NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ

Tiêu chảy là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ khác gì bệnh tiêu chảy thông thường. Bài viết dưới đây sẽ giúp ba mẹ hiểu hơn về bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ và các cách điều trị kịp thời cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả.

1. Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ em là gì?

Tiêu chảy nhiễm khuẩn là bệnh do virus, vi khuẩn hoặc nấm gây nhiễm khuẩn đường tiêu hóa của trẻ dẫn đến tiêu chảy. Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ thường xảy ra do nhiều nguyên nhân như trẻ có hệ miễn dịch kém, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, môi trường sinh hoạt có nhiều vi khuẩn gây bệnh….

Trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn sẽ có những triệu chứng thông thường dễ nhận biết như: mệt mỏi, ốm sốt kèm nôn trớ, mất nước…. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể khiến trẻ bị mất nước nghiêm trọng, nhiễm khuẩn toàn thân và nặng hơn là dẫn đến tử vong.

2. Triệu chứng tiêu chảy nhiễm khuẩn thường gặp ở trẻ

Khác với tiêu chảy cấp thông thường, tiêu chảy nhiễm trùng ở trẻ có triệu chứng đặc trưng phụ thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh.

  • Tiêu chảy do tả: Trẻ tiêu chảy nhiều, liên tục, không sốt, phân có màu đục như nước vo gạo, không đau bụng, không mót rặn, bệnh khởi phát nhanh chỉ trong 1 ngày.
  • Tiêu chảy do lỵ: Trẻ tiêu chảy nhiều, sốt cao, phân có chứa nhầy máu, bụng đau quặn từng cơn, có mót rặn.
  • Tiêu chảy do độc tố tụ cầu: Trẻ tiêu chảy nhiều, không sốt, phân lỏng nước, buồn nôn.
  • Tiêu chảy do E.coli: Khuẩn E.coli sinh độc tố ruột (ETEC): trẻ không phát sốt, đi ngoài phân lỏng không chứa nhầy máu, bệnh có thể tự khỏi. Đối với khuẩn E.coli gây bệnh đường ruột (EIEC, EPEC, EHEC): trẻ sốt, phân lỏng có thể chứa nhầy máu, bụng đau quặn, mót rặn.
  • Tiêu chảy do khuẩn Salmonella : Trẻ tiêu chảy liên tục, sốt cao, đau bụng, buồn nôn.

3. Nguyên nhân gây tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ

Trẻ trong giai đoạn đầu đời có hệ tiêu hóa còn non yếu, đây chính là điều kiện lý tưởng để các loại vi khuẩn, virus có thể xâm nhập gây tiêu chảy. Bên cạnh đó, những yếu tố bên ngoài tác động khiến trẻ dễ mắc tiêu chảy. Cụ thể:

3.1. Nguyên nhân từ trẻ

Trong những năm tháng mới sinh, hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện. Bên cạnh đó, khi trẻ lớn lên, những kháng thể thụ động được nhận từ mẹ cũng sẽ giảm dần. Hệ miễn dịch của trẻ cũng có thể suy giảm khi trẻ bị suy dinh dưỡng hay mắc các bệnh truyền nhiễm như sởi, thủy đậu, quai bị,…. Đó là những nguyên nhân cơ bản làm trẻ tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy. Ngoài ra, bản năng thích khám phá môi trường xung quanh cũng có thể làm nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh của trẻ tăng lên.

3.2. Nguyên nhân từ môi trường sống

Các loại vi khuẩn, virus gây tiêu chảy nhiễm khuẩn dễ dàng lây lan qua đường tiếp xúc chân tay hoặc đồ chơi…. Vì vậy nếu khu gần nơi sinh sống có ổ dịch hay trẻ được đến những nơi đông người, đi du lịch cũng có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ. Bên cạnh đó, rất nhiều vi khuẩn gây bệnh được tìm thấy trong thực phẩm cha mẹ cho trẻ ăn hàng ngày như rau không sạch, thức ăn không được chế biến kỹ cũng làm cho vi khuẩn tấn công và gây bệnh.

4. Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ có nguy hiểm không?

Câu trả lời là có, vì nguyên nhân gây nên tình trạng tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ lớn nhất là do nhiễm trùng hệ tiêu hóa. Vì vậy, nếu trẻ bị bệnh mà không có những phương án điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

  • Rối loạn hệ tiêu hóa, khiến trẻ bị suy dinh dưỡng hậu tiêu chảy nhiễm khuẩn.
  • Gây chảy máu đường ruột, ảnh hưởng đến thận, nặng hơn có thể gây nên tình trạng viêm tai giữa, nhiễm trùng huyết.
  • Gây tổn thương não bộ của trẻ và có nguy cơ khiến trẻ tử vong.

5. Điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ

5.1. Nguyên tắc điều trị

Có 3 nguyên tắc điều trị với bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ:

  • Đánh giá mức độ mất nước: tùy vào tình trạng và mức độ mất nước của trẻ để lựa chọn phác đồ bù nước và điện giải thích hợp cho trẻ.
  • Dựa vào triệu chứng lâm sàng: dự đoán vi khuẩn gây bệnh ở trẻ và điều trị bằng kháng sinh phù hợp. Sau khi có kết quả cấy phân sẽ tiếp tục điều chỉnh kháng sinh nếu cần thiết.
  • Điều trị triệu chứng cụ thể.

5.2. Bù nước và điện giải cho trẻ

Tình trạng mất nước và điện giải là biến chứng phổ biến thường gặp nhất khi trẻ bị tiêu chảy và có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy cha mẹ cần có biện pháp để bù nước kịp thời cho trẻ.

Cha mẹ có thể bù nước cho trẻ tại nhà bằng dung dịch bù nước, điện giải qua đường uống, dung dịch thường được sử dụng là Oresol (ORS). Ba mẹ pha gói dung dịch theo lượng nước quy định ở hướng dẫn sử dụng, tuyệt đối không được pha nhiều hoặc ít hơn để tránh gây nguy hiểm cho trẻ. Nếu trẻ chưa có dấu hiệu mất nước nặng, đối với trẻ dưới 2 tuổi cho trẻ uống 50 – 100ml, đối với trẻ 2 tuổi trở lên uống 100 – 200ml sau mỗi lần trẻ tiêu chảy và giữa các lần tiêu chảy. Nếu trẻ bắt đầu có dấu hiệu mất nước nặng và không thể bù nước bằng đường uống, cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để truyền nước qua tĩnh mạch.

5.3. Sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ

Trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ, kháng sinh chỉ được sử dụng khi tiêu chảy trong phân có máu, khi trẻ tiêu chảy do tả bị mất nước nặng, hoặc trẻ nhiễm ký sinh trùng Giardia duodenalis, vi khuẩn lỵ Amip. Việc sử dụng các loại thuốc nào cần có sự thăm khám và chỉ định từ bác sĩ. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc để điều trị cho con, việc sử dụng không đúng loại thuốc hoặc sai liều lượng sẽ khiến bé gặp nguy hiểm.

5.4. Các thuốc điều trị hỗ trợ

Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ không chỉ khiến trẻ bị đi ngoài liên tục, đau bụng mà còn có thể gây sốt, chán ăn, quấy khóc, mệt mỏi toàn thân. Khi trẻ sốt, ba mẹ có thể cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol. Khi trẻ hạ sốt, trẻ sẽ bớt quấy khóc, khó chịu và ăn uống tốt hơn.

Ngoài ra, trẻ bị tiêu chảy cũng cần được bổ sung kẽm với liều lượng phù hợp. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi là 10mg/ngày và trẻ trên 6 tháng tuổi là 20mg/ngày trong vòng 10 – 14 ngày. Việc bổ sung kẽm sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm tiêu chảy và cải thiện sự tăng trưởng của trẻ. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên bổ sung vitamin A cho trẻ để ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin A gây tổn thương giác mạc.

5.5. Bổ sung men vi sinh

Với trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn, đặc biệt là trẻ phải sử dụng thuốc kháng sinh thì sau khi điều trị cơ thể trẻ đã bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Do tác dụng của thuốc kháng sinh đi vào cơ thể tiêu diệt những vi khuẩn có hại nhưng đồng thời nó cũng tấn công những lợi khuẩn làm giảm hệ miễn dịch của trẻ. Vì vậy trong giai đoạn này, ba mẹ rất cần bổ sung thêm men vi sinh cho trẻ để cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Đặt biệt với các trường hợp không dung nạp đường Lactose gây tiêu chảy ba mẹ cần bổ sung men vi sinh có chứa men Lactase. Trên thị trường hiện nay có loại men vi sinh chứa cả 2 thành phần vi khuẩn có lợi (Probiotics), chất xơ hòa tan (Prebiotics), nguồn gốc tự nhiên từ kim chi an toàn. Chi tiết xem thêm sản phẩm tại đây.

Trong đó lợi khuẩn Probiotics giúp duy trì sức khỏe, kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi đã có trong đường ruột bằng cách loại bỏ hại khuẩn, kích thích quá trình tiêu hóa ở trẻ, giảm thiểu độc tố được tạo ra trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Còn Prebiotics là một chất xơ hòa tan, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Khi lợi khuẩn được cân bằng, hệ miễn dịch cũng tăng lên và chống lại tác nhân gây bệnh và giảm tiêu chảy hiệu quả. Không những vậy, trẻ có thể ăn ngon miệng và hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng từ thực phẩm.

Loại men vi sinh hiện nay đang được nhiều ba mẹ ưa chuộng và lựa chọn cho trẻ là những men vi sinh được bào chế theo công nghệ Bao kép Lab2Pro. Đây là công nghệ chế tạo chế phẩm sinh học mới trên thế giới, giúp bổ sung tốt nhất các lợi khuẩn Probiotics và Prebiotics cho hệ tiêu hóa của trẻ.

6. Cách phòng bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ

Có rất nhiều cách để phòng bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ như:

  • Chú trọng vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi, không cho trẻ ăn những thực phẩm tái sống, hoặc thức ăn chưa được nấu kỹ. Đồng thời cần chú ý vệ sinh, khử trùng toàn bộ dụng cụ nấu ăn, uống sữa của trẻ qua nước sôi hoặc máy khử trùng.
  • Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi cần cho trẻ bú thường xuyên, đồng thời mẹ cũng cần thay đổi chế độ ăn uống để không làm ảnh hưởng đến sữa của con.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi nấu ăn, khi cho trẻ ăn và sau khi đi vệ sinh. Ngoài ra, sau khi tiếp xúc với người bệnh, với động vật hoặc tiếp xúc với các đồ vật có nguy cơ bị nhiễm khuẩn cũng nên rửa tay lại với xà phòng để tránh lây nhiễm mầm bệnh.
  • Sử dụng nguồn nước sạch, đảm bảo vệ sinh. Nếu cần thiết ba mẹ có thể sử dụng vòi lọc nước trong gia đình.
  • Vệ nhà cửa, môi trường sống xung quanh thật sạch sẽ. Không vứt rác hay xả nước thải bừa bãi ra môi trường. Bảo vệ và giữ gìn nguồn nước sinh hoạt chung. Nếu nhà có nuôi gia súc, gia cầm cần dọn dẹp phân sạch sẽ và đảm bảo chúng ở xa nơi ở.

>> Xem thêm: ThS.BS Đinh Thị Ngọc Hoa, bác sĩ chuyên khoa nhi, BV Đa khoa Xanh pôn tư vấn cách đẩy lùi bệnh tiêu chảy hiệu quả TẠI ĐÂY.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN