Trong suốt chặng đường nuôi dạy con trẻ, các bậc phụ huynh ít nhiều sẽ phải đối mặt với sự ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ gây ra bởi kháng sinh, mặt khác 2/3 hệ miễn dịch của trẻ lại nằm ở chính hệ tiêu hóa. Vậy nên việc khi phải chung sống với kháng sinh thì cũng cần khắc phục những hậu quả của kháng sinh là bài toán được nhiều phụ huynh quan tâm.
[bvh id=”cach-chua-tri-benh-tieu-chay-cho-be”]
Điều trị kháng sinh là phổ biến
Với khí hậu phần lớn là nhiệt đới như Việt Nam phần lớn các bệnh mắc phải với trẻ nhỏ bao gồm:
Viêm phổi: Bộ y tế khuyến cáo dùng cotrimoxazole, Amoxicillin hoặc Erythromycin đối với các trường hợp viêm đường hô hấp nặng. Đồng thời cũng khuyến cáo không sử dụng kháng sinh trong trường hợp trẻ ho hoặc cảm lạnh không có triệu chứng viêm phổi.
Bệnh tiêu chảy ( tiêu chảy, dịch tả,..): Trong khi đây là bệnh có khả năng kháng kháng sinh cao ( trên 75%) với Ampicillin, chloramphenicol và trimethoprim . Và được khuyến cáo dùng ORS ( orezon) phối hợp với một kháng sinh nhóm Fluorquinolone.
Đối với trẻ bị bệnh, có 82% trẻ có ít nhất một triệu chứng viêm đường hô hấp cấp đã được điều trị với kháng sinh. Kháng sinh được dùng trong 03 ngày là thời gian quá ngắn cho điều trị viêm phổi do vi khuẩn, thời gian điều trị tối thiểu được khuyến cáo là 5 ngày.
Theo như báo cáo của Cục quản lý khám chữa bệnh năm 2009, ở bệnh viện tuyến dưới đặc biệt đối với bệnh nhân khám bảo hiểm y tế, các kháng sinh rẻ thường được lựa chọn,(ví dụ amoxicillin). Trong khi đó, ở các phòng khám tư nhân, bác sỹ thường có xu hướng chọn các kháng sinh mạnh như cephalexin, zinnat hay augmentin. (1)
Probiotics có thể làm giảm rủi ro tiêu chảy từ kháng sinh
Theo nghiên cứu của Bradley Johnston, Bệnh Viện Nghiên cứu Trẻ em ở Toronto, Canada cho biết: “ Trong một thời gian điều trị ngắn, probiotics kết hợp với với kháng sinh trong điều trị là một cách an toàn và hiệu quả trong việc ngăn ngừa tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa do điều trị kháng sinh gây nên” (2)
Cũng theo một nghiên cứu được công bố trên JAMA đã cho thấy những bệnh nhân đang điều trị kháng sinh thiếu Probiotics có nguy cơ phát triển bệnh tiêu chảy cao hơn so với những người sử dụng kèm probiotic.
Probiotic có thể được bổ sung một cách thông dụng qua thực phẩm như: sữa chua, đồ ăn lên men, phomat…. Tuy nhiên mức hấp thu từ phương pháp ăn uống cũng còn nhiều hạn chế.
Từ những hiệu quả không thể chối bỏ của nó mà việc sử dụng probiotics kết hợp với kháng sinh điều trị cần có một phác đồ và liều lượng nhất định để cho kết quả tốt nhất. Phụ huynh có thể gọi điện để được tư vấn cụ thể hơn về quá trình phục hồi hệ tiêu hóa cho con sau điều trị kháng sinh qua số điện thoại 0439.959.969 – 1900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư: bslethihai@bekhoemevui.vnđể được tư vấn, giải đáp.
(1) Theo phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh ở Việt Nam do nhóm nghiên cứu quốc gia của GARP – Việt Nam thực hiện ( tháng 10-2010)
(2) http://www.sciencedaily.com/releases/2013/05/130530192404.htm