CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG BỆNH TIÊU CHẢY Ở TRẺ EM PHỤ HUYNH CẦN BIẾT!

Theo thống kê, trung bình mỗi trẻ dưới ba tuổi có thể bị tiêu chảy từ một đến ba lần trong một năm. Chính vì vậy, việc phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ em là điều rất quan trọng và vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bé yêu. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Vì sao trẻ hay bị tiêu chảy?

Trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ, không ít phụ huynh gặp phải tình trạng dù chăm sóc bé rất kĩ từ việc ăn uống, vệ sinh cá nhân… đến các hoạt động vui chơi nhưng bé vẫn bị tiêu chảy. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ. Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ có thể kể đến như:

  • Do nhiễm trùng đường ruột: Đây là một trong những lý do khiến trẻ bị tiêu chảy thường gặp hiện nay. Hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Những tác nhân gây bệnh này có thể xâm nhập qua đường ăn uống, sử dụng kháng sinh, nguồn nước ô nhiễm… Khi vào cơ thể, chúng sản sinh độc tố và gây hàng loạt các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi…
  • Tiêu hóa kém: Không phải bất cứ thức ăn nào đưa vào đường ruột thì hệ tiêu hóa của trẻ cũng sẽ tiếp nhận và tiêu hóa chúng. Một số trường hợp, hệ tiêu hóa của trẻ không tiết đủ men để phân giải thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng. Và tiêu chảy là triệu chứng điển hình khi cơ thể đào thải thức ăn ra ngoài.
  • Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh: Đây là tác dụng ngoài ý muốn và thường bắt đầu khoảng 5 – 10 ngày sau khi điều trị bằng kháng sinh. Nguyên nhân là do các loại thuốc này sẽ vô tình phá vỡ sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hại khuẩn phát triển quá mức sẽ gây nhiễm khuẩn đường ruột và dễ dẫn đến tiêu chảy.

Trên đây là một số lý do điển hình khiến trẻ bị tiêu chảy. Ngoài ra, trong một số trường hợp trẻ bị tiêu chảy không rõ nguyên nhân, phụ huynh cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được thăm khám cụ thể.

2. Trẻ bị tiêu chảy biểu hiện như thế nào?

  • Đi ngoài trên 3 lần trong ngày, phân lỏng, lẫn nước, mùi tanh. Có thể kèm theo máu nếu trẻ bị nhiễm trùng đường tiêu hóa.
  • Trẻ bị sốt, nôn mửa hoặc buồn nôn, không tập trung.
  • Trẻ quấy khóc, chán ăn, biếng ăn, sút cân nhanh, cơ thể suy nhược, da dẻ xanh xao do không hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng.
  • Bé có dấu hiệu mất nước và điện giải như khô môi, mắt trũng, tiểu ít…

3. Ảnh hưởng, hậu quả của bệnh tiêu chảy đối với trẻ em

Việc trẻ nhỏ bị tiêu chảy thường xuyên có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của bé. Cụ thể, bệnh tiêu chảy làm rối loạn quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, ốm, còi, chậm lớn.

Ngoài ra, hậu quả nghiêm trọng nhất khi trẻ bị tiêu chảy đó là mất nước, nhất là ở những trẻ bị tiêu chảy cấp. Tình trạng mất nước diễn ra rất nhanh, nếu không kịp thời bù nước, hoạt động của các cơ quan trong cơ thể sẽ bị rối loạn khiến bé bị sốc phản vệ, sốt cao, co giật, tim đập nhanh và có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Chính vì vậy, phụ huynh cần có biện pháp phòng ngừa bệnh cũng như xử lý kịp thời tình trạng tiêu chảy ở trẻ, tránh trường hợp kéo dài dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

4. Cách phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Để tránh tình trạng tiêu chảy và các bệnh về đường ruột làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, cha mẹ nên chú ý phòng bệnh cho trẻ ngay từ đầu.

4.1. Chú ý chế độ ăn uống của trẻ

Vi khuẩn, virus và ký sinh trùng gây bệnh có thể “cư trú” trong nước và thực phẩm mà trẻ ăn hằng ngày. Vì vậy, phụ huynh cần thực hiện chế độ “ăn chín uống sôi”, sử dụng nguồn nước sạch cũng như thực phẩm đảm bảo khi chế biến thức ăn cho trẻ.

Thực phẩm cần được nấu chín, mềm nhằm tránh vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiêu hóa, gây rối loạn và tiêu chảy ở trẻ. Không nên cho bé ăn các đồ tái sống, nhiều dầu mỡ hay các món ăn đường phố không đảm bảo vệ sinh, các loại nước ngọt, nước có ga… Tránh ăn những thực phẩm lạ mà cơ thể chưa quen.

Tích cực cho bé ăn một số loại hoa quả như đu đủ, chuối, táo… bởi chúng không chỉ cung cấp vitamin mà còn góp phần bổ sung các chất điện giải như kali cho cơ thể. Đặc biệt cha mẹ nên cho bé ăn sữa chua hoặc uống men vi sinh để bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, tăng tiêu hóa và cải thiện hấp thu tốt hơn.

Tránh cho bé vừa ăn vừa xem ti vi hoặc nói chuyện, chạy nhảy… khiến thức ăn không được nhai kĩ, gây ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn.

4.2. Giữ vệ sinh sạch sẽ

Giữ gìn vệ sinh là một trong những giải pháp giúp phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ em hiệu quả. Phụ huynh cần lưu ý một số quy tắc sau:

Phụ huynh cần chú ý vệ sinh nhà cửa, nhà vệ sinh và xung quanh không gian sống thật sạch sẽ. Cha mẹ nên tạo cho bé thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với động vật.

Khi chăm sóc bé, cha mẹ hoặc người chăm bé cần vệ sinh thân thể thường xuyên để hạn chế vi khuẩn tiếp cận và xâm nhập vào cơ thể bé.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần chú ý rửa tay bằng xà phòng khi chế biến thức ăn cho bé. Dụng cụ nấu ăn cũng cần phải vệ sinh sạch sẽ để hạn chế vi khuẩn xâm nhập.

4.3. Nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ chứa nhiều kháng thể giúp trẻ nhỏ tăng miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây tiêu chảy ở trẻ. Vì vậy, phụ huynh nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Trường hợp bé uống sữa công thức, mẹ nên chọn loại sữa không chứa đường lactose bởi nhiều trẻ không tiêu hóa được loại đường này và dẫn tới tiêu chảy. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ như núm vú, bình sữa… để hạn chế vi khuẩn xâm nhập.

4.4. Bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể từ men vi sinh chứa Probiotics và Prebiotics

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, và cách phòng tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa ở trẻ tốt nhất là cho bé uống men vi sinh hằng ngày để bổ sung lợi khuẩn, tăng cường miễn dịch chống lại vi khuẩn có hại và phòng ngừa tiêu chảy hiệu quả. Nên chọn men vi sinh có nguồn gốc từ kim chi Hàn Quốc, chứa thành phần Probiotics và Prebiotics cùng công nghệ bào chế Lab2Pro.

Trong đó, chức năng của Probiotics là tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể để bảo vệ đường ruột trước những tác nhân gây bệnh. Còn Prebiotics là những chất xơ hòa tan từ thực vật, đây chính là “thức ăn” của lợi khuẩn. Hai thành phần này kết hợp với nhau không chỉ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ổn định tiêu hóa mà còn giúp trẻ hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Hỗ trợ tiêu hóa đường lactose đối với những trường hợp bất dung hợp loại đường này, giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa do sử dụng kháng sinh, từ đó giúp trẻ ăn ngon miệng và phát triển toàn diện hơn.

4.5. Vắc xin phòng ngừa virus Rota

Một trong những nguyên nhân, virus gây ra bệnh tiêu chảy ở trẻ đó là do virus Rota. Chính vì vậy, phụ huynh cần cho trẻ tiêm phòng đầy đủ theo quy định của Bộ Y tế để ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy ở trẻ.

5. Khi nào cần đưa bé đi khám?

Phần lớn trẻ bị tiêu chảy có thể chăm sóc và ổn định ở nhà. Tuy nhiên khi thấy con có những dấu hiệu dưới đây, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến các phòng khám, bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, hạn chế biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe cũng như tính mạng của bé.

  • Bé bị tiêu chảy kéo dài trên 3 ngày mà không thuyên giảm;
  • Phân của trẻ có lẫn chất nhầy hoặc máu;
  • Bụng trẻ bị đau khi sờ vào;
  • Nôn ói nhiều, không thể ăn uống được;
  • Có dấu hiệu mất nước nặng như da nhăn, mắt trũng,…;
  • Trẻ bị tiêu chảy kèm theo sốt cao.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN