Tiêu chảy là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy, cha mẹ cần nắm vững những cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh để đối phó kịp thời khi phát hiện bé bị nhiễm bệnh.
1. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở bé sơ sinh
Hệ tiêu hóa của trẻ trong những năm tháng đầu đời còn rất yếu nên khá nhạy cảm với các thay đổi về dinh dưỡng và các tác nhân từ môi trường bên ngoài. Theo thống kê, có khoảng 30% trẻ sơ sinh gặp phải các hiện tượng đau bụng, đi ngoài, đầy hơi… Có một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh tiêu chảy:
1.1. Nhiễm trùng đường ruột
Trẻ sơ sinh bị đau bụng tiêu chảy phần lớn là do nhiễm vi khuẩn từ đồ ăn, thức uống, đồ chơi hoặc những nơi mà bé có thể chạm vào. Bên cạnh đó, quá trình chăm sóc trẻ không đảm bảo, mẹ không vệ sinh sạch đầu ti, núm vú, dụng cụ cho trẻ ăn uống… cũng có thể lây nhiễm vi khuẩn cho bé.
1.2. Không dung nạp lactose
Hiện tượng này thường gặp ở những trẻ dùng sữa ngoài. Lactose là một loại đường có trong thành phần của sữa công thức, sữa bò. Trong giai đoạn đầu đời, trẻ sơ sinh không sản xuất đủ lactase, một loại enzym cần thiết để tiêu hóa lactose thì hàm lượng lactose bị tích tụ ở ruột và có thể gây tiêu chảy.
1.3. Rối loạn tiêu hóa
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện và rất nhạy cảm với những thay đổi. Do đó, nếu bé đang bú sữa mẹ hoàn toàn lại đổi ngột chuyển sang sữa công thức có thể khiến bé bị tiêu chảy. Ngoài ra, khi mới bắt đầu ăn dặm, bé cũng dễ bị tiêu chảy do hệ tiêu hóa còn non nớt và vô cùng nhạy cảm nên chưa quen với những thực phẩm mới.
1.4. Hội chứng kém hấp thu
Tình trạng này xảy ra khi ruột không hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng trong suốt quá trình tiêu hóa. Trẻ mắc hội chứng kécácm hấp thu thường bị tiêu chảy, mệt mỏi, sụt cân, chậm lớn…
2. 12 cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh
Các chuyên gia khuyến cáo, khi trẻ bị đau bụng đi ngoài, cha mẹ không nên tự ý cho con uống các loại thuốc cầm tiêu chảy hay thuốc chống nôn. Thay vào đó, các bậc phụ huynh nên đưa bé tới các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám. Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh với liều lượng thích hợp. Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy nặng, mất nước nghiêm trọng sẽ truyền dịch tĩnh mạch.
Đối với trường hợp nhẹ thì mẹ có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản sau đây:
2.1. Chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh bằng gạo và cà rốt rang
Khi bé bị tiêu chảy, mẹ có thể lấy một nắm gạo và cà rốt thái nhỏ rang lên rồi nấu nước, thêm chút muối cho bé uống cũng có tác dụng cầm tiêu chảy rất nhanh.
2.2. Cách chữa tiêu chảy ở trẻ sơ sinh từ hồng xiêm xanh
Lấy 1 trái hồng xiêm xanh, cắt thành miếng nhỏ, phơi khô rồi đem sao vàng, bảo quản bằng túi bóng kín. Mỗi lần sử dụng vài lát hồng xiêm, sắc với 200ml nước và cho trẻ uống nước này 2 lần/ngày.
2.3. Dùng gạo lứt để chữa tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Khi thấy trẻ có dấu hiệu đau bụng, tiêu chảy thì các mẹ lấy khoảng 1 nắm gạo lứt nấu với 200ml nước cho đến khi gạo chín mềm, có thể cho thêm một chút muối. Lấy nước gạo này cho trẻ uống từ 3-5 ngày tình trạng đi ngoài sẽ thuyên giảm rõ rệt.
2.4. Mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh nhờ Gừng tươi
Gừng không chỉ là loại gia vị mà còn là vị thuốc hữu hiệu trong điều trị nhiều bệnh. Với trẻ có dấu hiệu tiêu chảy, mẹ sử dụng gừng tươi rửa sạch, nướng cho chín, bỏ vỏ ngoài và cắt gừng thành từng lát nhỏ. Sau đó, cho gừng vào cốc nước nóng và cho trẻ uống hằng ngày.
2.5. Lá mơ chữa bệnh tiêu chảy cho trẻ sơ sinh
Hái một nắm lá mơ lông rửa sạch, để ráo nước. Thái lá mơ thật nhỏ, rồi cho vào bát và đập 1 quả trứng gà, đồng thời thêm một chút muối, trộn đều. Trở đều hai mặt cho trứng và rau mơ chín đều, lấy ra cho bé ăn, thực hiện ngày 2 lần.
2.6. Cách chữa tiêu chảy dân gian cho trẻ sơ sinh bằng nụ sim và lá mơ
Với các bé tiêu chảy liên tục, kèm sốt nhẹ và đau quặn bụng, mẹ có thể đun 16g lá mơ, 8g nụ sim sắc cùng với 500ml nước còn 200ml, chia làm hai lần uống trong ngày. Uống cho tới khi hết tiêu chảy, mẹ vẫn nên tiếp tục cho bé uống khoảng 1 – 2 ngày để ổn định tỳ vị.
2.7. Mẹo hay trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh từ chuối tiêu xanh
Mẹ gọt mỏng lớp vỏ xanh bên ngoài, để lại lớp vỏ xanh bên trong (hoặc tước vỏ cũng được), xay nhuyễn trộn với cháo rồi nấu chín cho bé ăn trong khoảng 3 ngày sẽ thấy tình trạng tiêu chảy giảm bớt.
2.8. Sử dụng cỏ sữa trị tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Cỏ sữa là vị thuốc dân gian chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả. Mỗi ngày, mẹ có thể dùng khoảng 20g cỏ sữa, rửa sạch, đem giã hoặc xay nhuyễn, lọc bỏ bã lấy nước. Cho trẻ uống ngày 3 lần sau mỗi bữa ăn. Sử dụng điều đặn có thể giúp cầm tiêu chảy và giảm triệu chứng buồn nôn, chướng bụng.
2.9. Trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh bằng rau sam
Rau sam chứa chất kháng sinh tự nhiên nên có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ điều trị tiêu chảy cho bé. Bạn lấy khoảng từ 50g rau sam, đem rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cho trẻ uống liên tục trong 3-5 ngày.
2.10. Cách chữa tiêu chảy cho bé sơ sinh bằng súp cà rốt
Chất Pectin trong cà rốt có tác dụng làm lành niêm mạc ruột nhanh chóng. Mặt khác, loại củ này còn chứa muối khoáng, đặc biệt là kali có thể bù đắp được lượng chất điện giải bị mất trong quá trình tiêu chảy.
Cách làm: Mẹ lấy 100g cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng và nhỏ lửa cho tới khi cà rốt chín mềm. Sau đó vớt cà rốt ra, nghiền thật nhỏ. Cho thêm vài hạt muối, đun sôi hỗn hợp rồi cho bé uống.
2.11. Uống nước lá ổi và ăn chuối tiêu xanh xay nhuyễn trộn nấu với cháo
Khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ có thể cho con uống nước lá ổi và ăn chuối tiêu xanh xay nhuyễn trộn nấu với cháo. Thực hiện bằng cách sắc búp ổi lấy nước cho bé uống. Lưu ý, búp ổi có vị chát nên mẹ cần pha loãng và cho bé uống từng chút một để không bị sặc.
Về phần cháo, mẹ gọt bỏ lớp vỏ chuối bên ngoài, giữ lại lớp vỏ xanh bên trong. Xay nhuyễn hỗn hợp chuối và cháo trắng, đun sôi lên vài phút, đến khi chín thì bắc ra. Cho bé ăn cháo hàng ngày sẽ thấy tình trạng tiêu chảy được cải thiện rõ rệt.
2.12. Bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột của trẻ
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường bị mất lớp vi khuẩn có ích bảo vệ đường ruột. Do đó, cần phải bổ sung lợi khuẩn từ men vi sinh để bảo vệ đường ruột khỏi các tác nhân gây hại. Hiện nay, các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên cho trẻ sử dụng loại men vi sinh có nguồn gốc từ kim chi Hàn Quốc, thành phần gồm lợi khuẩn Probiotics và chất xơ Prebiotics.
Probiotics là các lợi khuẩn rất tốt cho đường ruột. Tại mỗi khu vực trên đường ruột, chúng sẽ phát huy tác dụng khác nhau như: làm giảm thời gian tiêu chảy ở trẻ em lẫn người lớn, ức chế hại khuẩn, tăng cường khả năng hấp thu, cải thiện triệu chứng tiêu chảy do sử dụng kháng sinh hay bất dung nạp lactose…
Ngoài Probiotics men vi sinh còn có chất xơ Prebiotics. Đây là nguồn thức ăn của lợi khuẩn và tạo môi trường để lợi khuẩn hoạt động có lợi cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó nên chọn men vi sinh được sản xuất bằng công nghệ bao kép Lab2Pro với hai lớp bao sẽ giúp bảo vệ vi khuẩn khỏi dịch axit dạ dày, dịch mật và đến thẳng đích cuối cùng là ruột. Chi tiết về sản phẩm xem tại đây.
3. Kinh nghiệm cho bé ăn uống khi bị tiêu chảy
Để giúp bé nhanh hồi phục, ngoài việc áp dụng các biện pháp cầm tiêu chảy, cha mẹ cần ghi nhớ một số nguyên tắc sau đây khi xây dựng chế độ ăn uống của trẻ:
- Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ: Mẹ nên tiếp cho bé bú bình thường và tăng số lần bú.
- Trẻ 6 tháng tuổi trở lên: Ngoài sữa mẹ và sữa thay thế như trên cần cho trẻ ăn thêm thức ăn giàu chất dinh dưỡng như: thịt nạc, cá nạc, trứng, sữa,… Đồng thời cho thêm một ít dầu ăn trẻ em để tăng thêm năng lượng của khẩu phần.
- Thức ăn của trẻ cần chế biến mềm, nấu kĩ, nấu loãng hơn bình thường và cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, cần chú ý cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước ép quả như: chuối, cam, xoài, đu đủ, hồng xiêm,… để tăng thêm lượng kali, vitamin C.
- Hạn chế những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thức ăn đóng hộp. Tránh xa đồ ngọt như bánh, kẹo, sữa và các loại nước có ga…
Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, vì thế, mẹ hãy ghi nhớ những cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh ở trên để đối phó kịp thời khi bé có dấu hiệu của bệnh nhé. Trong trường hợp trẻ xuất hiện một số triệu chứng như tiêu chảy kéo dài, đau bụng dữ dội, phân lẫn máu, trẻ bị nôn và không thể ăn uống, sốt cao, quấy khóc… cha mẹ nên cho bé thăm khám sớm để có phác đồ điều trị thích hợp. Cha mẹ có thể lắng nghe ThS.BS Đinh Thị Ngọc Hoa, bác sĩ chuyên khoa nhi, BV Đa khoa Xa