Hỏi: Chào bác sĩ, con gái tôi 15 tháng, tuần này cháu phải tiêm vacxin MMR, nhưng hiện tại cháu đang bị tiêu chảy nên tôi băn khoăn không biết trẻ bị tiêu chảy có tiêm phòng được không? (Hồng Nhung, Hà Nội)
Chào chị Hồng Nhung, cảm ơn chị đã gửi băn khoăn của mình đến cho chúng tôi. Tiêu chảy là bệnh lý ai cũng có thể mắc và nhóm đối tượng thường mắc tiêu chảy là trẻ em. Và đây cũng là giai đoạn trẻ cần được tiêm phòng nhiều mũi bắt buộc. Băn khoăn của chị cũng là câu hỏi mà nhiều bố mẹ đã gửi về cho chúng tôi. Để biết trẻ bị tiêu chảy có tiêm phòng được không và mẹ nên làm gì khi trẻ bị tiêu chảy để giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh thì chúng ta cùng tham khảo những thông tin dưới đây.
1. Khi nào không nên tiêm phòng cho trẻ
Việc tiêm phòng cho trẻ là rất cần thiết và thường được thực hiện đúng quy định về mặt thời gian. Vacxin là chế phẩm có nguồn gốc từ chính các vi sinh vật gây bệnh đã được làm yếu hoặc chết đi. Sau đó sẽ được đưa vào cơ thể để tự tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động và tăng sức đề kháng của cơ thể với một số bệnh. Như vậy vacxin chính là mầm bệnh nên khi đưa vào cơ thể nếu người được tiêm phòng không thể tự sinh ra kháng thể thì nguy cơ mắc bệnh sẽ rất cao. Nên mẹ chỉ nên cho trẻ tiêm phòng khi trẻ thực sự khỏe mạnh.
Bộ Y tế cũng có khuyến cáo không nên tiêm phòng cho trẻ đang mắc bệnh cấp tính hoặc nhiễm trùng như tiêu chảy. Do đó mẹ nên tìm giải pháp điều trị tiêu chảy cho trẻ để hệ tiêu hóa ổn định thì mới tiêm phòng cho trẻ.
2. Trẻ bị tiêu chảy phải làm sao ?
2.1. Tìm nguyên nhân gây tiêu chảy
Có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy, mẹ nên tìm nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy từ đó có cách điều trị thích hợp. Những nguyên nhân gây tiêu chảy thường gặp có:
- Tiêu chảy do nhiễm khuẩn: Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy ở trẻ em là do nhiễm Rotavirus. Đây là loại virus chính gây nên tình trạng tiêu chảy nặng, đe dọa đến mạng trẻ. Loại virus này có thể lây lan qua đồ chơi, mặt bàn, mặt ghế hay những nơi trẻ có thể chạm vào.
- Do trẻ uống thuốc kháng sinh: Việc trẻ uống thuốc kháng sinh điều trị bệnh lý nào đó cũng có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy. Điều này xảy ra là do tác dụng phụ của thuốc gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy ở trẻ.
- Tiêu chảy do chế độ ăn: Nhiều cha mẹ có thói quen cho trẻ ăn quá nhiều, ăn những thức ăn khó tiêu hay thức ăn không được chế biến kỹ nên vi khuẩn xâm nhập hoặc do thay đổi chế độ ăn đột ngột cũng có thể khiến trẻ bị tiêu chảy.
- Do dị ứng, ngộ độc thức ăn: Trẻ có thể bị dị ứng với thành phần protein trong thực phẩm, đó có thể là protein trong cá, thịt, sữa… Hoặc có thể bị ngộ độc thức ăn với các triệu chứng là tiêu chảy, nôn, sốt, đau bụng…
- Triệu chứng của một số bệnh lý không liên quan đến đường tiêu hóa: Ngoài các nguyên nhân thường gặp trên thì tiêu chảy còn có thể là triệu chứng của một số bệnh lý không liên quan đến đường tiêu hóa như nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu hay viêm tai giữa.
2.2. Chế độ ăn uống, sinh hoạt
Với trẻ bị tiêu chảy, việc mẹ cần làm là bù nước cho trẻ. Mẹ có thể cho trẻ uống Oresol, liều lượng tùy theo lứa tuổi. Trẻ dưới 2 tuổi uống 50 – 100ml, trẻ từ 2 – 10 tuổi uống 100 – 200ml…
Khi trẻ bị tiêu chảy cần được ăn đầy đủ bốn nhóm thực phẩm hàng ngày đó là chất béo, chất đạm, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Nên tránh cho trẻ ăn thực phẩm cứng, nên cho trẻ ăn các món ăn được nấu kỹ, nhừ như cháo súp và ăn các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như cá, thịt gà, thịt nạc heo, trứng…, ăn các thực phẩm giúp trị tiêu chảy như cà rốt, chuối, hồng xiêm…
Không nên cho trẻ ăn thức ăn chế biến sẵn, đồ quá mỡ màng hay uống nước ngọt đóng chai, đồ quá ngọt. Vì những thực phẩm này có thể làm tăng tình trạng tiêu chảy.
Mẹ nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa, thay vì 3 bữa thì cho trẻ ăn 6 bữa/ngày. Việc này sẽ giúp trẻ hấp thu được nhiều dưỡng chất hơn, giúp hệ tiêu hóa sớm phục hồi.
Chọn dùng men vi sinh để cải thiện tình trạng tiêu chảy và tăng sức đề kháng đường tiêu hóa
Mẹ cũng có thể cho trẻ uống men vi sinh để nhanh chóng hết tiêu chảy và giúp hệ tiêu hóa hồi phục. Men vi sinh mẹ chọn cho trẻ nên có thành phần prebiotics và probiotics được sản xuất bằng công nghệ Lab2pro của Hàn Quốc.
Men vi sinh này có nguồn gốc tự nhiên nên an toàn cho trẻ em và sẽ giúp giải quyết tình trạng tiêu chảy của trẻ nhờ men vi sinh sẽ giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, giúp cân bằng hệ sinh thái hệ tiêu hóa. Các Probiotics trong men vi sinh như L.plantarum, E.faecium, L.casei, L.acidophilus… sẽ có vai trò và chức năng riêng biệt trên mỗi khu vực trong đường ruột. Đó là làm giảm tỷ lệ mắc và giảm thời gian tiêu chảy ở trẻ em lẫn người lớn, loại trừ và kìm hãm sự phát triển của những vi khuẩn có hại, tăng cường khả năng hấp thu của hệ tiêu hoá, giảm thiểu những rối loạn tiêu hoá bởi điều trị kháng sinh, chống táo bón, cải thiện bất dung nạp đường lactose do sữa gây nên, chống đầy hơi, chướng bụng, còn có tác dụng đặc biệt trong điều trị chàm trẻ em, dự phòng nhiễm nấm đường tiêu hoá, nấm miệng, nâng cao sức đề kháng cơ thể. Prebiotics trong men vi sinh chính là chất xơ không hòa tan từ thực vật Fos sẽ có vai trò là thức ăn của những vi khuẩn Probiotics sống có lợi cho sức khỏe. Chi tiết xem thêm về sản phẩm tại đây.
Men vi sinh sẽ giúp tăng cường hấp thu dưỡng chất từ thức ăn nếu trẻ phải dùng thuốc kháng sinh vì bệnh lý nào đó. Ở giai đoạn những năm tháng đầu đời này, hệ miễn dịch của trẻ còn yếu ớt, chưa hoàn thiện nên khi phải sử dụng kháng sinh sẽ khiến hệ vi sinh đường ruột thay đổi, tiêu hóa rối loạn, nên trẻ có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy…
Men vi sinh sẽ tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch đường tiêu hóa nhờ việc hỗ trợ bổ sung các lợi khuẩn cho đường ruột, tiêu diệt những vi khuẩn có hại.\
>> Xem thêm: ThS.BS Đinh Thị Ngọc Hoa, bác sĩ chuyên khoa nhi, BV Đa khoa Xanh pôn tư vấn rõ hơn về bệnh tiêu chảy và cách khắc phục hiệu quả TẠI ĐÂY.
Qua những chia sẻ trên đây hẳn chị Hồng Nhung đã có câu trả lời cho băn khoăn: “trẻ bị tiêu chảy có tiêm phòng được không?”. Hi vọng con gái chị sớm hết tiêu chảy, ổn định sức khỏe để tiêm phòng trong thời gian sớm nhất.