Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là nỗi lo lắng của rất nhiều bậc cha mẹ. Theo thống kê, trong số các ca tử vong ở trẻ do tiêu chảy thì có tới 80% là trẻ dưới 2 tuổi. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết được những dấu hiệu khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy cũng như cách chữa bệnh tiêu chảy cho trẻ hiệu quả nhất. Hi vọng sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích.
1. Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là gì?
Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh được định nghĩa là tình trạng trẻ nhỏ đi phân lỏng hoặc nước từ ba lần trở lên trong một ngày. Khi trẻ bị tiêu chảy mãn tính sẽ có thể đi ngoài liên tục hoặc ngắt quãng từ 4 tuần trở lên điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe ở mọi lứa tuổi đặc biệt là tiêu chảy xảy ra ở trẻ sơ sinh.
Nếu như tiêu chảy ở trẻ chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn gọi là tiêu chảy cấp. Tiêu chảy cấp là bệnh phổ biến ở trẻ tuy nhiên chỉ kéo dài vài ngày là tự khỏi nguyên nhân gây ra tiêu chảy cấp bởi thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm vi khuẩn hoặc lây từ trẻ khác bị nhiễm virus.
2. Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
- Trẻ bị dị ứng với một số thành phần trong sữa: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có thể là do cơ thể bị dị ứng với một số thành phần của sữa. Điều này thường xảy ra đối với những bé dùng sữa ngoài. Bởi trong các loại sữa này chứa Lactose – 1 loại đường được phân hủy bởi men Lactase. Thế nhưng khi hệ tiêu hóa của bé không sản sinh đủ men Lactase để dung nạp Lactose sẽ gây nên tình trạng tiêu chảy.
- Trẻ ăn dặm quá sớm: Đây cũng là một nguyên nhân gây nên tiêu chảy ở trẻ. Lúc này hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn non yếu nên chưa thể tiêu hóa được hết thức ăn nên dẫn đến tình trạng tiêu chảy, nôn trớ, chướng bụng, đầy hơi…
- Thiếu dưỡng chất cần thiết: Trẻ bị thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất như vitamin A, kẽm… khiến hệ miễn dịch suy giảm, vi khuẩn dễ dàng tấn công và dẫn tới tình trạng tiêu chảy.
- Vệ sinh kém: Mẹ không vệ sinh sạch sẽ đầu ti, bình bú sữa hoặc đồ dùng cho bé, tay tiếp xúc với nguồn bệnh nhưng vẫn chăm sóc bé, đồ chơi của con không sạch… Đây cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ bị tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.
- Trẻ bị nhiễm virus như rotavirus, vi khuẩn như salmonella và hiếm khi là ký sinh trùng như giardia. Các loại Virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ.
- Một số nguyên nhân khác có thể gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ bao gồm như bệnh ruột kích thích, bệnh Crohn, trẻ mọc răng.
Ngoài ra cũng có thể do chế độ ăn uống của mẹ, mẹ sử dụng thuốc kháng sinh hay thay đổi chế độ ăn uống.
3. Các triệu chứng nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy?
Tiêu chảy là cách cơ thể tự loại bỏ vi trùng gây hại và hầu hết các đợt kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy bao gồm những biểu hiện sau:
- Trẻ đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, có màu khác lạ và có mùi hôi tanh hoặc phân sống.
- Có thể bị một số triệu chứng của nhiễm trùng đường tiêu hóa do virus thường bao gồm nôn mửa, đau dạ dày, đau đầu và sốt.
- Trẻ luôn trong tình trạng mệt mỏi, biếng ăn, không muốn bú, ngủ li bì nhưng không sâu.
- Trẻ bị mất nước: Một số dấu hiệu của bé để nhận thấy bé bị mất nước đó là da tái nhợt, miệng khô, mắt khô, khóc không ra nước mắt.
Ngoài ra một số dấu hiệu khác khi bé bị tiêu chảy cũng có thể xuất hiện như là bé khóc khi ấn nhẹ vào bụng, nôn trớ nhiều, sốt cao li bì, trong phân có lẫn máu.
Tiêu chảy là bệnh diễn biến rất nhanh và dễ dẫn đến tình trạng mất nước. Đây là một trong những biến chứng đáng lo ngại nhất của bệnh tiêu chảy ở trẻ. Khi trẻ bị mất nước nặng sẽ có biểu hiện mắt khô, khi khóc chảy rất ít nước mắt, khô miệng, tiểu ít hơn bình thường, bé trở nên kém linh hoạt và dễ cáu bẳn. Biểu hiện thường nặng hơn đó là xuất hiện hiện tượng mắt trũng, trẻ lờ đờ hoặc li bì, khi sờ thấy da bé bị khô và kém đàn hồi. Nếu không có biện pháp bù nước kịp thời, trẻ có thể bị co giật và dẫn tới tổn thương não và nguy hiểm đến tính mạng.
Vì vậy khi thấy những dấu hiệu trên kéo dài, bé bị tiêu chảy trên 3 ngày kèm theo triệu chứng sốt cao liên tục trên 38,5 độ… cha mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay lập tức.
4. Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy?
Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, cha mẹ cần phải tìm hiểu chính xác nguyên nhân để có phương án điều trị phù hợp. Ngoài ra, mẹ nên thực hiện thêm một số biện pháp điều trị tại nhà sau đây:
- Đảm bảo bé không bị mất nước bằng cách cho bé bú nhiều hơn và uống dung dịch bù điện giải như Oresol để bù nước. Mẹ lưu ý pha dung dịch theo đúng hướng dẫn ghi trong bao bì. Dung dịch đã pha cần dùng hết trong 1 ngày tuyệt đối không được dùng sau 24h. Ngoài ra, có thể có bé uống nước sôi để nguội, nước cháo loãng, nước ép hoa quả cũng rất hiệu quả.
- Tiếp tục cho bú sữa mẹ bởi sữa mẹ ngoài tác dụng bù nước còn làm tăng sức đề kháng giúp bé mau khỏi bệnh hơn. Nếu bé phải dùng sữa ngoài, cần cân nhắc thay đổi loại sữa, nên sử dụng sữa không chứa đường Lactose.
- Sử dụng men vi sinh thường xuyên cho bé để cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Nên dùng men vi sinh chứa cả thành phần lợi khuẩn (Probiotics) và chất xơ hòa tan (Prebiotics) để cân bằng hệ vi sinh đường ruột, nâng cao hệ miễn dịch chống lại tình trạng tiêu chảy hiệu quả.
Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ cần lưu ý đến những điều sau trong quá trình chăm sóc bé:
- Tạo điều kiện để bé nghỉ ngơi một cách thoải mái nhất. Ngoài ra các mẹ nên massage bụng cho trẻ, vệ sinh sạch sẽ trước khi cho trẻ bú và sau khi thay tã.
- Chỉ nên dùng các loại thuốc hạ sốt, thuốc cầm tiêu chảy, thuốc ổn định nhu động ruột khi chỉ dẫn của bác sĩ.
- Mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi cho bé bú, sau khi thay tã cho bé hoặc khi pha nước điện giải.
- Với các bé bú mẹ thì chế độ ăn của mẹ cũng có thể ảnh hưởng tới đường tiêu hóa và sức khỏe của bé. Vì vậy khi bé bị tiêu chảy mẹ nên ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ ăn dầu, mỡ, nhiều muối đường đặc biệt là phải ăn chín uống sôi.
- Ngoài ra, đối với các trẻ bú sữa ngoài thì mẹ có thể hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ để đổi loại sữa khác phù hợp hơn cho bé. Vì nếu sữa không phù hợp cũng là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy cho bé.
- Đưa bé đi khám bác sĩ khi cảm thấy nghi ngờ bé có dấu hiệu tiêu chảy.
Tiêu chảy tuy là bệnh hay gặp nhưng có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vì vậy mẹ cần theo dõi bé sát sao sức khỏe của bé để có thể can thiệp kịp thời khi có dấu hiệu nguy hiểm.
5. Phương pháp phòng ngừa được tiêu chảy cho trẻ sơ sinh?
Trong những năm tháng đầu đời, hệ tiêu hóa cũng như hệ thống miễn dịch của trẻ còn non nớt. Chỉ cần một chút “bất cẩn” trong khâu vệ sinh cũng như dinh dưỡng sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng tiêu chảy trẻ sơ sinh. Do vậy các mẹ cần phải quan tâm chăm sóc đặc biệt đối với bé để bảo vệ sức khỏe cho con. Dưới đây là một số lưu ý cha mẹ cần ghi nhớ để phòng ngừa tình trạng tiêu chảy ở trẻ:
- Đảm bảo môi trường sống xung quanh bé phải luôn được sạch sẽ.
- Sử dụng nguồn nước sạch trong vệ sinh và ăn uống.
- Rửa tay thật sạch trước khi chế biến đồ ăn và sau khi đi vệ sinh. Các món ăn cho bé cần phải đảm bảo hợp vệ sinh và được nấu kỹ.
- Không đổ chất thải, nước giặt, rửa và đồ dùng của trẻ bị tiêu chảy một cách bừa bãi, cần đổ đúng nơi đúng chỗ tránh lây cho người khác.
- Không tự ý cho trẻ sơ sinh uống kháng sinh mà không có sự chỉ định từ bác sĩ.
- Thực hiện việc tiêm chủng đầy đủ, tiêm ngừa Rotavirus. Cho bé đủ bú đủ đến khi bé được 24 tháng tuổi.
Bổ sung lợi khuẩn bằng men vi sinh để cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho trẻ. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, cha mẹ nên chọn sản phẩm men vi sinh chứa lợi khuẩn Probiotics và cả các chất xơ hòa tan Prebiotics. Chức năng của Probiotics là tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể, giúp chống lại những kẻ xâm lược gây tình trạng viêm trong ruột vốn còn non của bé. Trong khi đó, Prebiotics là những chất xơ có khả năng hòa tan, đây chính là “thức ăn” của lợi khuẩn. Hai thành phần này khi được bào chế bằng công nghệ bao kép Lab2Pro sẽ giúp giữ nguyên hàm lượng mà không bị phân hủy bởi vị axit dạ dày, dịch mật và được ruột hấp thụ hoàn toàn. Chi tiết xem thêm sản phẩm tại đây.
Nếu cha mẹ vẫn còn băn khoăn về tình trạng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy. Cha mẹ hãy lắng nghe chương trình tư vấn về bệnh tiêu chảy và cách đẩy lùi hiệu quả từ các bác sĩ đa khoa TẠI ĐÂY.