MÁCH MẸ CÁCH NẤU CHÁO CHO BÉ BỊ TIÊU CHẢY VỪA NGON VỪA ĐỦ DINH DƯỠNG

Cháo là món ăn bổ dưỡng và dễ tiêu hóa đối với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Đặc biệt đây là món ăn thích hợp trong trường hợp hệ tiêu hóa bị tổn thương. Cha mẹ hãy tham khảo một số cách nấu cháo cho bé bị tiêu chảy vừa ngon vừa đảm bảo dinh dưỡng giúp bé nhanh chóng hồi phục.

1. Vì sao trẻ bị tiêu chảy nên ăn cháo?

Trẻ thường xuyên bị tiêu chảy là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, chậm lớn. Do vậy, để bé nhanh khỏi bệnh và phục hồi sức khỏe nhanh chóng, cũng như phòng ngừa tình trạng suy dinh dưỡng, cha mẹ cần xây dựng cho bé một chế độ ăn uống khoa học. Các chuyên gia khuyến cáo, trong giai đoạn này, trẻ nên ăn các món ăn mềm, dễ tiêu hóa nhưng vẫn phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Trong đó, cháo là lựa chọn thích hợp nhất cho bé.

Lý do mẹ nên chọn cháo cho bé bị tiêu chảy là vì cháo là món ăn thanh đạm, dễ hấp thu, không gây gánh nặng cho tiêu hóa. Mặt khác, mẹ còn có thể kết hợp được nhiều thực phẩm như thịt nạc, thịt gà, rau củ quả… trong bát cháo hấp dẫn và đầy đủ dinh dưỡng. Hơn thế, nước cháo loãng còn là phương pháp bù nước cho trẻ hiệu quả.

Mẹ có thể nấu cháo từ các nguyên liệu như thịt nạc heo băm, thịt gà băm và các loại rau quả như hạt sen, rau sam… vì đây đều là rau quả dinh dưỡng, giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy. Cháo nấu xong nên cho trẻ ăn khi còn ấm để đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm. Nếu mẹ nấu lượng cháo cho bé ăn cả ngày thì trước khi ăn nên đun nóng lại. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lựa chọn nguyên liệu đảm bảo và giữ vệ sinh trong quá trình nấu. Dụng cụ nấu ăn, bát đũa, cốc thìa của trẻ cũng cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng.

2. Gợi ý cách nấu một số món cháo cho bé bị tiêu chảy

2.1. Cháo bí đỏ, thịt gà

Đối với trẻ bị tiêu chảy, việc bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng và nước là điều rất cần thiết. Trong đó, thịt gà là một trong những lựa chọn tuyệt vời khi đường tiêu hóa bị tổn thương. Bởi loại thịt này chứa hàm lượng protein cao, đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn năng lượng cho trẻ mà không gây hại cho dạ dày.

Nguyên liệu:

  • 50g bí đỏ
  • 50g thịt gà
  • 80g gạo tẻ
  • Gia vị nêm

Cách chế biến:

  • Thịt gà băm nhỏ, ướp qua với một chút hạt nêm, mắm.
  • Bí đỏ rửa sạch, thái lát nhỏ, đem hấp chín và sau đó tán nhuyễn.
  • Gạo vo sạch và hầm cho đến khi chín.
  • Cho gà vào chảo và đảo đều đến khi thịt gà chín tái.
  • Cho hỗn hợp thịt gà, bí đỏ vào nồi cháo đã ninh chín. Nêm các gia vị cho vừa ăn và hợp với khẩu vị của trẻ.
  • Múc ra tô và trộn đều với đều với dầu ăn dinh dưỡng. Cho bé ăn khi cháo còn nóng.

2.2. Cháo hạt sen hồng xiêm

Hạt sen là một vị thuốc bổ nổi tiếng trong Đông y. Loại hạt này chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng khả năng hồi phục; lượng chất xơ khá dồi dào rất có lợi cho việc duy trì hệ tiêu hóa của trẻ. Đồng thời, chúng còn hỗ trợ quá trình tạo chất thải và đi ngoài của trẻ cũng diễn ra dễ dàng hơn.

Bên cạnh hạt sen, quả hồng xiêm chứa hàm lượng chất tannin dồi dào, có tác dụng giảm nhu động ruột, cầm tiêu chảy ở trẻ hiệu quả. Vì vậy, món cháo kết hợp giữa hạt sen với hồng xiêm sẽ giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy và giúp bé nhanh phục hồi sức khỏe. Cha mẹ có thể tham khảo cách nấu cháo hạt sen dưới đây.

Nguyên liệu:

  • 15g quả hồng xiêm non
  • 20g đường phèn
  • 50g củ mài sấy khô
  • 50g hạt sen tươi (có thể dùng hạt sen khô)
  • Lượng gạo vừa đủ

Cách thực hiện:

  • Hồng xiêm thái lát hoặc nghiền nát, đun sôi với 250 ml nước. Sau đó, chắt lấy nước, bỏ đi phần bã.
  • Hạt sen bóc vỏ, bỏ tâm, nếu dùng hạt sen khô thì nên ngâm nước khoảng 1 tiếng. Cho hỗn hợp hạt sen, củ mài, gạo vào nước hồng xiêm. Khuấy đều và đun hỗn hợp trên lửa nhỏ. Sau khi cháo chín, cho thêm đường phèn vào hỗn hợp và tiếp tục đun cho đến khi đường tan hết.
  • Đợi cháo bớt nóng rồi cho trẻ ăn, tình trạng tiêu chảy của trẻ sẽ được cải thiện sau 2 – 3 ngày ăn cháo đều đặn.

2.3. Cháo rau sam hồng xiêm

Trong rau sam có vị chua đặc trưng, giúp thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Bên cạnh đó, chúng chứa một lượng lớn vitamin và chất khoáng, có tác dụng kích thích tiêu hóa làm việc tốt hơn. Hồng xiêm cũng là một vị thuốc Đông y trị tiêu chảy hiệu quả. Vì vậy, việc kết hợp rau sam và hồng xiêm để nấu cháo rất có lợi cho việc giảm tiêu chảy, đi ngoài ở trẻ.

Nguyên liệu:

  • 90g rau sam
  • 20g hồng xiêm non
  • 30g gạo tẻ

Cách thực hiện:

  • Rau sam rửa sạch, hồng xiêm non cắt lát nhỏ, sau đó cho vào nồi, đổ 250ml nước đun sôi. Lọc lấy nước, bỏ bã.
  • Lấy nước rau sam và hồng xiêm ninh với gạo cho thành cháo, thêm một vài hạt muối cho vừa ăn. Cho trẻ ăn ngày 2 lần và ăn khi trẻ đói và lúc cháo còn nóng.

2.4. Cháo gừng

Gừng có tính ấm, vị cay và là nguyên liệu quen thuộc trong các bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy… rất hiệu quả. Khi trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ có thể cho bé uống trà gừng hoặc ăn cháo gừng cũng có tác dụng cầm tiêu chảy rất tốt.

Nguyên liệu:

  • 1 nhánh gừng tươi
  • 1 nắm gạo

Cách thực hiện:

  • Dùng hai nguyên liệu này nấu thành cháo chín và cho trẻ ăn trong ngày sẽ giúp giảm tình trạng tiêu chảy ở trẻ em nhanh chóng.

2.5. Cháo cà rốt, ô mai

Đây là món ăn rất tốt cho tiêu hóa của trẻ, đồng thời giúp cho việc hấp thụ các chất dinh dưỡng dễ dàng hơn. Trong cà rốt có hàm lượng pectin cao, có tác dụng cải thiện nhu động ruột và hạn chế tình trạng tiêu chảy ở trẻ. Bên cạnh đó, cà rốt là nguồn bổ sung vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, ô mai có vị chua nhẹ, ngọt tự nhiên, giúp kích thích hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn.

Nguyên liệu:

  • 50g gạo tẻ
  • 50g cà rốt
  • 5 quả ô mai mơ

Cách thực hiện:

  • Gạo tẻ đem vo sạch, cho vào nồi nấu nhừ thành cháo. Ô mai tách bỏ hạt, cắt nhỏ hoặc nghiền nát. Cà rốt thái nhỏ, hấp chín rồi rồi xay nhuyễn.
  • Khi cháo chín thì cho hỗn hợp ô mai, cà rốt vào nồi. Đun hỗn hợp trên lửa nhỏ cho tới khi cháo sôi.
  • Nêm các loại gia vị vừa ăn đối với trẻ. Các bậc phụ huynh nên cho trẻ ăn ngày 2 lần/ngày lúc đói và khi cháo còn nóng.

2.6. Cháo cà rốt thịt lợn nạc

Giống như món cháo bí đỏ thịt gà, cháo cà rốt thịt lợn nạc vừa có tác dụng giảm tiêu chảy ở trẻ, vừa cung cấp dinh dưỡng để cơ thể nhanh hồi phục.

Nguyên liệu:

  • 50g gạo
  • 50g thịt nạc lợn (hoặc gà)
  • 1/2 củ cà rốt

Cách thực hiện:

  • Cà rốt gọt vỏ, thái nhỏ đem luộc chín và dằm nhuyễn.
  • Thịt nạc băm nhỏ, ướp gia vị rồi đảo qua trên chảo cho thịt chín.
  • Gạo ninh cho nhừ rồi cho cà rốt và thịt vào, nêm chút gia vị vừa ăn.

Món cháo này có thể thay thế cho món chính hoặc dùng trong bữa phụ. Với các bé còn nhỏ, sau khi nấu cháo xong mẹ cần cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn ra để bé có thể nuốt được.

2.7. Cháo thịt heo bằm gừng

Như đã phân tích ở trên, thịt lợn là thực phẩm có chứa nhiều protein và chất dinh dưỡng quan trọng giúp trẻ nâng cao sức khỏe. Bên cạnh đó, gừng có tính kháng khuẩn tốt, giúp cho việc giải độc và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Món cháo kết hợp thịt lợn nạc và gừng có hiệu quả rất tốt trong việc chữa trị bệnh tiêu chảy của trẻ.

Nguyên liệu:

  • 50g gạo tẻ
  • 1 nhánh gừng tươi
  • 50g thịt lợn nạc băm nhỏ

Cách thực hiện:

  • Gạo tẻ vo thật sạch và để ngâm 30 phút cho nở. Sau đó, các mẹ cho gạo vào nồi ninh nhừ thành cháo.
  • Thịt heo nạc và gừng được băm thật nhuyễn.
  • Cho hỗn hợp thịt nạc và gừng sau khi được băm nhuyễn vào đun chín cùng với cháo.
  • Nêm gia vị vừa ăn đối với khẩu vị của trẻ

3. Tiêu chí để nấu món cháo ngon, giúp trẻ dễ ăn hơn

3.1. Nắm được khẩu vị của bé

Mỗi bé sẽ có một khẩu vị, một sở thích riêng biệt. Có bé sẽ thích cháo vị ngọt, bé thích vị mặn… Do đó, cha mẹ cần nắm được khẩu vị của bé để chế biến món cháo hấp dẫn hơn, giúp bé ăn được nhiều và ngon miệng hơn.

3.2. Nấu cháo phù hợp với độ tuổi của trẻ

Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ mà cha mẹ chọn loại cháo thích hợp với con. Với những trẻ dưới 1 tuổi cháo thường xay thật nhuyễn và nấu loãng hơn để bé có thể nhai nuốt dễ dàng hơn. Những trẻ lớn hơn chỉ cần đun nhừ cháo là được.

3.3. Đa dạng thực đơn

Ăn mãi một món sẽ khiến bé chán, dù đó là món ưa thích của bé. Thay vào đó thì các mẹ hãy đa dạng bữa ăn của con bằng nhiều loại thực phẩm khác nhau. Cha mẹ có thể lựa chọn nguyên liệu tươi ngon theo mùa để tạo nên thực đơn linh hoạt cho bé thay vì bắt bé phải ăn đi ăn lại những món cháo cũ.

3.4. Cung cấp đủ chất và cân bằng dinh dưỡng

Trong một bát cháo, các mẹ nên kết hợp cả tinh bột, chất xơ, đạm và vitamin một cách hài hòa. Tỉ lệ các nguyên liệu cần được tính toán hợp lý, tránh để món ăn chỉ toàn thịt hoặc toàn rau.

4. Những lưu ý cho mẹ khi trẻ bị tiêu chảy

  • Để bé ăn ngon miệng và nhanh hồi phục, cha mẹ không nên bắt ép bé ăn. Điều này chỉ làm bé thấy sợ hãi và có xu hướng trốn tránh mỗi khi đến bữa. Thay vào đó mẹ nên cho bé ăn từng chút một và chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày.
  • Sau khi trẻ hết tiêu chảy, cho trẻ ăn bình thường trở lại, nghĩa là khẩu phần ăn đủ dinh dưỡng là bột, đường, chất béo, đạm, vitamin và muối khoáng. Điều này sẽ giúp cơ thể bé tránh tình trạng suy dinh dưỡng và phục hồi nhanh hơn.
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho thức ăn của trẻ. Những nguyên liệu nấu ăn cho bé phải có nguồn gốc rõ ràng, an toàn
  • Cho trẻ ăn chín, uống sôi và đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Không cho trẻ ăn các loại đồ ăn có chứa nhiều đường và uống các loại nước giải khát
  • Bổ sung nước thường xuyên cho trẻ tránh hiện tượng mất nước do tiêu chảy
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến món ăn cho trẻ. Dụng cụ chế biến món ăn cũng cần được vệ sinh sạch sẽ. Đồng thời, giữ vệ sinh cho bé và cả những đồ vật, đồ chơi bé hay dùng.
  • Bổ sung men vi sinh để cải thiện tiêu hóa cho trẻ

Để cải thiện sức khỏe tiêu hóa và giảm nhanh tình trạng tiêu chảy của trẻ, mẹ nên cho trẻ dùng men vi sinh. Tác dụng của men vi sinh lúc này là sẽ giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, lấy lại sự cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột bị xáo trộn trước đó.

Men vi sinh mẹ chọn nên được chiết xuất từ món kim chi Hàn Quốc và chứa các vi khuẩn có lợi Probiotics và chất xơ Prebiotics. Trong đó Probiotics sẽ tồn tại ở đường ruột nhờ có Prebiotics – chất xơ hòa tan từ thực vật, làm thức ăn để sống và hoạt động có lợi cho sức khỏe. Probiotics gồm nhiều chủng lợi khuẩn khác nhau và phát huy tác dụng ở mỗi vị trí khác nhau của đường tiêu hóa như làm giảm tỷ lệ mắc và giảm thời gian tiêu chảy ở trẻ, loại trừ và kìm hãm sự phát triển của những vi khuẩn có hại, tăng cường khả năng hấp thu của hệ tiêu hoá, giảm thiểu những rối loạn tiêu hoá bởi điều trị kháng sinh, chống táo bón, đầy hơi, táo bón, cải thiện chứng bất dung nạp đường lactose… Tiêu hóa khỏe mạnh là bước đệm sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện. Chi tiết xem thêm sản phẩm tại đây.

Men vi sinh có công dụng vượt trội hơn men vi sinh khác là do được sản xuất bằng công nghệ bao kép LAB2PRO. Nhờ công nghệ bao kép này mà vi khuẩn sẽ được bảo vệ trong suốt quá trình tiêu hóa, giúp vi khuẩn vẫn còn sống khi đến ruột và trong điều kiện tốt vi khuẩn sẽ định cư, tăng sinh và có lợi cho đường tiêu hóa của trẻ.

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị tiêu chảy, do hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa hoàn thiện nên khi sử dụng men vi sinh Lab2pro này sẽ không chỉ giúp cải thiện tình trạng tiêu hóa mà còn giúp tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa, trẻ sẽ ăn ngon miệng hơn, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Nếu mẹ cho trẻ dùng men vi sinh này hàng ngày sẽ giúp phòng tiêu chảy và cải thiện hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Ngoài ra cha mẹ có thể xem thêm ThS.BS Đinh Thị Ngọc Hoa, bác sĩ chuyên khoa nhi, BV Đa khoa Xanh pôn tư vấn rõ hơn về bệnh tiêu chảy cho trẻ và cách khắc phục hiệu quả TẠI ĐÂY.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN