Tình trạng tiêu chảy kéo dài ở trẻ em Tỉ lệ tử vong là 35%/tử vong tiêu chảy. Tỷ lệ tử vong của tiêu chảy cấp / tỷ lệ mắc phải là 0.7% trong khi đó là 14% đối với tiêu chảy kéo dài (theo công trình nghiên cứu ở Bắc Ấn độ). Tần suất mắc phải tiêu chảy kéo dài cao nhất ở nhóm trẻ từ 6 – 24 tháng tuổi. Với trẻ có đi ngoài nhiều hơn 3 lần trong ngày và kéo dài trên 14 ngày thì là trẻ bị tiêu chảy kéo dài.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy kéo dài: Thường gặp ở trẻ dưới 18 tháng, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ giảm miễn dịch, trẻ thường xuyên mắc nhiều đợt tiêu chảy cấp, hoặc do trẻ ăn sữa nhân tạo, do sử dụng kháng sinh không đúng chỉ định gây tổn thương niêm mạc ruột, rối loạn vi khuẩn. Do sử dụng thuốc cầm ỉa, cầm nôn làm giảm khả năng đào thải vi khuẩn hoặc hạn chế ăn uống, ăn kiêng kéo dài khi trẻ bị tiêu chảy cấp cũng có thể làm kéo dài thời gian tiêu chảy. Điều trị tiêu chảy kéo dài ở trẻ như thế nào – Với trẻ dưới 6 tháng tuổi,nên cho trẻ bú sữa mẹ càng nhiều càng tốt, vì sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể giúp trẻ chống đỡ bệnh tật tốt. Nếu trẻ ăn sữa nhân tạo thì bạn nên tạm thời dừng sữa đang ăn lại mà thay vào đó là một loại sữa dành cho trẻ bị tiêu chảy (sữa không có đường lactose) hoặc sữa mà có đường lactose đã lên men hoặc tạm thời giảm hay pha loãng số lượng sữa đang sử dụng. – Nếu trẻ có mất nước thì phải cho trẻ bù nước điện giải bằng dung dịch Osezol và nên cho trẻ đi bệnh viện nếu thấy các dấu hiệu sau: Tình trạng tiêu chảy của trẻ không được cải thiện, hoặc trẻ vật vã kích thích hoặc mệt nhiều, ăn kém, nôn nhiều, ỉa nhiều nước, có sốt, đái ít, chi lạnh, mắt trũng, phân có máu… – Nên cho trẻ ăn đầy đủ thức ăn cung cấp năng lượng, đạm, vitamin và các nguyên tố vi lượng như vitaminA, sắt, acide folic, kẽm để cơ thể nhanh chóng phục hồi tổn thương niêm mạc ruột – Cho trẻ ăn bột phối hợp với đậu đỗ hoặc thịt gà nạc cho thêm cà rốt và dầu ăn thực vật, tránh sử dụng các thức ăn, đồ uống quá mặn hoặc quá ngọt vì như thế dễ làm kéo dài thêm thời gian tiêu chảy. – Ăn tăng trong thời gian hồi phục để điều trị tình trạng suy dinh dưỡng hay gặp sau tiêu chảy kéo dài – Kháng sinh chỉ dùng cho trẻ khi điều trị lị, tức là phân có nhày máu, cấy phân dương tính với vi khuẩn lị hoặc được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp có nhiếm khuẩn phối hợp như viêm đường tiết niệu, viêm phổi, … Độc giả có thể gửi câu hỏi về hòm thư: bslethihai@bekhoemevui.vn để được thạc sĩ. Lê Thị Hải tư vấn, giải đáp hoặc gọi 1900 545439 – 0439 960 886 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh lý và sản phẩm (miễn phí).