BỐ MẸ CẦN LƯU Ý ĐIỀU GÌ KHI TRẺ BIẾNG ĂN KHÓ NGỦ?

Trẻ biếng ăn thường quấy khóc và khó ngủ ngon giấc khiến không ít ông bố bà mẹ phiền muộn. Vậy nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn khó ngủ là gì? Bố mẹ cần lưu ý những điều gì khi con gặp phải tình trạng này? Hãy khám phá ngay bài viết dưới đây để tìm câu trả lời.

1. Biếng ăn, khó ngủ – vòng lặp luẩn quẩn ở trẻ nhỏ

Trẻ biếng ăn sẽ thường kéo theo tình trạng khó ngủ và ngược lại. Nguyên nhân là do khi trẻ biếng ăn sẽ làm thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu, khiến năng lượng không đủ để cung cấp trong quá trình trẻ vui chơi, hoạt động, chạy nhảy. Từ đó lượng đường trong máu hạ thấp, tế bào thần kinh điều khiển cơ thành ruột, dạ dày co bóp theo phản xạ tự nhiên. Và kết quả là cơ thể trẻ luôn cảm giác thấy khó chịu và quấy khóc vào ban đêm, ngủ không sâu giấc.

Trái lại, nếu trẻ hay mất ngủ sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, nhạt miệng và chán ăn. Vòng luẩn quẩn giữa biếng ăn và khó ngủ cứ thế lặp lại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Đặc biệt, hiện tượng quấy khóc, mất ngủ về đêm lâu ngày còn có thể ảnh hưởng đến giờ giấc sinh học của trẻ. Ngoài ra, trẻ biếng ăn hay mất ngủ thường có hệ miễn dịch kém, cơ thể ốm yếu và dễ mắc các bệnh lý hơn so với những đứa trẻ khỏe mạnh khác.

2. Mẹ cần làm gì khi bé biếng ăn khó ngủ?

Khi thấy trẻ bị biếng ăn khó ngủ bố mẹ cũng đừng nên quá lo lắng, hoảng loạn mà hãy bình tĩnh đi tìm nguyên nhân và cách giải quyết hiệu quả nhất. Cụ thể:

2.1. Tìm ra nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn khó ngủ

Có nhiều nguyên nhân khiến bé biếng ăn khó ngủ. Các lý do có thể xuất phát từ nội tại sinh lý của trẻ cũng có thể đến từ các yếu tố bên ngoài. Tuy nhiên, trước hết, việc đầu tiên bố mẹ cần làm là tìm ra nguyên nhân của tình trạng này, từ đó mới đưa ra được hướng giải quyết phù hợp và hiệu quả nhất.

Nguyên nhân bé biếng ăn

Biếng ăn ở trẻ thường được chia làm 3 dạng đó là: Biếng ăn sinh lý, biếng ăn tâm lý và biếng ăn bệnh lý

-Biếng ăn sinh lý: Đây là loại được đánh giá là vô hại nhất trong 3 loại biếng ăn nêu trên. Tình trạng này xảy ra khi trẻ bước vào các giai đoạn phát triển mới quan trọng như tập lẫy, tập bò, tập đi…hay cơ thể có sự thay đổi về thể chất như mọc răng, dậy thì… Mặt khác, giai đoạn này trẻ bắt đầu tập làm quen với nhiều loại thực phẩm khác nhau ngoài sữa mẹ. Vì vậy, bé chưa kịp thích nghi, làm quen nên có phản ứng nhè ra, không chịu ăn.

-Biếng ăn tâm lý: Hiện tượng này xảy ra có thể do trong suốt một thời gian dài bé bị bố mẹ quát mắng hay ép ăn gây tâm lý sợ ăn và chán ăn mỗi khi đến bữa. Hoặc do trẻ có tâm trạng buồn, stress… Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên xem thực đơn ăn dặm chuẩn bị cho bé có bị sơ sài và đơn điệu không. Ngoài ra, cha mẹ cho bé ăn quá nhiều món hoặc lặp lại thực đơn một cách nhàm chán cũng gây nên tình trạng trẻ biếng ăn dặm.

-Biếng ăn bệnh lý: Các bệnh lý mà trẻ nhỏ thường mắc phải như cảm cúm, viêm phế quản, đau họng… hay các bệnh về hệ tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy… cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ biếng ăn khó ngủ.

Nguyên nhân bé ngủ không ngon

-Bên ngoài quá ồn ào: Do hệ thần kinh chưa hoàn thiện và hoạt động ổn định nên trẻ dễ bị mất ngủ nếu có tiếng động quá to, ồn ào bên ngoài. Khi đó trẻ dễ giật mình, tỉnh giấc và khó có thể tiếp tục đi vào giấc ngủ nữa.

-Trẻ chưa buồn ngủ: Bố mẹ thường muốn con đi ngủ sớm. Nhưng nếu ép trẻ đi ngủ trong khi chúng chưa buồn ngủ thì sẽ chỉ khiến con khó ngủ ngon hơn mà thôi. Do đó, cách tốt nhất để trẻ đi vào giấc ngủ ngon lành là cứ để chúng tự nhiên vui đùa cho đến khi chúng “tự nguyện” đi ngủ.

-Trẻ bị sợ hãi, cảm thấy thiếu an toàn: Có thể do bé phải ngủ một một trong phòng rộng, hoặc bị quát mắng nhiều hay có thể gặp phải một nỗi sợ hãi nào đó khiến bé cảm thấy không an toàn khi ngủ, thường xuyên bị giật mình và ngủ không liền mạch, sâu giấc

-Trẻ vui chơi, hoạt động nhiều, cười đùa nhiều vào ban ngày.

-Trẻ bị tắc nghẽn, ngưng thở khi ngủ: Đôi khi trẻ khó ngủ do tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ do đường hô hấp bị chặn, thường do amidan và các mô mũi phì đại. Trẻ bị ngưng thở khi ngủ thường ngáy to, thở dốc và khó ngủ. Theo thống kê, cứ 100 trẻ lại có 1 em bị ảnh hưởng bởi tình trạng này và hầu hết phổ biến ở độ tuổi 3-7, khi amidan và vòm họng phát triển lớn nhất.

-Ngủ ngày nhiều: Nhiều khi cha mẹ vì muốn có thời gian để làm việc, dọn dẹp nhà cửa hay chuẩn bị bữa ăn dặm cho con nên đã dỗ trẻ ngủ rất nhiều vào bạn ngày. Việc bé ngủ quá nhiều khiến cho đến tối bé không buồn ngủ hoặc ngủ rất muộn.

2.2. Giải quyết từng nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn khó ngủ

Để đặt dấu chấm hết cho vòng luẩn quẩn trẻ bị biếng ăn khó ngủ thì mẹ nên giải quyết triệt từng nguyên nhân gây ra hiện tượng trẻ biếng ăn khó ngủ.

-Với trẻ biếng ăn sinh lý: Hầu hết trong quá trình khôn lớn trẻ đều phải trải qua giai đoạn này, biếng ăn sinh lý diễn ra trong một thời gian ngắn từ 1 – 2 tuần hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, nếu không khắc phục và xử lý ngay sẽ trở thành thói quen và khiến trẻ biếng ăn, chán ăn, chậm lớn. Thời gian này, mẹ cần chế biến đa dạng các món ăn đầy đủ dinh dưỡng với màu sắc bắt mắt để vừa đảm bảo dưỡng chất, vừa hấp dẫn được trẻ.

-Với trẻ biếng ăn tâm lý: Cha mẹ cần tạo cho bé một không gian thoải mái, tự nhiên, vui vẻ là cách tốt nhất để những trẻ biếng ăn do tâm lý cảm thấy hứng thú, thoải mái nhất, bé sẽ ăn ngon miệng và tiêu hóa cũng tốt hơn.

-Với trẻ biếng ăn do bệnh lý: Nếu bệnh lý là vấn đề khiến trẻ biếng ăn thì tốt nhất mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị bệnh trước. Sau đó mới cân chỉnh lại khẩu phần ăn hằng ngày. Có một sức khỏe tốt thì bé mới hay ăn chóng lớn được.

2.3. Bổ sung đủ chất dinh dưỡng

Chất dinh dưỡng luôn đóng một vai trò quan trọng, đặc biệt đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Trẻ biếng ăn khó ngủ cũng không loại trừ khả năng bị thiếu hụt các dưỡng chất. Lúc này nên bù đắp ngay các chất mà cơ thể cần, để trẻ hồi phục trở lại.

Với trẻ biếng ăn

Mẹ nên bổ sung cho con thêm các chất như kẽm có trong thịt bò, hải sản, bí ngô. Lysin ở các loại đậu, thịt lạc. Chất sắt có nhiều trong rau bina, quả lựu, táo,… chất xơ, vitamin, nhất là vitamin nhóm B có trong rau xanh đậm, ngũ cốc… Đây đều là những chất có thể dễ tìm thấy trong các loại thực phẩm hằng ngày. Trong đó Lysin có vai trò kích thích trẻ biếng ăn khó ngủ ăn ngon miệng, hấp thụ canxi tối đa. Chất xơ giúp hệ tiêu hóa làm việc chơn chu hơn. Các vitamin nhóm B giúp sản sinh nhiều men tiêu hóa, giúp bé tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, nhanh đói, thèm ăn hơn. Đặc biệt, mẹ nên bổ sung thêm lợi khuẩn cho đường ruột của trẻ từ sữa chua, men vi sinh từ kim chi Hàn Quốc… Điều này giúp kích thích tiêu hóa của trẻ hoạt động hiệu quả hơn, tăng cường miễn dịch, cải thiện khả năng hấp thụ dinh dưỡng và giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Với trẻ ngủ không ngon

Nếu trẻ ngủ không ngon thì có thể cơ thể chúng đang bị thiếu một số vi chất quan trọng như canxi, kẽm, sắt… Thiếu canxi khiến hệ thần kinh trung ương của bé hoạt động không linh hoạt, giấc ngủ không được sâu, quấy khóc vào ban đêm. Kẽm ngoài tác dụng giúp trẻ ăn ngon mà còn có chức năng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp giấc ngủ ngon hơn. Ngoài ra, thực đơn hằng ngày của trẻ cần bổ sung thêm kali, magie, protein, vitamin B6 và axit béo Omega 3.

2.4. Cho trẻ tắm nắng, vận động trong ngày

Tắm nắng vào buổi sáng giúp trẻ đẩy nhanh quá trình tổng hợp vitamin D trong cơ thể. Từ đó phát triển hệ xương khớp khiến giấc ngủ ngon hơn, hạn chế tình trạng trẻ biếng ăn khó ngủ. Ngoài ra, mẹ cũng nên khuyến khích trẻ vận động, giải phóng năng lượng, trẻ sẽ nhanh đói và ăn ngon miệng hơn.

bé biếng ăn ngủ không ngon

2.5. Tạo thói quen ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ

Một chế độ ăn uống, ngủ nghỉ khoa học, đúng giờ là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu giúp trẻ luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Mẹ nên xây dựng cho trẻ một khẩu phần ăn lành mạnh phù hợp với độ tuổi, nhu cầu của cơ thể trẻ. Song song với đó, việc thiết lập thói quen ngủ nghỉ của trẻ cũng không nên quá gò bó và ép buộc. Lưu ý không nên cho trẻ ngủ nhiều vào ban ngày, điều này sẽ khiến trẻ mất ngủ vào ban đêm.

2.6. Bổ sung men vi sinh giúp trẻ ăn ngon, phát triển khỏe mạnh

Việc bổ sung men vi sinh cho trẻ biếng ăn khó ngủ giúp trẻ ổn định và khỏe mạnh từ bên trong cơ thể. Giúp hạn chế tối đa các tình trạng biếng ăn, ngủ không ngon giấc. Sử dụng men vi sinh có chức năng cân bằng hệ men vi sinh đường ruột. Góp phần hỗ trợ thức ăn được tiêu hóa nhanh, trẻ nhanh đói hơn. Kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não.

Loại men vi sinh đạt hiệu quả cao, phù hợp với cơ thể của trẻ là sản phẩm chứa 2 thành phần là Probiotics và Prebiotics có nguồn gốc tự nhiên từ kim chi, được sản xuất với công nghệ Lab2Pro. Bởi:

-Probiotics là một lợi khuẩn có chức năng kích thích sự sản sinh của các vi khuẩn có lợi, đồng thời ức chế sự phát triển của các hại khuẩn. Trung hòa các độc tố hình thành trong quá trình tiêu hóa thức ăn, tăng tổng hợp những vitamin có lợi cho cơ thể.

-Prebiotics là chất xơ hòa tan từ thực vật, giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa được diễn ra trơn tru hơn. Ngăn ngừa tình trạng đầy bụng, khó tiêu, táo bón… Kích thích trẻ biếng ăn sinh lý ăn ngon miệng, tăng cân nhanh, đều đặn, phát triển thể lực và trí tuệ khỏe mạnh.

-Cùng với đó công nghệ sản xuất men vi sinh cũng giữ một vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng sản phẩm. Công nghệ tiên tiến LAB2PRO sẽ giúp các lợi khuẩn duy trì ở trạng trái sống và hoạt động bình thường cho đến khi đi vào cơ thể của trẻ. Đây cũng là công nghệ được các chuyên gia và bác sĩ đầu ngành đánh giá rất cao. (Xem chi tiết sản phẩm tại đây).

bé biếng ăn khó ngủ

3. Một số lưu ý cho mẹ giúp con ăn ngon miệng hơn

Với những trẻ biếng ăn khó ngủ, mẹ cần lưu ý một số điều sau:

-Không ép con ăn: Điều này chỉ khiến bé cảm thấy sợ hãi việc ăn uống và né tránh bữa ăn. Kết quả là chúng sẽ chán ăn hơn dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn và khó ngủ. Bởi vậy, thay vì bắt ép con ăn, cha mẹ hãy tạo không gian thoải mái, vui vẻ cho bé sẽ khiến chúng ăn ngon miệng hơn

-Thiết lập các bữa trong ngày hợp lý: Mẹ nên sắp xếp thời gian giữa các bữa ăn trong ngày cách nhau hợp lý. Bữa phụ không nên ăn quá sát giờ với bữa chính hay cách quá xa khiến trẻ bị đói. Việc phân bổ bữa ăn hợp lý trong ngày vừa đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ dưỡng chất vừa giúp bé “đói” và có hứng thú khi ăn uống.

-Nên massage cho con trước khi ngủ: Massage trước khi ngủ cho trẻ biếng ăn khó ngủ giúp máu được tuần hoàn tốt hơn, từ đó, tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái, giúp bé dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.

-Không để con bị đói hay ăn quá no trước khi ngủ: Tình trạng quá đói hay quá no trước khi ngủ đều gây một cảm giác không thoải mái cho trẻ. Vì vậy chúng sẽ khó ngủ và mệt mỏi hơn. Tốt nhất nên để bé ăn một lượng vừa phải trước khi đi ngủ và chú ý không nên cho bé ăn ngay trước khi ngủ.

Với những thông tin hữu ích mà bài viết chia sẻ, hi vọng bố mẹ đã trang bị cho mình kiến thức đầy đủ để khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn khó ngủ. Hãy luôn là người bạn đồng hành, thấu hiểu con và lựa chọn cho con những điều tốt nhất. Ngoài ra, cha mẹ có thể lắng nghe ThS.BS Lê Thị Hải, Nguyên giám đốc trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia tư vấn cách giúp trẻ hay ăn, chóng lớn TẠI ĐÂY.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN