Sữa mẹ là một trong những nguồn cung cấp dinh dưỡng rất quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên hiện nay lại có không ít trường hợp trẻ bú mẹ bị tiêu chảy, đi ngoài,… Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé trong những tháng đầu đời. Chính vì vậy, mà cha mẹ cần phải trang bị những kiến thức liên quan để có thể xử lý kịp thời nếu bé nhà mình có dấu hiệu bị tiêu chảy sau khi bú sữa mẹ.
1. Nguyên nhân trẻ bú mẹ bị tiêu chảy
Theo Tổ chức Y tế thế giới, việc cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong giai đoạn 6 tháng đầu đời sẽ giúp bé phát triển toàn diện và tăng sức đề kháng. Tuy nhiên hiện nay tỉ lệ trẻ bú mẹ bị tiêu chảy đang ngày càng tăng đây là một tình trạng đáng báo động vì nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà nó còn gây nguy hiểm đến tính mạng.
Để có thể phòng tránh tình trạng trẻ bú mẹ bị tiêu chảy thì cha mẹ cần phải nắm được những nguyên nhân chính dưới đây:
1.1. Mẹ vệ sinh đầu vú hoặc bình sữa chưa sạch
Trong môi trường tự nhiên tồn tại rất nhiều vi khuẩn gây hại cho hệ tiêu hóa mà mắt thường không thể thấy được. Đặc biệt là đối với hệ tiêu hóa của trẻ còn khá yếu tạo cơ hội cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy… Việc các mẹ không vệ sinh sạch bình sữa và đầu vú sau khi cho trẻ ăn là một trong những nguyên nhân chính khiến vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể bé và gây bệnh.
1.2. Trẻ bị nhiễm khuẩn
Có nhiều bà mẹ thắc mắc tại sao con mình lại bị nhiễm khuẩn trong khi trẻ ở trong nhà suốt và không ra ngoài. Tuy nhiên ngay cả khi ở trong nhà trẻ cũng rất dễ bị nhiễm khuẩn bởi rất nhiều nguồn khác nhau như mẹ không vệ sinh cơ thể cho bé sạch sẽ, quần áo của bé không được vệ sinh sạch (đặc biệt là những ngày mưa thì vi khuẩn rất dễ phát triển và trú ngụ trong quần áo của trẻ), bố mẹ không rửa sạch tay trước khi bế con hoặc pha sữa cho bé…
1.3. Chế độ ăn uống của mẹ
Chế độ ăn uống của mẹ cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ đặc biệt là khi mẹ ăn những đồ ăn có tính hàn như ốc, quả lê, cải bắp… Trong một số trường hợp bé còn bị dị ứng với sữa bò đây cũng là nguyên nhân khiến bé dễ bị tiêu chảy. Nếu bé nhà bạn có dấu hiệu tiêu chảy khi mẹ uống sữa bò thì bạn không nên uống sữa bò.
1.4. Mẹ sử dụng thuốc
Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa khá yếu và nhạy cảm chính vì vậy mà có một số thuốc thông thường thậm chí là thực phẩm chức năng có thể là tổn thương đến hệ tiêu hóa của trẻ. Chính vì vậy khi đang trong thời kỳ cho con bú các mẹ cần phải sử dụng các loại thuốc dựa theo chỉ dẫn của bác sĩ.
1.5. Cơ thể trẻ không dung nạp Lactose
Lactose là thành phần có trong nhiều loại sữa bột cho trẻ tuy nhiên không phải hệ tiêu hóa của bé nào cũng đủ khả năng dung nạp Lactose. Khi mẹ thấy trẻ có dấu hiệu ợ hơi, đầy hơi, đi ngoài… thì không nên cho trẻ tiếp tục uống các loại sữa ngoài có chức Lactose
1.6. Mẹ cho trẻ bú sữa “hỏng”
Mẹ cho trẻ bú sữa “hỏng” là một trường hợp hy hữu nhưng nó có ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa của trẻ. Sữa hỏng ở đây có thể là sữa đã được pha quá lâu, sữa pha sẵn để tủ lạnh nhiều ngày, sữa đã quá hạn sử dụng… việc sử dụng sữa “hỏng” cũng khiến cho trẻ bú mẹ bị tiêu chảy.
1.7. Trẻ mắc bệnh đường tiêu hóa
Do hệ men tiêu hóa của trẻ rất yếu chính vì vậy mà trong khoảng 6 tháng đầu đời trẻ rất dễ bị tiêu chảy do mắc những chứng bệnh về đường tiêu hóa.
2. Dấu hiệu khi trẻ bú mẹ bị tiêu chảy
Tiêu chảy là chứng bệnh gây mất nước nhiều ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khiến cơ thể trẻ mệt mỏi thường xuyên quấy khóc. Nếu không kịp thời phát hiện có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ thậm chí là khiến trẻ bị tử vong. Dưới đây là một số dấu hiệu chính của trẻ bú mẹ bị tiêu chảy mà cha mẹ có thể tham khảo để kịp thời điều trị cho bé.
- Phân lỏng, có nhiều nước
- Lượng phân nhiều hơn bình thường
- Phân có mùi hôi, tanh, mùi chua
- Trong phân có lẫn máu hoặc lợn cợn nhiều
- Phân của trẻ có nhiều màu khác lạ
- Trẻ có dấu hiệu quấy khóc nhiều hơn bình thường và không chịu ăn hoặc bú sữa.
- Khi nặng hơn, trẻ có thể bị sốt, nôn trớ nếu bé chưa đến tuổi mọc răng mà có dấu hiệu sốt cao, nôn trớ thì cha mẹ cần phải đưa bé đến bác sĩ đến được thăm khám kịp thời
- Mất nước: Tùy theo từng mức độ tiêu chảy mà trẻ có thể bị mất nước ở mức nặng – nhẹ khác nhau. Tuy nhiên thì nếu thấy bé có những biểu hiện trên thì tốt nhất cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
3. Cha mẹ nên làm gì khi con bú sữa mẹ bị tiêu chảy?
Trẻ bú sữa mẹ bị tiêu chảy không phải là tình trạng hiếm thấy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tuy nhiên không ít cha mẹ vẫn thường lúng túng không biết xử lý như thế nào khi thấy bé bị tiêu chảy. Những kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp cha mẹ có thêm những kiến thức trong cách điều trị tiêu chảy khi trẻ bú mẹ bị tiêu chảy.
3.1. Xác định nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Cha mẹ có thể dựa vào những nguyên nhân chính khiến trẻ bú mẹ bị tiêu chảy mà chúng tôi nêu ở trên để có thể tìm ra nguyên nhân bé nhà mình bị tiêu chảy. Việc tìm ra đúng nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy sẽ giúp bạn có phương án điều trị hiệu quả nhất.
3.2. Nếu mẹ uống thuốc thì hãy ngưng lại
Thuốc kháng sinh là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy. Do đó, mẹ chỉ nên uống thuốc sau khi đã cai sữa cho bé trong trường hợp bắt buộc phải uống thuốc khi đang trong thời kỳ cho con bú thì các mẹ cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ và uống thuốc theo chỉ dẫn.
3.3. Nếu trẻ bất dung nạp đường lactose thì cho trẻ uống các loại sữa không chứa đường lactose
Lactose là thành phần có trong rất nhiều sữa uống ngoài dành cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên không phải hệ tiêu hóa của bé nào cũng có đủ men lactase để có thể dung nạp được lactose. Chính vì vậy nếu trẻ nhà bạn mà bị tiêu chảy khi uống sữa có chứa lactose thì bạn nên tìm và đổi cho bé loại sữa khác không chứa thành phần này.
3.4. Tiếp tục cho trẻ bú mẹ khi trẻ bị tiêu chảy
Trong trường hợp trẻ bú mẹ bị tiêu chảy mà không phải do nguyên nhân từ chế độ ăn của mẹ hoặc do mẹ uống thuốc thì các mẹ nên tiếp tục cho trẻ bú mẹ vì sữa mẹ vẫn là một nguồn dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng cho trẻ.
3.5. Bù nước, điện giải cho trẻ bị tiêu chảy bằng đường uống
Cơ thể trẻ sẽ bị mất nước rất nhanh nếu như không được bù nước kịp thời. Cha mẹ có thể sử dụng dung dịch Oresol để bù điện giải cho bé. Tuy nhiên không nên tự ý cho trẻ uống thuốc bù điện giải mà phải được sự tư vấn của bác sĩ.
3.6. Cho trẻ uống men vi sinh
Cho trẻ uống men vi sinh là một trong những giải pháp hữu hiệu khi bé nhà bạn bị tiêu chảy. Men vi sinh giúp tăng các lợi khuẩn cho trẻ, giúp cải thiện đáng kể tình trạng tiêu chảy của trẻ khi trẻ bú mẹ bị tiêu chảy. Tuy nhiên dù là uống men vi sinh nhưng cha mẹ nên chọn mua cho bé những sản phẩm men vi sinh đã được kiểm chứng an toàn và được Bộ Y tế cấp phép.
Sử dụng men vi sinh có chứa lợi khuẩn Probiotic và chất xơ hòa tan Prebiotic giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Một gợi ý cho cha mẹ là sản phẩm men vi sinh được bào chế theo công nghệ bao kép LAB2PRO. Đây là những sản phẩm có chứa đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bé cũng như hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột hiệu quả. Không những vậy đối với những trẻ bú mẹ bị tiêu chảy do không dung nạp Lactose trong sữa sẽ được cải thiện đáng kể khi sử dụng men vi sinh. Chi tiết xem thêm sản phẩm tại đây.
3.7. Vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần trẻ đi ngoài
Cha mẹ cần phải giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ ngay cả khi trẻ không đi ngoài. Bởi việc vệ sinh kém sẽ tạo cơ hội cho các vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể và gây ra các bệnh về tiêu hóa cho trẻ.
3.8. Không tự ý cho trẻ tiêu chảy dùng kháng sinh
Kháng sinh là một trong những loại thuốc cần phải thận trọng khi sử dụng không chỉ đối với trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn cũng vậy. Khi trẻ bú mẹ bị tiêu chảy cha mẹ không nên tự ý dùng kháng sinh vì đây là một giải pháp vô cùng nguy hiểm nó không chỉ khiến bé không khỏi bệnh mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác.
3.9. Đưa trẻ bị đi ngoài đến gặp bác sĩ
Khi trẻ bị tiêu chảy tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời nhất. Không nên sử dụng những biện pháp dân gian hay sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy cho người lớn để điều trị tiêu chảy cho trẻ.
Nuôi và chăm sóc trẻ nhỏ chưa bao giờ là dễ dàng đặc biệt là giai đoạn 6 tháng đầu đời của trẻ. Tuy nhiên các mẹ không nên lo lắng mà hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản liên quan đến những bệnh thường gặp của trẻ để có thể kịp thời xử lý và bảo vệ bé nhà mình một cách tốt nhất.