TRẺ ĂN DẶM BỊ TÁO BÓN PHẢI LÀM SAO?

Rất nhiều bà mẹ từng chia sẻ vấn đề táo bón ở trẻ khi bắt đầu ăn dặm gây nên những khó chịu cho bé. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ở trẻ mới ăn dặm? Mẹ cũng cần phải xử lý tình trạng này ra sao để giúp con nhanh khỏi?

 Trẻ tập ăn dặm bị táo bón

trẻ tập ăn dặm bị táo bón

1. Do đâu mà trẻ ăn dặm bị táo bón?

Táo bón là chứng bệnh gây nên sự khó khăn trong việc đi đại tiện của trẻ. Với các bé dưới 6 tháng tuổi, tình trạng táo bón sẽ hiếm xảy ra bởi bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Thế nhưng với các bé bắt đầu ăn dặm trở đi, tình trạng táo bón có thể thường xuyên xảy ra. Vậy nguyên nhân của chứng bệnh này bắt đầu do đâu?

Thực ra, bé đến tuổi ăn dặm bị táo bón lại đến từ những nguyên nhân hết sức bình thường như sau:

1.1. Bé chưa thích nghi kịp thức ăn trong chế độ ăn dặm

Trong giai đoạn đầu mới ăn dặm, hệ tiêu hóa của bé có thể chưa kịp “làm quen” với lượng thức ăn mà mẹ cho bé hấp thụ. Khi đó, việc tiêu hóa sẽ diễn ra chậm hơn, gây đầy bụng và chướng bụng cho bé. Lúc này, việc đào thải phân cũng trở nên khó khăn bởi phân sẽ nặng hơn và cứng hơn do với giai đoạn bé chỉ bú sữa mẹ. Lâu dần hình thành tình trạng táo bón cho bé.

1.2. Mẹ cho bé ăn dặm sai cách

Với những bé bắt đầu ăn dặm, nếu các mẹ không nắm rõ quy trình cũng như khẩu phần ăn cần thiết dành cho trẻ mới bắt đầu cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe đường tiêu hóa của trẻ. Một thực đơn tốt cho trẻ bắt đầu ăn dặm cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Không nên bổ sung quá nhiều chất đạm: Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, trung bình các bé từ 6 tháng tuổi- 3 tuổi chỉ cần cung cấp khoảng 13g chất đạm/ngày để giúp cơ thể hoạt động và phát triển tốt. Nếu như mẹ cho bé hấp thụ quá nhiều chất đạm vượt mức trung bình sẽ tạo thành gánh nặng lên bộ máy tiêu hóa của trẻ và khiến trẻ mắc chứng táo bón.
  • Trong thực đơn cần bổ sung đủ hàm lượng rau xanh: Rau xanh là nguồn bổ sung chất xơ khiến quá trình tiêu hóa được dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, rau xanh còn cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất vô cùng cần thiết cho cơ thể của trẻ. Vì vậy khi bổ sung thiếu hàm lượng rau xanh sẽ khiến bé gặp rắc rối về đường ruột.
  • Mẹ nên lựa chọn các loại rau củ cho bé khoa học hơn: Các mẹ thường lựa chọn một số loại rau củ làm thức ăn dặm cho bé vì nghĩ rằng chúng bao gồm hàm lượng dinh dưỡng lớn. Thế nhưng có một số loại củ nếu bé ăn quá thường xuyên sẽ gây nóng trong và táo bón ở trẻ.
  • Không nên ép bé ăn quá nhiều: Việc các mẹ ép bé ăn quá nhiều sẽ gây nặng nề đối với hệ tiêu hóa non nớt của bé. Khi ăn quá nhiều, hệ tiêu hóa không kịp hoạt động gây ứ trệ dẫn đến bệnh táo bón ở trẻ.

1.3. Không được bổ sung đủ sữa mẹ

Với những bé mới bắt đầu làm quen với việc “ăn” thì sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn chủ yếu. Mặt khác, đây cũng là nguồn cung cấp lượng nước cần thiết cho trẻ. Khi mẹ cho bé ăn dặm và cho bé bú quá ít sẽ khiến cơ thể tăng cường hấp thu nước gây ra tình trạng phân khô cứng và táo bón ở trẻ em.

1.4. Do chế độ ăn uống của mẹ

Thời gian đầu bé tập ăn dặm mẹ vẫn cần cho bé bú sữa. Tuy nhiên nếu lúc này sữa mẹ không còn tốt hoặc mẹ ăn uống nhiều loại thực phẩm dầu mỡ, chát đắng… có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa và sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ.

1.5. Bé dùng sữa công thức

Với những mẹ không có đủ sữa cho con bú buộc phải ăn dặm sớm và cho con sử dụng sữa công thức sẽ khiến bé dễ mắc các chứng bệnh về đường tiêu hóa hơn. Bởi lượng dinh dưỡng trong sữa công thức quá lớn, khi bé không thể tiêu hóa kịp sẽ gây khó tiêu, đầy bụng và táo bón cho trẻ. Bên cạnh đó việc pha sữa công thức sai cách cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tiêu hóa của bé.

1.6. Không cho bé uống đủ nước

Trẻ sau sáu tháng tuổi cần được bổ sung nước mỗi ngày. Nếu mẹ cho bé ăn dặm nhưng không cho bé uống đủ nước có thể khiến bé bị táo bón.

1.7. Hệ tiêu hóa của bé yếu và chứa ít vi sinh

Các chức năng tiêu hóa chưa hoàn thiện khiến các hoạt động tiêu hóa diễn ra chưa thuần thục, hệ vi sinh đường ruột yếu cũng là các nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ.

1.8. Do bệnh lý

Một số trẻ gặp các ảnh hưởng liên quan đến sức khỏe do các căn bệnh mang tính bẩm sinh như là: sa trực tràng, trĩ hoặc ruột kích thích… có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa gây táo bón cho trẻ. Trong trường hợp này, mẹ nên đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để được hỗ trợ.

 Bé ăn dặm bị táo bón

Bé ăn dặm bị táo bón

2. Khi trẻ ăn dặm bị táo bón mẹ phải làm sao?

Táo bón sẽ khiến trẻ khó chịu và có thể gây đau rát hậu môn. Vì vậy, điều các mẹ cần làm lúc này là tìm được biện pháp khắc phục nhanh chóng tình trạng táo bón ở trẻ. Một vài biện pháp dưới đây sẽ giúp mẹ khắc phục được tình trạng táo bón khi ăn dặm ở trẻ:

2.1. Ngâm hậu môn trong nước ấm

Các bác sĩ khoa nhi thường đưa ra lời khuyên dành cho các mẹ đó là nên cho bé đang bị táo bón ngâm hậu môn trong nước ấm hoặc tắm nước ấm sẽ giúp phân mềm đi, giãn cơ vòng hậu môn khiến kích thích đi đại tiện nhanh chóng hơn. Tuy nhiên không nên để bé ngâm quá lâu sẽ khiến các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.

2.2. Xoa bụng cho bé

Đối với các bé trong giai đoạn ăn dặm bị táo bón, các mẹ có thể thực hiện các động tác massage bụng giúp điều hòa nhu động ruột, tránh tình trạng tồn đọng phân bị giữ trong đường ruột quá lâu.

Để thực hiện biện pháp này các mẹ hãy làm theo các bước như sau:

  • Bước 1: Mẹ đặt bé nằm trên giường rồi sử dụng ngón tay trỏ đặt dưới rốn của trẻ.
  • Bước 2: Các mẹ xoay ngón tay theo chiều kim đồng hồ
  • Bước 3: Mẹ dùng tay áp nhẹ lên thành bụng trẻ để kích hoạt nhu động ruột

Khi mẹ thực hiện biện pháp này thường xuyên sẽ khiến cải thiện quá trình tiêu hóa cho trẻ. Tuy nhiên, khi vừa cho bé ăn no, mẹ không nên xoa bụng bé để tránh gây đau, tức hoặc nôn trớ.

2.3. Sử dụng mật ong để thụt

Nếu trong nhà có sẵn hũ mật ong, các mẹ có thể sử dụng để thụt hậu môn giúp con bớt khó chịu bằng cách nhúng một đầu tăm bông vào mật ong sau đó thụt vào hậu môn của bé một cách nhẹ nhàng. Lúc này, mật ong sẽ giúp bôi trơn các cơ vòng hậu môn khiến phân được đẩy ra nhẹ nhàng. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên áp dụng trong tình huống khẩn cấp và không nên sử dụng thường xuyên sẽ khiến bé mất đi phản ứng của cơ thể.

2.4. Tập động tác đạp xe

Mẹ có thể thực hiện một vài động tác nhỏ cho bé để kích thích nhu động ruột và dễ đi ngoài hơn như động tác đạp xe. Mẹ chỉ cần đặt bé nằm ngừa và dùng hai tay mình để chuyển động chân bé nhẹ nhàng như động tác đạp xe trong khoảng 5-10 phút. Biện pháp này vừa giúp trẻ cảm thấy thích thú và dễ đẩy phân ra ngoài hơn.

2.5. Mẹ nên chú ý chế độ dinh dưỡng của mình

Chế độ ăn uống của bé cũng có thể gây nên tác động khiến đường ruột trẻ bị ảnh hưởng do bé ăn dặm nhưng vẫn còn bú sữa mẹ. Do đó mẹ nên lưu ý khi ăn những loại thực phẩm có nguy cơ tác động đến sữa mẹ như: Đồ ăn cay, nóng, đồ uống có chứa chất kích thích hoặc các loại thực phẩm khó tiêu hóa.

2.6. Thay đổi thói quen hằng ngày cho bé

Đây là thời điểm cần thiết mà mẹ nên hướng dẫn cho con những thói quen tốt. Mẹ nên tập cho bé thói quen đi đại tiện đúng giờ giấc, tốt nhất là vào sáng sớm. Bên cạnh đó cũng giúp con thực hiện một vài động tác vận động để quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn và dễ dàng hơn.

2.7. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ

Để giúp trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, các mẹ có thể sử dụng những loại thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt. Một trong số các sản phẩm được ưa chuộng nhất trên thị trường cùng với việc nhiều chuyên gia y tế khuyên nên sử dụng cho trẻ đó là men vi sinh.

Men vi sinh là các chế phẩm sinh học có chứa các lợi khuẩn có lợi giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Khi bổ sung men vi sinh cho trẻ mẹ sẽ giúp trẻ có hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh hơn, giảm thiểu tình trạng táo bón và các chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Men vi sinh cũng giúp con hấp thu thức ăn dễ hơn, ăn ngon miệng hơn. Vì vậy, sử dụng men vi sinh cho trẻ là một trong những liệu pháp an toàn và tin cậy.

Tuy nhiên, khi lựa chọn men vi sinh, các mẹ nên tìm hiểu loại men có nguồn gốc từ tự nhiên như kim chi Hàn Quốc, được bào chế theo công nghệ hiện đại Lab2pro để mang lại hiệu quả tốt nhất trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị táo bón cho trẻ trong lứa tuổi ăn dặm. Chi tiết về sản phẩm xem tại đây.

 Trẻ ăn dặm bị táo bón

trẻ ăn dặm bị táo bón

3. Lưu ý và phòng ngừa táo bón cho trẻ ăn dặm

Để phòng ngừa chứng táo bón cho trẻ khi ăn dặm, các mẹ cần lưu ý những vấn đề sau đây:

3.1. Nên có một thực đơn ăn dặm cho bé

Một chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường rau xanh và quả chín sẽ là loại “vũ khí” hàng đầu giúp trẻ đẩy lùi bệnh táo bón. Các mẹ có thể tham khảo thực đơn dinh dưỡng cho bé ăn dặm như sau:

  • Cần cung cấp đủ 2 bữa bột/ngày: Mỗi bữa bột chỉ khoảng 200ml và có đủ các nhóm chất dinh dưỡng gồm đạm, tinh bột, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
  • 700-800ml sữa mỗi ngày
  • Cần có 1-2 bữa phụ: Mẹ có thể bổ sung trái cây tươi hoặc các loại nước ép, sữa chua

Mẹ cũng nên lựa chọn các loại rau mang tác dụng nhuận tràng để nấu bột cho trẻ như rau khoai lang, mồng tơi, rau dền,… để giúp bé dễ đi đại tiện hơn và phòng ngừa táo bón hiệu quả.

3.2. Chú ý việc đi ngoài của bé

Mẹ nên ghi chú lại tần suất đi ngoài của bé để có thể so sánh xem tần suất đó ít hay nhiều và kiểm tra bé có đang gặp phải chứng táo bón hay không.

3.3. Uống nhiều nước

Từ tháng thứ 6 trở đi, mẹ cũng cần phải bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể bé mỗi ngày. Việc cho bé uống nước cũng sẽ góp phần hạn chế và phòng ngừa được chứng táo bón dễ dàng hơn.

Trẻ ăn dặm bị táo bón cũng gây nên ít nhiều lo lắng đối với các bậc phụ huynh. Vì vậy, để con yêu có một hệ tiêu hóa tốt về khỏe mạnh các mẹ nên biết cách ngăn ngừa và phòng tránh hiệu quả. Cha mẹ có thể lắng nghe BSCKII Nguyễn Thị Thu Hậu, trưởng khoa dinh dưỡng, bệnh viện nhi đồng II TP Hồ Chí Minh tư vấn cách xử lý cho trẻ khi bị táo bón an toàn, hiệu quả TẠI ĐÂY. Khi nhận thấy bất kỳ một dấu hiệu hoặc biểu hiện khác thường của trẻ khi bị táo bón mẹ cần kịp thời đưa con đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN