dầu ăn.
  • Rau dền rửa sạch, xay lấy nước
  • Hòa tan bột với 1 chén nước, khuấy bột đều tay cho đến khi bột sệt lại thì cho thêm thịt và nước cốt rau dền vào. Khuấy đều cho đến khi bột chín.

7. Bột đậu phụ lòng đỏ trứng gà

Nguyên liệu:

  • 20g đậu phụ
  • 1 lòng đỏ trứng gà
  • 20g bột gạo

Cách chế biến:

  • Cho đậu phụ vào nồi đun sôi, sau đó vớt ra để ráo, dùng thìa nghiền nhuyễn.
  • Cho bột gạo vào bát nước, khuấy lên cho tan đều.
  • Cho đậu phụ, lòng đỏ trứng vào một chiếc bát nhỏ rồi dùng thìa khuấy đều lên cho tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
  • Cho hỗn hợp trên cùng với bột đã được hòa tan vào nồi và đặt lên bếp đun với lửa nhỏ, rồi cho dầu vào cùng cho bé dễ ăn hơn, nấu sôi trở lại rồi tắt lửa.

8. Bột tôm khoai mỡ thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tăng cân

Nguyên liệu:

  • Bột gạo tẻ 20g
  • Tôm thịt 5 con
  • Khoai mỡ 20g
  • Dầu ăn trẻ em

Cách chế biến:

  • Tôm bóc vỏ, làm sạch gân lưng và bụng rồi bằm nhuyễn.
  • Khoai mỡ gọt sạch vỏ, ngâm qua chút nước cho hết nhựa, đem hấp chín và nghiền nhuyễn.
  • Cho nước vào bột gạo khuấy đều rồi cho lên bếp đun lửa vừa. Cho tôm bằm nhuyễn và khoai mỡ vào khuấy đều tay cho đến khi bột nở và chín là được.

9. Cháo thịt bò

Nguyên liệu:

  • Thịt bò 30g
  • Cháo trắng
  • Ớt chuông
  • Nấm rơm, ngô bào tử, dầu oliu, phô mai

Cách làm:

  • Thịt bò đem rửa sạch, để ráo nước, thái lát nhỏ
  • Ớt chuông, nấm rơm, ngô bào tử đem rửa sạch rồi thái nhỏ hạt lựu
  • Cho nồi lên bếp, bật lửa vừa, cho dầu oiu vào và cho thịt bò vào đảo. Sau đó cho thứ tự các loại ngô, nấm, ớt chuông vào đảo đều và xào chín.
  • Cháo nấu chín rồi cho hỗn hợp vừa xào lên đảo đều. Tắt bếp và cho phô mai vào.
  • Múc cháo ra bát để bớt hơi nóng rồi cho vào máy xay nhuyễn là được.

10. Cháo sườn rau củ

Nguyên liệu:

  • Bột gạo 25g
  • Sườn non 4-5 miếng
  • Ngô, cà rốt, đậu Hà Lan
  • Dầu ăn trẻ em

Cách làm:

  • Sườn non mua về đem rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào nồi hầm nhừ. Sau đó mẹ đem gỡ lấy thịt rồi xay nhỏ cho mịn.
  • Ngô, cà rốt, đậu Hà Lan đem hấp chín và nghiền nhuyễn.
  • Pha nước và bột gạo và đun lên bếp. Mẹ lưu ý khuấy đều tay để bột không đứng đáy nồi.
  • Sau khi bột chín cho thịt và hỗn hợp rau củ đã nghiền nhỏ vào đảo đều rồi sôi thêm vài phút. Sau đó tắt bếp và cho thêm chút dầu ăn để nguội là bé có ngay bát bột thơm ngon, giàu dưỡng chất.

11. Cháo cá quả

Nguyên liệu:

  • 1 bát cháo trắng
  • 50g cá quả lọc xương
  • 1 thìa cà phê rau xanh giã nhỏ

Cách làm:

  • Thịt cá sau khi xay nhuyễn, sau đó cho vào chảo đảo qua với dầu.
  • Bột gạo hòa với nước và cho lên bếp nấu chín rồi thêm rau xanh. Đun khoảng 2 phút thì thêm cá và tắt bếp.

12. Bơ nghiền

Nguyên liệu:

  • Quả bơ
  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức

Cách chế biến: Nạo phần thịt của quả bơ, trộn chung với sữa, nghiễn nhuyễn hoặc xay mịn hỗn hợp.

Đối với món ăn này, mẹ nên lưu ý cho bé ăn vừa phải, vì bơ có thể gây đầy hơi và khó tiêu cho bé. Ngoài ra, mẹ cũng nên cho bé ăn các loại sinh tố trái cây khác.

Trên đây là một số món ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi mà cha mẹ có thể tham khảo để làm phong phú thực đơn cho con. Bên cạnh đó, để trẻ chậm tăng cân có thể lấy lại được cân nặng tiêu chuẩn, mẹ nên cho bé sử dụng kết hợp men vi sinh từ kim chi Hàn Quốc. Đây là giải pháp giúp bổ sung lợi khuẩn để bảo vệ đường ruột khỏi các tác nhân gây hại, đồng thời giúp trẻ tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Cha mẹ nên cho bé sử dụng men vi sinh chứa thành phần lợi khuẩn Probiotics và chất xơ Prebiotics, được bào chế bằng công nghệ bao kép LAB2PRO. Trong đó, vi khuẩn có lợi Probiotics có tác dụng tăng miễn dịch để chống lại tác nhân gây bệnh, kích thích tiêu hóa, hạn chế triệu chứng rối loạn tiêu hóa làm ảnh hưởng đến trẻ như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khó tiêu… Nhờ đó, mà thức ăn khi vào đường ruột sẽ được tiêu hóa dễ dàng hơn.

Lợi khuẩn này phát huy tối đa tác dụng khi có Prebiotics. Về cơ bản, Prebiotics chính là thức ăn của vi khuẩn có lợi, giúp chúng duy trì sự sống và tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng. Mặt khác, các nghiên cứu đã chỉ ra, chất xơ Prebiotics có khả năng tổng hợp một số vitamin và ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Chi tiết xem thêm sản phẩm tại đây.

Nếu các lợi khuẩn có trong thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày rất dễ bị tiêu diệt khi đi qua dịch dạ dày, thì lợi khuẩn trong men vi sinh được bảo vệ bởi lớp bao kép của công nghệ bào chế LAB2PRO. Điều này giúp bảo vệ vi khuẩn có lợi và “thức ăn” của chúng hoàn toàn “nguyên vẹn” trước dịch axit của dạ dày. Từ đó giúp tái tạo lại sự cân bằng vi khuẩn trong ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và kích thích bé ăn ngon miệng hơn. Nhờ vậy, trẻ sẽ tăng cân nhanh chóng và đều đặn. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân cũng như cách khắc phcuj tình trạng này hiệu quả cha mẹ hãy theo dõi và lắng nghe thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Thị Hải, Nguyên giám đốc trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia tư vấn tình trạng tăng cân của trẻ và cách khắc phục hiệu quả TẠI ĐÂY.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN