LƯU Ý ĐẶC BIỆT KHI CHĂM SÓC TRẺ BỊ TIÊU CHẢY CẤP

Tiêu chảy cấp là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ nếu không được chăm sóc đúng cách có thể khiến cho trẻ bị suy dinh dưỡng, tử vong. Do đó các bậc phụ huynh cần nắm vững một số kiến thức về căn nguyên của bệnh để có cách phòng ngừa cũng như chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp hiệu quả nhất.

1. Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp ở trẻ

1.1. Do virus

Nguyên nhân chính dẫn đến tiêu chảy cấp ở trẻ là do bị nhiễm virus, trong đó, thường gặp nhất đó là Rotavirus. Với khí hậu nhiệt đới của Việt Nam, tiêu chảy do virus Rotavirus xảy ra quanh năm và có xu hướng tăng cao vào các tháng khô và lạnh.

1.2. Do vi khuẩn và một số loại ký sinh trùng

Các ký sinh trùng giardia lamblia, cryptosporidium… và các vi khuẩn bao gồm campylobacter, salmonella, shigella và escherichia coli có trong thực phẩm bị ô thiu hoặc nguồn nước bẩn mà trẻ ăn phải làm nhiễm khuẩn đường ruột và dẫn đến tiêu chảy cấp. Ngoài ra, việc tiếp xúc, dùng chung đồ cá nhân với người bị nhiễm bệnh cũng có nguy cơ bị tiêu chảy cấp do virus lây lan.

1.3. Các yếu tố nguy cơ

Trẻ nhỏ hệ tiêu hóa còn chưa được hoàn chỉnh và non nớt nên rất nhạy cảm với các tác nhân lạ. Cùng với đó thì các bé chưa tự ý thức được việc giữ gìn vệ sinh chung của bản thân. Do vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý tránh xa các yếu tố nguy cơ khác được cho là nguyên nhân dễ gây ra tiêu chảy ở trẻ nhỏ như:

  • Vệ sinh không sạch sẽ: Trong lúc hoạt động, vui chơi trẻ có thể tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh qua đồ chơi, đồ dùng, động vật nuôi… Nếu trẻ không được vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh, hạn chế trẻ đưa tay lên miệng sẽ khiến trẻ tăng khả năng mắc phải tiêu chảy cấp.
  • Không đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ăn quá nhiều đồ có chất béo, hải sản, đồ tanh, đồ sống… sẽ khiến trẻ tăng khả năng bị lạnh bụng dẫn đến tiêu chảy.

Ngoài ra việc trẻ bị suy dinh dưỡng, mắc các bệnh lý đường ruột, không dung nạp đường lactose,… cũng là nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy cấp.

2. Có cần thiết phải cho trẻ nhập viện khi bị tiêu chảy?

Các bậc phụ huynh luôn phân vân khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp tại nhà có nên đưa trẻ đi bệnh viện ngay lập tức hay khi nào thì cần đưa trẻ đi bệnh viện?

Nếu trẻ bị tiêu chảy cấp trong vòng 1-2 ngày đầu với các triệu chứng như: nôn ói, đau bụng, có thể bị sốt, mệt mỏi cùng với các biểu hiện mất nước nhẹ, cha mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà bằng các phương pháp: bù nước và điện giải, thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, cho bé nghỉ ngơi khoa học… Sau 2-3 ngày hệ tiêu hóa của bé có thể trở lại hoạt động bình thường, tình trạng tiêu chảy sẽ giảm dần. Tuy nhiên, nếu trẻ có các triệu chứng sau thì các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời, tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra:

  • Trẻ tiêu chảy hơn 3 – 4 ngày liên tiếp không hết, số lần đi ngoài trong ngày không kiểm soát được.
  • Trẻ sốt cao trên 38.5 độ.
  • Trẻ bị tiêu chảy có độ tuổi dưới 6 tháng tuổi.
  • Phân đi ngoài kèm máu và đau bụng dữ dội.
  • Trẻ có các tình trạng mất nước nặng như: thóp trũng, không đi tiểu trong vòng 6 giờ, li bì, da mất sự đàn hồi…
  • Bé quấy khóc nhiều, không chịu ăn, ăn vào là nôn…

3. Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp tại nhà

3.1. Bù nước và điện giải cho bé

Bé bị tiêu chảy cấp sẽ dẫn tới tình trạng mất nước nghiêm trọng, do đó, việc bù nước và điện giải cho trẻ là rất cần thiết để hạn chế tình trạng mất nước, hạ đường huyết, rối loạn điện giải dẫn đến suy kiệt hôn mê. Cha mẹ có thể bù nước cho trẻ bằng cách:

  • Đối với trẻ đang bú sữa mẹ thì chỉ cần cho trẻ bú nhiều lần hơn và uống nước đun sôi.
  • Với các bé lớn thì cần cho uống thêm các loại nước canh, nước gạo rang, nước cháo loãng hoặc các loại nước trái cây như cam, nước dừa… Tránh các đồ uống có ga, nước ép chứa nhiều đường có thể làm cho bệnh tiêu chảy nặng hơn.
  • Sử dụng ORESOL để bù nước với liều lượng: Uống 50-100 ml đối với trẻ dưới 2 tuổi sau mỗi lần tiêu chảy, 100- 200 ml đối với trẻ từ 2-5 tuổi và trẻ trên 5 tuổi uống theo nhu cầu của bé sau mỗi lần đi ngoài.

3.2. Chú ý dinh dưỡng chế độ ăn của trẻ

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi còn bú mẹ: tiếp tục bú mẹ bình thường và gia tăng số lần cho bú sữa mẹ. Trong sữa mẹ có chứa những kháng thể giúp trẻ chống lại vi khuẩn gây bệnh và đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.
  • Luôn đảm bảo 4 nhóm thực phẩm cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ: chất béo, chất đạm và chất xơ. Việc ăn bổ sung chất xơ giúp tạo phân cứng và mềm lại, ngăn chặn tiêu chảy.
  • Nên bổ sung thực phẩm giàu probiotics để tăng cường các vi khuẩn có lợi cho hệ đường ruột của trẻ như sữa chua, men vi sinh hoặc các thực phẩm chức năng có chứa chất này.
  • Tránh ăn các đồ ăn hải sản, đồ tanh khiến trẻ bị lạnh bụng làm nặng tình trạng tiêu chảy.
  • Ăn thành nhiều bữa nhỏ giảm thiểu khả năng kích ứng dạ dày của trẻ khi phải tiếp nhận một lượng lớn thức ăn cùng một lúc gây nôn mửa.
  • Trẻ bị tiêu chảy thường biếng ăn do cơ thể mệt mỏi và hệ tiêu hóa kém đi nên chế biến các món ăn dưới dạng mềm dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa,… hay những loại hoa quả giàu vitamin như bông cải, chuối,… thêm kali cho trẻ.
  • Sau khi trẻ đã khỏi vẫn duy trì cho trẻ ăn thêm 1 bữa ngoài những bữa bình thường từ 2-3 tuần nữa.
  • Nên đưa trẻ đi tái khám sau 3-4 ngày điều trị tại nhà không thấy có tiến triển tốt hoặc có các triệu chứng: mất nước, sốt cao, phân kèm máu.

3.3. Giúp bé nghỉ ngơi hợp lý

Khi bé bị tiêu chảy cơ thể thường bị mất nước và dẫn tới tình trạng người mệt mỏi, thiếu sức sống. Vì vậy, cha mẹ hãy tạo điều kiện để bé được nghỉ ngơi một cách khoa học để cơ thể có thời gian hồi phục tốt nhất, hỗ trợ việc điều trị hiệu quả hơn.

4. Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp

Để con nhanh chóng phục hồi, cha mẹ hãy lưu ý một vài sai lầm cần tránh khi chăm sóc bé bị tiêu chảy cấp dưới đây:

  • Tự ý sử dụng các thuốc cầm tiêu chảy: Điều này khiến các chất độc hại bị tích tụ trong ruột không bài xuất được ra ngoài gây chướng bụng, viêm ruột, thủng ruột hoặc có thể dẫn đến tử vong.
  • Sử dụng kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ: Chỉ dùng kháng sinh trong những trường hợp tiêu chảy phân máu, tả, xét nghiệm có vi khuẩn. không sử dụng kháng sinh khi trẻ bị tiêu chảy do virus.
  • Đổi sữa liên tục cho bé: Cha mẹ chỉ đổi sữa cho trẻ khi thấy trẻ uống sữa bị đi ngoài do không dung nạp với thành phần lactose trong sữa.
  • Kiêng cữ quá mức hoặc không nấu đúng cách khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy: Nhiều bậc phụ huynh khi chăm sóc trẻ trong suốt thời gian dài sợ bé khó tiêu nên chỉ cho trẻ ăn cháo muối, cháo thịt nạc làm mất cân bằng dinh dưỡng, giảm thiểu sức đề kháng của trẻ. Trong tình huống này, cha mẹ nên cho bé ăn uống thanh đạm nhưng vẫn cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng. Đồng thời thức ăn cần được nấu ở dạng lỏng, mềm và chia thành nhiều bữa trong ngày.

Từ đó, các bậc phụ huynh cần ghi nhớ 2 điều sau khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà là cho trẻ bị tiêu chảy ăn uống đầy đủ, nhiều bữa và chỉ cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

5. Phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ

  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn cho đến ít nhất 6 tháng tuổi: Trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục đến 24 tháng tuổi là tốt nhất. Sữa mẹ có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng, chất miễn dịch và vô khuẩn nên rất an toàn và đảm bảo cho trẻ mà các loại sữa ngoài không có được.
  • Thường xuyên rửa tay cho trẻ và người chăm sóc: Tập thành thói quen rửa tay với xà phòng trong ít nhất 20 giây trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh cho trẻ. Người lớn trước khi chuẩn bị bữa ăn, sau khi xử lý thịt sống, thay tã, dọn phân, ho, hắt hơi,… cũng nên rửa tay sạch sẽ.
  • Vệ sinh môi trường tránh tạo thành ổ dịch bệnh: Trẻ chưa có ý thức tự bảo vệ bản thân mình, hay ngậm tay, ngậm đồ chơi vô tình khiến trẻ bị nhiễm khuẩn. Các bậc phụ huynh nên vệ sinh đồ chơi của các bé thường xuyên cũng như nhà cửa, bình bú của trẻ đúng cách để hạn chế việc truyền bệnh cho trẻ.
  • Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: Điều này giúp cho trẻ loại bỏ được các nguyên nhân gây bệnh từ bên ngoài. Không sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc không rõ ràng, ôi thiu, quá hạn sử dụng. Ăn thức ăn nóng và được nấu chín. Thức ăn còn dư cần phải bảo quản tốt có nắp đậy, nơi thoáng mát gió hoặc tử lạnh và không nên để đồ ăn quá lâu.
  • Bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước sạch: Nguồn nước của gia đình sử dụng phải có nắp đậy, không để nước bẩn từ bên ngoài chảy vào. Cho trẻ uống nước đã đun sôi.
  • Uống vitamin A định kỳ: Vitamin A còn giúp trẻ tăng sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Khi bị thiếu vitamin A sẽ khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng, tăng khả năng mắc các bệnh như tiêu chảy, viêm đường hô hấp,…
  • Sử dụng men vi sinh: Sử dụng men vi sinh đều đặn hàng ngày mang lại các tác dụng như: cân bằng hệ vi sinh đường ruột, diệt các vi khuẩn có hại giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh; tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ, phòng ngừa các bệnh tiêu chảy và táo bón; kích thích tiết enzyme để tiêu hóa lactose trong các trường hợp bất dung nạp đường lactose…

Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại men vi sinh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Bởi vậy cha mẹ cần thận trọng trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp dành cho con. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, các bậc phụ huynh có thể tham khảo dòng sản phẩm men vi sinh với thành phần vi khuẩn có lợi Probiotics và chất xơ hòa tan Prebiotics để giúp cân bằng nhanh hệ vi sinh đường ruột và đưa lợi khuẩn đến nơi cần thiết. Hiện nay, dòng sản phẩm men vi sinh các bác sĩ khuyên dùng thường có nguồn gốc tự nhiên từ kim chi với công nghệ bao kép Lab2Pro cho hiệu quả cao và rất an toàn đối với trẻ. Đây là công nghệ bào chế hiện đại, giúp đảm bảo tối đa các vi chất có lợi cho sức khỏe và giúp chúng dễ dàng được hấp thu vào ruột, từ đó giúp cân bằng và ổn định hệ vi sinh, thúc đẩy tiêu hóa và tăng cường hấp thu dưỡng chất, cải thiện tình trạng tiêu chảy, táo bón, rối loạn tiêu hóa rất hiệu quả.Chi tiết xem thêm sản phẩm tại đây.

Cha mẹ có thể theo dõi thêm cách đề phòng và khắc phục hiệu quả bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ từ ThS.BS Đinh Thị Ngọc Hoa, bác sĩ chuyên khoa nhi, BV Đa khoa Xanh pôn chia sẻ TẠI ĐÂY.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN