Biếng ăn là chứng rối loạn dinh dưỡng thường gặp ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Vậy cha mẹ cần làm gì khi con biếng ăn? Hãy tham khảo ngay các mẹo “cứu cánh” dưới đây để giúp bé ăn ngon và bổ sung dinh dưỡng tốt nhất.
1. Dấu hiệu nhận biết trẻ biếng ăn
Trẻ được coi là biếng ăn khi có nhiều hơn 2 dấu hiệu dưới đây:
-Trẻ ăn ít hơn ½ khẩu phần ăn theo tuổi, bữa ăn kéo dài hơn 30 phút/bữa.
-Trẻ không hợp tác và có hành động như nôn trớ, la khóc, lấy tay che miệng, ngậm chặt miệng, nhè, phun thức ăn, khóc lóc, chạy trốn… mỗi khi ăn.
-Trẻ ngậm thức ăn trong miệng, không chịu nhai, nuốt.
-Chỉ ăn một vài loại thức ăn, không chịu ăn món mới.
-Không tăng cân liên tục trong 3 tháng liền, cân nặng thấp hơn tiêu chuẩn.
2. Một số nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ
Bé bị biếng ăn có thể do gặp khó khăn khi nhai nuốt thức ăn, do bệnh lý nhiễm khuẩn hoặc do cách chế biến thức ăn của cha mẹ, cụ thể:
-Biếng ăn do bệnh lý: Trẻ rất dễ mắc các bệnh lý như viêm đường hô hấp, loạn khuẩn đường ruột, viêm ruột, tưa lưỡi… khiến cơ thể mất đi lượng vitamin và khoáng chất lớn, dẫn tới mệt mỏi, chán ăn. Đồng thời, việc dùng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh sẽ gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây khó tiêu, tiêu chảy, đau bụng, ăn không ngon, chán ăn…
-Cho bé ăn dặm quá sớm: Thông thường trẻ từ 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên, nhiều mẹ lại cho bé ăn từ quá sớm nên bé chưa thể tiêu hóa được những thực phẩm này và dẫn tới tình trạng ngậm, phun đồ ăn ra ngoài, không chịu nuốt.
-Biếng ăn do tâm lý: Tình trạng này xảy ra khi cha mẹ ép bé ăn, quát mắng, dọa nạt để bé có thể ăn nhiều hơn. Điều này khiến bữa ăn diễn ra trong không khí căng thẳng, dần dần tạo tâm lý sợ hãi và biến bữa ăn trở thành nỗi ám ảnh cho bé.
-Sai lầm trong chế biến thức ăn: Cho trẻ ăn đi ăn lại một loại thức ăn khiến trẻ cảm thấy chán, kết hợp quá nhiều thực phẩm trong 1 món, trộn thuốc lẫn cháo làm thay đổi mùi vị, khẩu phần ăn nhiều đạm ít chất xơ cũng khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị quá tải, dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, chán ăn.
-Thói quen “vừa ăn, vừa chơi”: Vì muốn con ăn ngoan hơn mà nhiều cha mẹ thường “dụ” trẻ ăn bằng cách đi ăn rong, xem điện thoại, ti vi, chơi đồ chơi… Điều này sẽ khiến trẻ ăn một cách thụ động, không tập trung, khiến thời gian bữa ăn lại càng kéo dài hơn.
-Khoảng cách giữa các bữa quá gần: Vì sợ con đói bụng nên nhiều bậc phụ huynh có thói quen đút cho bé ăn liên tục. Thế nhưng thời gian giữa các bữa gần nhau sẽ khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị quá tải, khiến trẻ luôn có cảm giác no, không muốn ăn và ăn không ngon miệng.
-Do bẩm sinh: Một nguyên nhân nữa khiến tình trạng trẻ dưới 5 tháng tuổi biếng ăn là do bẩm sinh. Những trẻ này thường ít khi khóc đòi bú mà thích ngủ, nếu bé chậm lên cân, bạn phải canh giờ đánh thức bé dậy để bú. Tuy nhiên, nguyên nhân này thường khá ít chiếm chỉ tầm khoảng 5% số trẻ sơ sinh biếng ăn.
3. Các biện pháp phòng ngừa và khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ
Vậy cha mẹ cần làm gì để bé tự giác ăn và ăn ngon miệng hơn? Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý:
-Cho trẻ ăn đúng độ tuổi: Theo các chuyên gia, 6 tháng tuổi mới là thời điểm thích hợp để trẻ bắt đầu tập ăn dặm. Mẹ nên nhớ nguyên tắc cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, lỏng đến đặc, từ ngọt đến mặn.
-Thiết lập khẩu phần ăn đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng và phù hợp với nhu cầu của trẻ. Cụ thể, thực đơn của bé cần có đủ 4 nhóm chất: đạm, béo, bột đường, vitamin và khoáng chất. Đồng thời, mẹ hãy thay đổi thực đơn cũng như cách chế biến để tránh gây nhàm chán cho bé.
-Cho trẻ ăn đúng bữa, đúng giờ: Cha mẹ cũng nên tập cho con thói quen tốt khi ăn nhưng vẫn đảm bảo sự thoải mái như: ăn uống đúng giờ giấc, tập cho bé ngồi ghế ăn…
-Hạn chế tối đa sự mất tập trung khi cho trẻ ăn. Mẹ nên tắt các thiết bị điện tử, không cho bé chơi đồ chơi hay cho con ăn rong để bé không bị xao nhãng và tập trung vào ăn uống.
-Tạo không khí vui vẻ, thoải mái khi ăn: Cha mẹ nên khích lệ, động viên bé và tạo không khí vui vẻ để khơi gợi sự hứng thú của trẻ với đồ ăn.
-Ưu tiên cho trẻ ăn những món yêu thích để bé thêm hào hứng. Nếu bé từ chối ăn một món mới, cha mẹ đừng cố ép mà hãy thử vào khi khác và cho bé thời gian để làm quen với món ăn đó.
-Thiết kế bữa ăn đa dạng,đẹp mắt phù hợp lứa tuổi: Mẹ hãy dành thời gian để tô điểm cho món ăn của bé thật bắt mắt với nhiều hình thù ngộ nghĩnh, màu sắc rực rỡ hoặc đơn giản là chuẩn bị bộ bát đĩa theo sở thích của con để bé hào hứng hơn với bữa ăn.
-Không nên cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn. Điều này sẽ khiến bé cảm thấy no bụng, không có cảm giác đói và thèm ăn. Mẹ nên cho bé ăn bữa phụ cách 2-2,5 giờ so với bữa chính.
-Bữa ăn của trẻ chỉ nên kéo dài tối đa 30 phút để tạo thói quen cho bé. Nếu bé không ăn hết thì mẹ nên dừng lại và không nên ép bé ăn cố.
Cho trẻ ăn khi thấy trẻ đói, như vậy trẻ sẽ tự giác ăn, thậm chí ăn được nhiều mà không cần phải ép.
Cho trẻ ăn cùng gia đình sẽ tạo cho bé một thói quen ăn uống đúng giờ, đồng thời bé sẽ học tập các động tác ăn uống của người lớn.
-Tẩy giun định kỳ: Với những trẻ trên 2 tuổi, mẹ cần tẩy giun định kỳ cho bé để hạn chế các vấn đề về đường tiêu hóa làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
-Chăm sóc bé trong quá trình mọc răng: Khi mọc răng, trẻ thường bị sưng, ngứa, đau lợi nên quấy khóc và không chịu ăn uống. Vì thế, mẹ hãy để ý lau dãi và vệ sinh miệng cho bé. Trong trường hợp trẻ ốm sốt do mọc răng hay do nguyên nhân khác thì cần phải hạ sốt và bổ sung nước kịp thời.
-Hạn chế sử dụng thuốc: Bé có thể chán ăn, biếng ăn do tình trạng loạn khuẩn đường ruột sau khi điều trị bằng kháng sinh. Chính vì thế, để tránh việc bé bị biếng ăn, chán ăn do tác dụng phụ của thuốc ba mẹ chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc cho bé uống. Bên cạnh đó có thể kết hợp sử dụng các loại men tiêu hóa để hạn chế tác dụng của thuốc và hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ.
Trường hợp biếng ăn do bệnh lý hoặc nghi ngờ mắc bệnh thì bố mẹ nên đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp. Nhờ đó, sức khỏe bé sẽ được cải thiện cũng như bé sẽ ăn uống trở lại bình thường.
-Sử dụng men vi sinh: Trường hợp trẻ gặp các vấn đề về đường tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, táo bón… dẫn đến biếng ăn, điều đầu tiên cha mẹ cần làm là thay đổi chế độ ăn phù hợp, ăn nhiều rau xanh, hoa quả và hạn chế đồ ăn cay nóng, dầu mỡ. Bên cạnh đó, nên cho bé ăn sữa chua hoặc sử dụng men vi sinh từ kim chi Hàn Quốc để bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, bảo vệ hệ tiêu hóa.
Sản phẩm men vi sinh Hàn Quốc này giúp bổ sung lợi khuẩn Probiotics và chất xơ hòa tan Prebiotics hỗ trợ trẻ tiêu hóa tốt hơn. Bên cạnh đó, sản phẩm này còn được sản xuất theo công nghệ LAB2PRO – công nghệ tiên tiến của Hàn giúp bảo vệ vi khuẩn không bị hao hụt bởi dịch dạ dày, dịch mật và “sống” tới khi vào ruột của bé. Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện tiêu hóa, giảm tình trạng đầy hơi, tiêu chảy, táo bón ở trẻ, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng. Từ đó, kích thích trẻ thèm ăn tự nhiên và ăn ngon miệng hơn. Xem thêm sản phẩm tại đây.
Ngoài ra, cha mẹ có thể lắng nghe ThS.BS Lê Thị Hải, Nguyên giám đốc trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia tư vấn cách giúp trẻ hay ăn, chóng lớn TẠI ĐÂY.