CẦN LÀM GÌ KHI TRẺ BIẾNG ĂN SUY DINH DƯỠNG?

Trẻ biếng ăn kéo dài sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng và hàng loạt các nguy cơ tiềm ẩn khác. Vậy nguyên nhân nào khiến bé lười ăn? Làm thế nào để cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng

1. Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng là gì?

Biếng ăn ở trẻ nhỏ là tình trạng các bé ăn ít hơn bình thường, mất cảm giác thèm ăn, trốn tránh mỗi khi đến bữa. Từ đó khiến cơ thể không được đáp ứng nhu cầu thức ăn đầy đủ và có thể dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng. Một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng đó là:

-Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu hụt một số dưỡng chất quan trọng như: đạm, sắt, kẽm, nhóm vitamin B,… không đáp ứng được nhu cầu năng lượng của bé.

-Trẻ dưới 6 tháng tuổi không được bú mẹ đầy đủ. Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho trẻ, do đó, nếu mẹ không có đủ sữa, hoặc trẻ bị cai sữa sớm chuyển sang ăn dặm cũng dễ bị thiếu những chất dinh dưỡng cần thiết.

-Trẻ ăn dặm không đúng cách nên không hấp thu được dinh dưỡng.

-Trẻ gặp phải các vấn đề liên quan tới hệ tiêu hóa như: bị loạn khuẩn đường ruột, rối loạn sự co bóp và tiết dịch dạ dày,… Chúng là nguyên nhân khiến bé bị rối loạn tiêu hóa và gặp phải các triệu chứng đau bụng, nôn trớ, tiêu chảy, táo bón,… làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và khả năng hấp thu của trẻ.

-Bên cạnh đó, một số bé còn có thể bị nhiễm trùng virus, vi khuẩn, gây nên tình trạng sốt, ho, viêm nhiễm,… Lúc này, trẻ rất mệt mỏi và thường sẽ chán ăn.

-Trẻ nhỏ bị amidan, mọc răng, viêm tuyến nước bọt, nấm lưỡi,… và gặp khó khăn trong quá trình nhai nuốt thức ăn. Khi đó, bé sẽ không muốn ăn uống, nếu để lâu có thể dẫn tới biếng ăn.

-Cha mẹ thiếu kiến thức chăm sóc con. Ví dụ: cho bé ăn dặm quá sớm, không cho bú mẹ khi bị thiếu sữa hoặc mất sữa, ép con ăn uống,… vô tình khiến bé hoảng sợ và lẩn trốn mỗi khi đến bữa ăn.

2. Dấu hiệu của trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng

Một số biểu hiện trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng mà các mẹ cần lưu ý đó là:

-Thời gian ăn kéo dài: Thông thường sẽ chỉ mất từ 20 – 30 phút để bé có thể hoàn thành một bữa ăn. Tuy nhiên, với trẻ biếng ăn, thời gian ăn thường trên 30 phút. Việc này khiến đồ ăn sẽ mất ngon, trẻ lại càng chán ăn hơn

-Bé có biểu hiện không hợp tác khi ăn uống như quấy nhiễu, ngậm chặt mồm, không chịu nhai nuốt, khóc,…

-Lượng thức ăn mỗi ngày ít hơn so với các bé cùng độ tuổi.

-Trẻ chỉ ăn một vài loại thức ăn, không thử các món mới.

-Chỉ số cân nặng, chiều cao không đạt chuẩn, hoặc trong 2 – 3 tháng liên tục bé không có dấu hiệu tăng cân, thậm chí bị sụt cân.

-Bé bị rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, dễ giật mình.

-Trẻ thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, có thể bị tiêu chảy, táo bón.

-Có dấu hiệu da xanh xao, tóc thưa và dễ rụng.

-Bé chậm phát triển, mọc răng chậm, biết đi chậm, ít vận động.

-Có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cao hơn.

3. Nguyên tắc cha mẹ cần “khắc cốt ghi tâm” khi chăm sóc trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng

3.1. Thiết kế bữa ăn đa dạng, phù hợp tháng tuổi của bé

Trước tiên, để cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng, các mẹ nên đa dạng thực đơn hàng ngày của bé. Trong một bữa ăn, bạn cần cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết gồm: bột đường, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Mỗi nhóm chất nên lựa chọn nhiều loại thực phẩm khác nhau để thay đổi giữa các ngày.

Đặc biệt, bạn cần lưu ý trong khâu lựa chọn thực phẩm sao cho phù hợp độ tuổi của bé. Cùng với đó, hãy đa dạng cách chế biến thức ăn như: hấp, luộc, ninh, nấu,… để khiến trẻ không bị chán.

3.2. Chia các bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ

Với trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng thì nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày. Tùy vào độ tuổi và nhu cầu của mỗi bé mà bạn sẽ xác định số lượng, thời gian bữa ăn. Ví dụ bạn nên để trẻ ăn 5-6 bữa/ngày thay vì ăn 3 bữa/ngày. Trung bình cứ 3 – 4 tiếng các mẹ cho bé ăn một bữa.

Bên cạnh đó, lượng thức ăn cũng sẽ tăng dần theo độ tuổi. Các mẹ cũng nên rèn cho bé khoảng thời gian ăn dưới 30 phút và có thói quen ăn uống đúng cách, tránh vừa xem TV hay nghịch điện thoại, ipad trong khi ăn.

3.3. Bổ sung một chút dầu hoặc mỡ vào món ăn

Khi chế biến thức ăn cho trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng, bạn nên tăng thêm một chút dầu hoặc mỡ. Việc này sẽ giúp cung cấp thêm năng lượng cho bé, kích thích trẻ ăn ngon hơn. Mỗi bát bột, cháo, hay cơm của bé bạn có thể thêm 1 – 2 thìa dầu, mỡ. Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng bởi đồ ăn có thể sẽ bị ngấy, khiến bé không muốn ăn thêm.

3.4. Tăng cường chất dinh dưỡng

Với trẻ mắc chứng biếng ăn, ngoài việc bổ sung đầy đủ các nhóm chất, mẹ cũng nên tăng thêm protein để tình trạng dinh dưỡng của trẻ mau được phục hồi.

Một số nguồn protein bạn có thể bổ sung cho bé đó là: đỗ, đậu, lạc, vừng, trứng, thịt, sữa, cá, cua, tôm,… Ngoài ra, mẹ cũng nên cho trẻ ăn thêm các bữa phụ để bổ sung thêm chất dinh dưỡng như: yến mạch, sữa chua, phô mai…

3.5. Tăng cường các loại rau củ quả và bổ sung khoáng chất

Các mẹ cũng đừng quên tăng cường thêm các loại rau xanh, hoa quả vào thực đơn cho trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng nhé. Những thực phẩm này sẽ giúp bổ sung vitamin và nhiều khoáng chất cho bé.

Bên cạnh đó, hoa quả và các loại rau còn rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Một số loại rau, quả tốt cho trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng là: bơ, việt quất, cải bó xôi, cam quýt, chuối,… Bạn có thể cho bé ăn trực tiếp hoặc uống nước ép, sinh tố đều được.

3.6. Tạo không khí bữa ăn vui vẻ

Trẻ mắc chứng biếng ăn thường sẽ quấy khóc trong cả bữa, thậm chí nôn ói. Một số bậc phụ huynh thường mắng, dọa hay ép để con ăn bằng được khiến nhiều bé rất sợ. Thay vì để mỗi bữa ăn là “một trận chiến”, cha mẹ hãy tạo không khí thoải mái, vui vẻ để trẻ cảm thấy thích thú khi ăn.

Các mẹ hãy để bé ăn theo khả năng tự nhiên, khuyến khích con ăn, cho con ăn cùng cả gia đình, chế biến thực phẩm theo các hình thù bắt mắt,… sẽ khiến trẻ thích thú hơn.

3.7. Rèn cho trẻ thói quen vận động, tập thể dục thường xuyên

Các mẹ nên cho trẻ vận động và tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn. Hoặc mỗi ngày hãy cùng con tạo thói quen tập thể dục khoảng 30 phút. Khi hoạt động nhiều, trẻ sẽ có cảm giác đói và ăn ngon miệng hơn. Bên cạnh đó, việc tập thể dục cũng giúp bé khỏe mạnh hơn, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng.

cách chăm sóc trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng

4. Cha mẹ nên làm gì khi con biếng ăn suy dinh dưỡng?

Bên cạnh những nguyên tắc trên, khi con bị biếng ăn suy dinh dưỡng, cha mẹ cũng cần lưu ý một số điểm sau:

-Bạn nên tìm hiểu nguyên nhân tại sao trẻ lại mắc chứng biếng ăn, từ đó đưa ra giải pháp chăm sóc, chữa trị phù hợp. Để yên tâm nhất bạn nên đưa bé tới các cơ sở y tế kiểm tra, thăm khám.

-Cho bé ăn lúc đói, như vậy trẻ sẽ tự giác ăn, thậm chí ăn được nhiều mà không cần phải ép.

-Cung cấp một thực đơn đa dạng, đảm bảo dinh dưỡng với nguồn nguyên liệu tự nhiên, sạch sẽ. Hạn chế cho bé ăn vặt, ăn đồ ăn nhanh.

Ngoài ra, các mẹ cũng nên cho bé sử dụng những sản phẩm men vi sinh để hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa. Bạn nên ưu tiên chọn loại men vi sinh có thành phần gồm cả probiotics (lợi khuẩn), prebiotics (chất xơ hòa tan) và được áp dụng công nghệ bao kép Lab2Pro hiện đại giúp lợi khuẩn phát huy tối đa được tác dụng. Thông tin sản phẩm tại đây.

Các lợi khuẩn có trong men vi sinh sẽ làm cân bằng hệ vi sinh đường ruột của trẻ, giúp thức ăn được tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất. Đồng thời chúng giúp tăng miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh. Đặc biệt, sản phẩm men vi sinh còn kích thích bé thèm ăn và giúp bé có cảm giác ăn ngon miệng hơn.

Bên cạnh đó, các chất xơ hòa tan có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn, ngăn chặn tình trạng tiêu chảy, táo bón… Do đó, men vi sinh là một trong những phương pháp hỗ trợ cải thiện và ngăn ngừa tình trạng biếng ăn ở trẻ đơn giản, hiệu quả, an toàn.

Với những thông tin trên đây, chắc hẳn các mẹ đã biết được nguyên nhân, dấu hiệu cơ bản nhận biết trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng. Để thoát khỏi tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng ở trẻ cha mẹ có thể lắng nghe ThS.BS Lê Thị Hải, Nguyên giám đốc trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia tư vấn TẠI ĐÂYChúc các bạn sẽ có phương pháp chăm sóc con đúng cách để các bé luôn ăn ngon, khỏe mạnh, phát triển tốt!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN