Với các mẹ, sức khỏe con yêu luôn là mối quan tâm hàng đầu. Chính vì vậy, khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu khả nghi nào cũng khiến người mẹ lo lắng không thôi. Bệnh táo bón ở trẻ là một chứng bệnh thường gặp tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời cũng có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm khó lường. Vậy khi bé bị táo bón lâu ngày, các mẹ nên làm cách nào để giúp bé yêu nhanh hồi phục và đi đại tiện dễ dàng hơn?
1. Bé bị táo bón lâu ngày vì sao?
Táo bón là tình trạng đi ngoài khó khăn và ít hơn 3 lần/ tuần. Ở trẻ nhỏ tình trạng táo bón xảy ra thường xuyên hơn và cũng trở thành nỗi lo lắng của các bà mẹ có con nhỏ. Vậy đâu là lý do gây nên chứng táo bón lâu ngày ở trẻ?
Thực chất, chứng táo bón lâu ngày ở trẻ có thể xuất phát từ những nguyên nhân thường gặp sau đây:
1.1. Trẻ uống quá ít nước
Uống ít nước được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh táo bón lâu ngày ở trẻ. Do sự hiếu động, nghịch ngợm và xu hướng thích khám phá nên các bé thường xuyên nô đùa, chạy nhảy gây mất nước cho cơ thể. Thế nhưng bé lại không bổ sung nước hoặc thậm chí là uống quá ít nước so với nhu cầu. Thay vào đó, trẻ lại thường xuyên uống những loại nước giải khát, nước ngọt có ga… gây kích thích đi tiểu nhiều làm cho cơ thể thiếu nước nghiêm trọng dẫn đến táo bón.
1.2. Không bú sữa mẹ
Trong sữa mẹ có các hormone motilin giúp tăng nhu động ruột ở trẻ mang tác dụng tốt hỗ trợ phân di chuyển dễ dàng hơn. Thế nhưng do mẹ không đủ lượng sữa con cần hoặc bé không chịu bú mẹ và phải buộc sử dụng sữa công thức làm cho hoạt động tiêu hóa kém hơn. Lúc này, sữa công thức làm ruột hấp thu nước nhiều hơn khiến phân bị khô và khó đào thải ra ngoài gây táo bón lâu ngày cho trẻ.
1.3. Ăn ít chất xơ
Chất xơ có nhiều trong rau xanh và các loại củ quả chín. Tuy nhiên, trẻ nhỏ thường không thích ăn rau mà chỉ thích ăn các loại thịt hoặc đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ. Điều này làm cho cơ thể không đủ lượng chất xơ cần thiết mà lại quá nhiều protein và tinh bột gây nên chứng táo bón nhiều ngày.
1.4. Đi tiêu không đúng giờ
Rất nhiều bà mẹ không biết cách rèn cho con đi đại tiện theo khung giờ nhất định hoặc do trẻ ham chơi nín nhịn, sợ cô giáo ở lớp dẫn đến tình trạng kìm nén đi đại tiện. Lâu dần bé sẽ mất cảm giác muốn đi ngoài dẫn đến tình trạng táo bón.
1.5. Tác dụng không mong muốn của các thuốc điều trị bệnh mạn tính
Nhiều trẻ có sức đề kháng kém gây ốm yếu, còi xương và suy dinh dưỡng… cần phải điều trị hoặc sử dụng thuốc trong một thời gian dài. Việc lạm dụng thuốc nhiều ngày khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn, gây rối loạn tiêu hóa và chứng táo bón dài ngày.
2. Biến chứng thường gặp khi bé bị táo bón lâu ngày
Nếu chứng táo bón ở trẻ không được chữa trị nhanh chóng và kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm sinh lý của trẻ. Cụ thể những biến chứng trẻ dễ gặp phải đó là:
- Tình trạng suy dinh dưỡng: Khi táo bón lâu ngày, bé sẽ không còn cảm giác muốn ăn, thèm ăn, ăn không ngon miệng và gây nên chứng biếng ăn. Khi biếng ăn, cơ thể sẽ không có đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết gây nên bệnh suy dinh dưỡng.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của trẻ: Các chất độc sinh ra từ phân khi tích tụ lâu ngày trong đường ruột có thể khiến bé bị nhiễm độc mãn tính, gây kích thích thần kinh và làm cho trẻ bị ảnh hưởng đến trí não và tinh thần. Trẻ sẽ thường có các biểu hiện bực bội, cáu kỉnh, khó chịu và suy yếu.
- Nứt kẽ hậu môn: Khi bị táo bón, các bé thường sợ hãi mỗi lần đi đại tiện nên thường nhịn hoặc kìm nén khiến lượng phân bị giữ lại lâu hơn trong đường ruột trở nên khô và cứng. Khi cố gắng đi ngoài bé sẽ cố gắng rặn gây nứt kẽ hậu môn, chảy máu và thậm chí là mắc bệnh trĩ.
- Tăng nguy cơ mắc ung thư trực tràng: Táo bón lâu ngày ở trẻ còn có nguy cơ gây nên bệnh ung thư trực tràng. Bởi trong tính chất phân khô và cứng tích tụ nhiều độc tố gây ung thư như Acid deoxycholic, acid lithocholic và các phức hợp nitroso (NOCs) nhiều hơn so với phân của trẻ bình thường. Thời gian phân ở lại lâu dễ dàng tiếp xúc với niêm mạc trực tràng gây ung thư cho trẻ.
- Tăng nguy cơ mắc viêm ruột thừa: Bệnh táo bón lâu ngày sẽ khiến ruột già suy yếu, giãn ra và gây nên nguy cơ thủng ruột cao. Bên cạnh đó, táo bón cũng táo áp lực lên ruột khiến trẻ dễ bị mắc chứng viêm ruột thừa.
3. Trẻ bị táo bón lâu ngày phải làm sao?
Khi trẻ gặp tình trạng táo bón lâu ngày, tốt nhất các mẹ nên đưa bé đến gặp các bác sĩ để kiểm tra, theo dõi và chẩn đoán tình trạng bệnh. Đặc biệt khi nhận thấy con có các biểu hiện sau đây cần kịp thời đưa bé đến bệnh viện để tránh những hậu quả đáng tiếc:
- Bé bị táo bón kèm theo sốt, mệt mỏi và sụt cân
- Kiểm tra thấy phân của bé có lẫn máu
- Mỗi lần đi đại tiện đều cực kỳ khó khăn và quấy khóc
- Một phần ruột bị ra khỏi hậu môn
Bệnh táo bón lâu ngày sẽ là mối đe dọa nguy hiểm đến sức khỏe của con trẻ. Vì vậy các mẹ cần biết cách phòng ngừa và cải thiện tình trạng bệnh cho bé bên cạnh các điều trị đến từ các y bác sĩ.
4. Phòng ngừa và cải thiện táo bón lâu ngày ở trẻ em
Chứng táo bón của trẻ có thể được phòng ngừa và cải thiện bằng các chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh. Vì vậy, các mẹ có thể tham khảo một vài biện pháp sau đây để giúp bụng con nhẹ nhõm trở lại:
4.1. Xây dựng cho con một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý
Chế độ dinh dưỡng hợp lý là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với các bé mắc bệnh táo bón. Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp con yêu cải thiện tình trạng táo bón nhanh chóng như:
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ
Chế độ ăn uống giàu chất xơ sẽ giúp bé hình thành phân, tăng khối lượng phân và dễ dàng đào thải chất thải ra bên ngoài hậu môn. Bên cạnh đó, chất xơ còn là nguồn dinh dưỡng cho các “lợi khuẩn đường ruột” phát triển. Vì vậy, mẹ hãy bổ sung đầy đủ lượng chất xơ trong các bữa ăn hàng ngày cho bé từ rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt…
Bổ sung nguồn lợi khuẩn dồi dào từ thực phẩm cho hệ tiêu hóa của trẻ
Hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng cũng là một nguyên nhân lớn gây nên tình trạng táo bón ở trẻ. Bổ sung lại nguồn lợi khuẩn từ thức ăn là giải pháp hoàn hảo làm cải thiện rõ rệt tình trạng táo bón cho con. Mỗi ngày mẹ hãy bổ sung cho bé một hộp sữa chua vào các bữa phụ để giúp đường ruột bé hoạt động tốt hơn.
Tránh các loại thực phẩm không tốt cho quá trình tiêu hóa
Các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ, tinh bột là một trong những nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa hoạt động chậm, kém. Vì vậy, mẹ nên loại bỏ khỏi thực đơn của bé những món ăn này để giúp bé dễ đi ngoài hơn. Thay vào đó, nên cho con ăn các món luộc, nấu và trái cây bổ dưỡng để cải thiện tình trạng táo bón.
4.2. Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể bé mỗi ngày
Nước có vai trò hết sức quan trọng đối với mọi hoạt động của cơ thể. Cơ thể trẻ cần được cung cấp đủ lượng nước cần thiết để đường ruột hoạt động tốt hơn. Bên cạnh nước lọc, mẹ có thể chuẩn bị cho bé những cốc nước ép trái cây, canh rau củ quả để bé cảm thấy thích thú hơn. Đồng thời cũng bổ sung được thêm các vitamin tốt hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
4.3. Tạo cho con thói quen đi vệ sinh đúng giờ
Hãy giúp bé có một thời gian biểu đi vệ sinh đúng giờ. Tốt nhất là vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy để giúp các chức năng đường ruột hoạt động tốt hơn, giảm nguy cơ bị táo bón và các bệnh đường ruột khác.
4.4. Cùng bé vận động mỗi ngày
Vận động cũng là một trong những biện pháp mang lại tác dụng giúp đường ruột co giãn và hoạt động nhịp nhàng hơn. Mẹ có thể để bé chơi đùa, chạy nhảy cùng những người bạn hoặc dạy bé chơi các trò chơi vận động thể chất hàng ngày.
4.5. Bổ sung nguồn lợi khuẩn cần thiết cho đường ruột bằng men vi sinh tự nhiên
Men vi sinh là một dạng chế phẩm sinh học có chứa các lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột. Ngoài cách bổ sung lợi khuẩn bằng sữa chua, các mẹ có thể sử dụng men vi sinh để làm tăng nhanh chóng lượng lợi khuẩn cần thiết cho đường ruột của trẻ. Men vi sinh rất an toàn và được các bà mẹ lựa chọn nhiều trong việc bảo vệ đường ruột của bé yêu.
Khi tìm mua các sản phẩm men vi sinh, các mẹ nên chú ý về nguồn gốc sản phẩm. Tốt nhất, nên tìm hiểu sản phẩm có thành phần từ tự nhiên như kim chi của Hàn Quốc. Vừa có lượng lợi khuẩn lớn còn kèm theo cả các chất xơ hòa tan giúp lợi khuẩn có nguồn “thức ăn” dồi dào để dễ dàng tiến vào đường ruột. Bên cạnh đó, loại men vi sinh này còn được bào chế theo công nghệ bao kép tiên tiến nhất là Lab2pro khiến các lợi khuẩn đi qua môi trường acid được dễ dàng và an toàn. Cho trẻ sử dụng sản phẩm này sẽ không làm các mẹ thất vọng. Chi tiết xem thêm về sản phẩm tại đây.
Để trẻ không còn cảm thấy nặng bụng và khó khăn trong việc đi đại tiện, các mẹ cần chú ý đến sức khỏe, chế độ dinh dưỡng của con yêu nhiều hơn. Ngoài ra, cha mẹ hãy lắng nghe BSCKII Nguyễn Thị Thu Hậu, trưởng khoa dinh dưỡng, bệnh viện nhi đồng II TP Hồ Chí Minh tư vấn cách xử lý cho trẻ khi bị táo bón kéo dài an toàn, hiệu quả TẠI ĐÂY. Hy vọng rằng những thông tin trên đây sẽ cung cấp được những thông tin hữu ích về táo bón lâu ngày ở trẻ và cách phòng tránh và điều trị phù hợp để giúp mẹ có biện pháp xử lý an toàn và hiệu quả.