10 Nguyên tắc vàng giúp biếng ăn tránh xa bé yêu của mẹ

10 Quy tắc phòng tránh biếng ăn cho trẻ

Theo thống kê trên cả nước, tỷ lệ trẻ biếng ăn là 38.2%, rất biếng ăn 16.3%, biếng ăn vừa  phải là 32.6%, biếng ăn ít là 12.7% và không biếng ăn 4.5%. Những con số này cho thấy trẻ biếng ăn ngày càng phổ biến.

Trẻ biếng ăn là nỗi lo của nhiều ông bố bà mẹ

Trẻ biếng ăn có thể do cơ địa của bé, bệnh lý hoặc do tâm lý. Trong đó, tâm lý từ môi trường xung quanh, từ người nuôi dưỡng là nguyên nhân thường gặp nhất.

Biểu hiện của biếng ăn do tâm lý ở trẻ từ 1- 6 tuổi là: Một bữa ăn kéo dài hơn 30 phút, số lượng thực phẩm ăn ít hơn so với trẻ cùng tuổi và trẻ không “hợp tác” khi ăn.

10 Nguyên tắc vàng giúp biếng ăn tránh xa bé yêu của mẹ

Ảnh minh họa

Mẹ cố gắng phòng tránh biếng ăn cho trẻ ngay từ đầu

Biếng ăn nên được phòng tránh từ sớm

Biếng ăn kéo dài dễ gây ra nhiều hệ quả nguy hiểm như thiếu cân, chậm lớn, trẻ có thể bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Mặc dù vậy biếng ăn lại khá phổ biến. vậy mẹ phải làm sao để  giúp trẻ phòng tránh hiện trượng biếng ăn ở trẻ.

Sau đây là 10 nguyên tắc vàng giúp biếng ăn tránh xa bé yêu của mẹ và theo kịp tốc độ phát triển của bạn bè đồng trang lứa.

1. Tuyệt đối không cho bé xem tivi trong lúc đang ăn, cũng như không cho bé vừa ăn vừa chơi… để bé có thể tập trung vào bữa ăn của mình.

2. Hãy kiên nhẫn và dịu dàng, tránh tỏ thái độ khó chịu hay la mắng bé khi bé ăn ít hay không chịu ăn. Khi trẻ vừa ăn vừa khóc thì mẹ không nên ép trẻ ăn tiếp, thay vào đó mẹ có thể ngưng một lát, cho trẻ uống chút nước. Vì vừa ăn vừa khóc sẽ làm trẻ rối loạn điều chỉnh trạng thái mà tạo ra sự biếng ăn, ác cảm thức ăn. Do đó, cách tốt nhất là từ nhỏ không nên ép trẻ ăn.

3. Cần kiên nhẫn, bình tĩnh và nhẹ nhàng khi tập cho bé làm quen với các món ăn mới. Nhiều phụ huynh cứ chờ cho con ngán ăn mới đổi món thì trẻ đã có cảm giác chán ăn trước đó rồi. Thực tế cho thấy mẹ nên thường xuyên đổi món để bé cảm thấy hứng thú với bữa ăn hơn.

4. Đừng tiết kiệm những lời khen tặng khi bé chịu thử một món mới.

5. Khuyến khích bé tự xúc, tự gắp, tự bốc thức ăn.

6. Đừng ngại việc dọn dẹp sau mỗi lần bé tự ăn. Cha mẹ không nên vì sợ bé làm đổ cơm ra ngoài mà cấm bé tự ăn. Việc bé chơi với thức ăn, chén bát là cách để bé học tính tự lập và cảm thấy thích thú với bữa ăn hơn.

7. Nên chế biến các món ăn phù hợp với độ tuổi và sức nhai của bé. Nếu bé chưa có đủ 20 răng sữa thì không nên cho bé ăn cơm, ngược lại, đừng bắt bé phải ăn cháo xay khi bé đã có thể nhai thức ăn, vì như thế sẽ khiến bé có tâm lý chán bữa ăn và trở nên biếng ăn.

8. Việc kéo dài bữa ăn từ giờ này sang giờ khác là điều tối kỵ, vì khi đó thức ăn không còn nóng sốt mà trở nên trương sình, không còn hấp dẫn bé nữa. Do đó, phụ huynh chỉ nên giới hạn bữa ăn trong 20 – 30 phút.

9. Khi bé không cần ăn đủ theo nhu cầu, cha mẹ không nên cho bé ăn bổ sung các thức ăn ngọt như uống nước ngọt, ăn bánh ngọt… mà chỉ nên cho bé uống nước lọc để qua cơn đói cho đến bữa ăn tiếp theo. Tuyệt đối tránh cho bé ăn vặt.

10. Để giúp bé nhanh chóng bắt kịp và duy trì đà tăng trưởng, cha mẹ nên cố gắng bổ sung cho bé dinh dưỡng đầy đủ và cân đối.

Để giúp trẻ ăn uống dễ dàng, ba mẹ cần điều chỉnh cách thức chuẩn bị, chế biến và bài trí thức ăn cho phù hợp sở thích và khẩu vị của trẻ. Tùy thuộc tuổi mà chế biến thức ăn khác nhau và cố gắng tìm ra món “khoái khẩu” cho trẻ. Nếu có điều kiện thì mẹ hãy tổ chức cho trẻ ăn theo hình thức thi đua xem ai ăn nhanh hơn cùng với nhiều trẻ khác, chọn chén, bát, ly tách có hình thù ngộ nghĩnh để trẻ hứng thú với việc ăn uống hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN